KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC TRONG CÔNG TÁC CÁN BỘ

Trước bối cảnh tình hình hiện nay, Quy định 205 - QĐ/TW của Bộ chính trị được dư luận rộng rãi rất đồng tình và tin tưởng. Vì, việc kiểm soát quyền lực vừa là giá trị nhân văn của một xã hội tiến bộ, phòng chống sự tha hoá của Nhà nước và xã hội, đồng thời là để thực hiện mục tiêu XHCN chân chính, để có được một nhà nước bền vững lâu dài phục vụ nhân dân.

Song, khi Quy định này ra đời, một vài Đài Báo phương Tây và nhiều trang mạng chống phá đã đăng tải loạt bài với mục đích chính trị thiếu lành mạnh. Họ cho rằng “Bỏ độc quyền lãnh đạo mới có thể chấm dứt nạn đảng viên tha hóa”, họ hà hơi tiếp sức cho nhiều phần tử phản động lưu vong, cơ hội chính trị trong nước thể hiện quan điểm xuyên tạc rằng: Hiến pháp đã thể hiện mầm mống và bắt đầu của sự suy thoái, đó là Điều 4 khi cho phép đảng lãnh đạo độc quyền và tuyệt đối.

Ngày 23 tháng 9 năm 2019, thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định 205 - QĐ/TW về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền. Quy định có 4 phần, 15 điều, 57 mục với nhiều nội dung rất cụ thể. Quy định này là phương thức, giải pháp để kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền, là bước cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị về xây dựng Đảng.

Phần đầu quy định nêu rõ:Kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ là việc sử dụng cơ chế, biện pháp nhằm thực hiện nghiêm túc các quy định về công tác cán bộ; phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm các quy định của Đảng, Nhà nước, nhất là các hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, lạm quyền, lộng quyền hoặc không thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và những việc phải làm trên cương vị được giao trong công tác cán bộ”.

 Trong công cuộc đổi mới đặt ra rất nhiều nhiệm vụ quan trọng, nặng nề về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, quốc phòng, an ninh, đối ngoại. Những nhiệm vụ đó đòi hỏi Ðảng phải không ngừng bổ sung, phát triển Cương lĩnh, đường lối, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền và sức chiến đấu của Ðảng. Nhà nước phải hoàn thiện thể chế, pháp luật theo hướng xây dựng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hệ thống chính trị. Cán bộ, đảng viên, công chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý phải có đủ phẩm chất, đạo đức, trí tuệ, uy tín và năng lực mới có thể hoàn thành trách nhiệm và quyền hạn được giao. Thực thi quyền lực và kiểm soát quyền lực một cách đúng đắn, không chỉ phòng ngừa tiêu cực, lạm quyền trong công tác cán bộ mà còn bảo đảm cho sự lãnh đạo, quản lý vận hành có hiệu lực, hiệu quả.

Thật chí lý, khi có người ví Quyền lực như “con ngựa” bất kham, người không đủ nhân cách mà giao cho họ cầm cương thì nó sẽ tung phá, gây đổ ngã và làm chết cả người ngồi trên yên ngựa. Quyền lực là “con dao” hai lưỡi, có thể phục vụ cho đời và cũng có thể làm hại đất nước nếu rơi vào tay những kẻ bất tài, tham lam.

 Bởi vậy, trước yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, Đảng ban hành Quy định kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền là hết sức cần thiết nhằm nâng cao năng lực của Đảng cầm quyền, xây dựng Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh.

Kiểm soát quyền lực trong bối cảnh hiện này cần chú ý những vấn đề gì?

-Đối với cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo địa phương, cơ quan, đơn vị, điều thứ 6 nhấn mạnh: Không bố trí những người có quan hệ gia đình (vợ, chồng, bố, mẹ của vợ hoặc chồng, con, anh chị em ruột) cùng đảm nhiệm các chức danh có liên quan như: Bí thư, phó bí thư, trưởng ban tổ chức, chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra cùng cấp uỷ; chủ tịch Ủy ban nhân dân và người đứng đầu cơ quan nội vụ, thanh tra cùng cấp ở một địa phương; thành viên trong cùng ban cán sự đảng, đảng đoàn; người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu trong cùng địa phương, cơ quan, đơn vị.

-Đối với thành viên cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo địa phương, cơ quan, đơn vị: Chịu trách nhiệm cá nhân trong việc đề xuất nhân sự và trong việc nhận xét, đánh giá, xác nhận hồ sơ, lý lịch, các giấy tờ có liên quan của nhân sự thuộc thẩm quyền phụ trách. Với tư cách là thành viên, chịu trách nhiệm liên đới đối với từng quyết định không đúng về công tác cán bộ của tập thể lãnh đạo, trừ trường hợp đã có ý kiến không đồng ý trong quá trình thực hiện quy trình công tác cán bộ và báo cáo cấp có thẩm quyền bằng văn bản (hoặc ý kiến đã được ghi nhận trong biên bản cuộc họp).

Trong 5 điều nghiêm cấm, điều thứ 3 ghi rõ: Để người khác, nhất là vợ, chồng, bố, mẹ, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, anh chị em ruột lợi dụng chức vụ, quyền hạn, uy tín của mình để thao túng, can thiệp công tác cán bộ.

