BÀN VỀ NHẬN ĐỊNH CỦA ĐÀI RFA: “MỌI TÔN GIÁO CHỈ CÓ THỂ HOẠT ĐỘNG VỚI VAI TRÒ MỘT TỔ CHỨC NGOẠI VI CỦA ĐẢNG”

Nếu chúng ta coi tổ chức tôn giáo mang tính chính trị thì chắc chắn tổ chức tôn giáo đó phải có sự sắp xếp đường hướng, tôn chỉ, nhân sự theo ý hướng của tổ chức chính trị đó. Đâu đó ở trên thế giới các tổ chức tôn giáo lấn sâu vào hoạt động chính trị, thậm chí được coi là Quốc giáo (như Iran, Philipine, Indonexia, Thái Lan).

Áy vậ mà RFA lạ có thể viết rằng : “Ai cũng biết rằng dưới chính quyền nhà sản thì mọi tôn giáo chỉ có thể hoạt động với vai trò một tổ chức ngoại vi của Đảng. Về danh nghĩa là Giáo Hội quốc doanh trực thuộc Mặt Trận Tổ Quốc, về mặt nhà nước có Ban Tôn Giáo quản lý nhưng quyền lực giám sát trực tiếp là cơ quan an ninh tôn giáo. Những chùa không gia nhập giáo hội sẽ bị san bằng như chùa Liên Trì ở Thủ Thiêm, Thầy Thích Không Tánh và bao Hòa Thượng, Thượng tọa, cao tăng của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất không gia nhập giáo hội quốc doanh đã bị tù đày như Hòa Thượng Huyền Quang, Quảng Độ. Gần đây nhất là cụ ông Lê Tùng Vân chỉ vì tu tại gia, không đăng ký với giáo hội quốc doanh mà bị hàm oan, bị kết án oan về những nguyên cớ không đâu.

Nếu không thuộc giáo hội quốc doanh, không có sự lãnh đạo tài tình của Đảng, Ba Vàng không có cục đất chọi chim chứ đừng mơ chuyện đạt nhiều kỷ lục về chùa to nhà rộng và tự tung tự tác vẽ chuyện thu tiền”.

Ở Việt Nam tổ chức tôn giáo có lịch sử phát triển thăng trầm qua nhiều giai đoạn lịch sử, tùy vào bối cảnh chính trị mới thấy được giá trị đóng góp của tôn giáo vào dòng chảy của lịch sử.

Chẳng hạn như Công giáo trước đây, thời kỳ nhà Nguyễn sử dụng chính sách tàn sát đạo, ngăn cấm Công giáo phát triển vì những quan ngại chính trị. Thế nhưng trải qua hàng thế kỷ khi dấn thân sâu vào đời sống xã hội chính đạo Công giáo đã có những đóng góp to lớn vào kho tàng văn hóa dân gian của Việt Nam.

Còn đối với Phật giáo, tôn giáo lớn nhất, có tầm ảnh hưởng nhất ở Việt Nam không chỉ với văn hóa mà còn liên quan đến nhiều yếu tố khác trong xã hội, Phật giáo cũng như những tôn giáo khác đều có vị thế riêng đối với từng địa bàn đứng chân.

Việc nhận định rằng các tổ chức tôn giáo là “một tổ chức ngoại vi của Đảng” mang tính áp đặt giá trị cho từng tôn giáo, cố tình đưa lại cho tổ chức tôn giáo mang tính chính trị trong hoạt động của mình.

Thậm chí tính Đảng mà đài RFA nói ở đây là đảng phái nào (ám chỉ Đảng cộng sản Việt Namchăng?), vậy thử hỏi xem đài RFA hoạt động mang tính đảng của tổ chức nào? (Việt Tân hay Chính phủ Việt Nam lâm thời, đảng Vì Dân... vân vân và mây mây).

Mỗi tín đồ tôn giáo trong nước sẽ có sự chiêm nghiệm và nhìn nhận trao đổi về vấn đề này.