Ngoài ra, các cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo địa phương, cơ quan, đơn vị còn phải Chỉ đạo thực hiện nghiêm nguyên tắc, quy định, quy chế, quy trình về công tác cán bộ. Công khai, minh bạch các nội dung về công tác cán bộ cho các đối tượng có liên quan theo quy định. Chỉ đạo chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nhân sự và cung cấp cho các thành viên liên quan theo quy chế làm việc của cấp uỷ, tổ chức, cơ quan, đơn vị hoặc quy định của cấp có thẩm quyền. Sau khi có chủ trương của cấp có thẩm quyền, chỉ đạo thực hiện quy trình nhân sự đúng thời gian quy định.

-Đối với người đứng đầu các cơ quan, đơn vị được giao thực hiện công tác cán bộ ở các cấp phải: thường xuyên kiểm tra, giám sát đối với cán bộ được giao làm công tác cán bộ thuộc cơ quan, đơn vị mình. Kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh đối với các hành vi vi phạm các quy định của Đảng, Nhà nước về công tác cán bộ và Quy định này.

-Đối với cán bộ tham mưu, đề xuất, điều đầu tiên là cần: Nắm vững, thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các nguyên tắc, quy định của Đảng, Nhà nước về công tác cán bộ; tình hình và yêu cầu về cán bộ ở địa bàn, lĩnh vực được phân công theo dõi. Bảo đảm khách quan, công tâm, trung thực, chính xác, thận trọng, chặt chẽ trong tham mưu về công tác cán bộ. Đồng thời chịu trách nhiệm về đề xuất của mình và tính chính xác, kịp thời của hồ sơ nhân sự. Báo cáo bằng văn bản với cấp có thẩm quyền về nhân sự và phương án nhân sự thuộc địa bàn được phân công theo dõi. Mặt khác nghiêm cấm các hành vi gây nhũng nhiễu, gây khó khăn, phiền hà, kéo dài thời gian, đặt điều kiện đối với nhân sự và cơ quan trình nhân sự…

Quy định còn nêu cụ thể 6 hành vi chạy chức, chạy quyền cần phải chống, trong đó có việc: Lợi dụng các mối quan hệ thân quen hoặc sử dụng lợi thế, vị trí công tác, uy tín của người khác để tác động, tranh thủ, gây sức ép với người có thẩm quyền, trách nhiệm trong việc giới thiệu, bổ nhiệm mình hoặc người khác, "cánh hẩu" vào vị trí, chức vụ theo ý đồ cá nhân hoặc một nhóm người.

Trước bối cảnh tình hình hiện nay, Quy định 205 - QĐ/TW của Bộ chính trị được dư luận rộng rãi rất đồng tình và tin tưởng. Vì, việc kiểm soát quyền lực vừa là giá trị nhân văn của một xã hội tiến bộ, phòng chống sự tha hoá của Nhà nước và xã hội, đồng thời là để thực hiện mục tiêu XHCN chân chính, để có được một nhà nước bền vững lâu dài phục vụ nhân dân.

Song, khi Quy định này ra đời, một vài Đài Báo phương Tây và nhiều trang mạng chống phá đã đăng tải loạt bài với mục đích chính trị thiếu lành mạnh. Họ cho rằng “Bỏ độc quyền lãnh đạo mới có thể chấm dứt nạn đảng viên tha hóa”, họ hà hơi tiếp sức cho nhiều phần tử phản động lưu vong, cơ hội chính trị trong nước thể hiện quan điểm xuyên tạc rằng: Hiến pháp đã thể hiện mầm mống và bắt đầu của sự suy thoái, đó là Điều 4 khi cho phép đảng lãnh đạo độc quyền và tuyệt đối.

Điều họ quy kết có thật khách không? Khi nghiên cứu về vấn đề kiểm soát quyền lực có thể thấy, mặc dù còn có nhiều quan điểm khác nhau về phương pháp, cách thức, tính chất được quy định trong hệ thống pháp luật của các quốc gia, nhưng nhiều học giả quốc tế và trong nước đều thống nhất cho rằng kiểm soát quyền lực nhà nước đóng vai trò quan trọng và là tất yếu. Không quốc gia nào có thể phát triển nhanh, ổn định và bền vững nếu quyền lực nhà nước không được kiểm soát và đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Tuy nhiên, trên thực tế, tình trạng lạm quyền, tha hóa quyền lực vẫn luôn tiềm ẩn và thường xuyên xảy ra ở bất kỳ quốc gia nào cho dù thể chế chính trị có khác nhau

Ở Việt Nam, điều kiện lịch sử, văn hóa, chính trị, xã hội và thực tiễn lịch sử dân tộc, con đường cách mạng vô sản, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là sự lựa chọn của lịch sử, của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của dân tộc Việt Nam. Đây là con đường cách mạng chân chính, tiến bộ, phù hợp với quy luật phát triển khách quan, đáp ứng được yêu cầu mong mỏi của nhân dân.

 Kích động, thúc đẩy từ bỏ con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa, hướng lái theo con đường tư bản chủ nghĩa, theo hướng đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, “xã hội dân sự” ở Việt Nam là toan tính trong âm mưu của các thế lục thù địch, họ muốn tạo cớ diễn biến tình hình chính trị ở nước ta, cố tình xuyên tạc công tác cán bộ theo kiểu “tung hỏa mù”,  để tạo ra nhận thức sai lệch trước thềm Đại hội XIII của Đảng.

Đây là âm mưu diễn biến hòa bình tạo ra sự hoang mang, dao động, làm suy giảm niềm tin của nhân dân vào thể chế chính trị, vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống trong nội bộ. Cán bộ, đảng viên, nhân dân cần tỉnh táo, cảnh giác, đấu tranh làm thất bại âm mưu nguy hiểm này.

                                                   THUẬN HOÁ