"GIẢI THƯỞNG NHÂN QUYỀN - ÂM MƯU CỦA TỔ CHỨC "MẠNG LƯỚI NHÂN QUYỀN VIỆT NAM"

Cuối tháng 11/2022, tổ chức "Mạng lưới nhân quyền Việt Nam" lại công bố "Giải thưởng nhân quyền năm 2002" được trao cho tên tội phạm chính trị Nguyễn Tường Thụy. Ngay sau khi thông tin được công bố, các trang "Việt Tân", RFA, RFI… liên tục thổi phồng, ca ngợi về hoạt động chống đối chính trị của Nguyễn Tường Thụy, kêu gọi chính giới các nước can thiệp, yêu cầu chính phủ Việt Nam trả tự do vô điều kiện cho Nguyễn Tường Thụy.

Bản chất của cái gọi là "giải thưởng nhân quyền" được xem như bình phong phục vụ cho ý đồ chống phá. Hằng năm, tổ chức Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam lựa chọn một số đối tượng mà họ gọi là “hoạt động nhân quyền” ở Việt Nam để “vinh danh”, thực chất đây là những đối tượng có hoạt động vi phạm pháp luật, phạm tội, đã bị cơ quan chức năng xử lý với mục đích “khuyến khích, ủng hộ và đấu tranh dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam”. Tính từ khi thành lập (1997) đến nay, “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam” đã “vinh danh” để trao thưởng bằng tiền và hiện vật cho hơn 5 tổ chức “đình đám” là Bán nguyệt san Tự Do Ngôn Luận của Khối 8406, Dòng Chúa cứu thế, Mạng lưới Blogger Việt Nam, Hội Anh em dân chủ và Hội Nhà báo độc lập và những cá nhân nhận giải thưởng đều là những “thủ lĩnh”, “cốt cán”, “ngọn cờ” của cái gọi là “phong trào dân chủ Việt Nam” qua mỗi năm, mỗi thời kỳ …., trong đó phải kể đến các đối tượng có hành vi phạm tội, đã bị toà án xét xử, đã hoặc đang chấp hành án tại Việt Nam như: Nguyễn Văn Hải (blogger Điếu cày), Nguyễn Chính Kết, Trần Khải Thanh Thủy, Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Cù Huy Hà Vũ, Tạ Phong Tần, Phạm Thị Đoan Trang và năm nay là đối tượng Nguyễn Tường Thụy… Những đối tượng này đều đã bị tòa án tuyên các bản án khác nhau về hành vi phạm tội, quy định tại Bộ luật Hình sự.

Nguyễn Tường Thụy được biết đến như một nhà “dân chủ” có tiếng ở Hà Nội với hoạt động nổi bật nhất là hoạt động tuyên truyền chống Nhà nước. Năm 2014, Nguyễn Tường Thụy và Phạm Chí Dũng cùng 39 đối tượng khác ra tuyên bố thành lập tổ chức "Hội nhà báo độc lập Việt Nam" với nội dung “Tuyên bố thành lập Hội Nhà báo độc lập Việt Nam” nêu rõ mục đích hoạt động của hội là “đấu tranh làm thay đổi thể chế chính trị Việt Nam hiện nay”. Sau khi thành lập tổ chức, Nguyễn Tường Thụy thường xuyên đăng tải một số bài viết, thông tin với nội dung xuyên tạc bịa đặt không đúng sự thật về đường lối, chủ trương của đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đồng thời, Thụy thường xuyên cộng tác, viết bài, trả lời phỏng vấn với một số cơ quan truyền thông đại chúng thù địch Nhà nước Việt Nam, tham gia các cuộc biểu tình, gây rối trái pháp luật, có mối liên hệ mật thiết với các tổ chức, cá nhân chống phá Nhà nước Việt Nam cả trong và ngoài nước. Ngày 18/5/2020, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hồ Chí Minh đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét đối với Nguyễn Tường Thụy về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, quy định tại Điều 117, Bộ luật Hình sự.

Thông qua cái gọi là “giải thưởng nhân quyền”, "Mạng lưới nhân quyền Việt Nam" kêu gọi các tổ chức quốc tế, tổ chức nhân quyền, dân biểu một số nước lên tiếng gây sức ép với Việt Nam, lấy cớ vu cáo Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền; hạ uy tín của Việt Nam, từ đó tìm cách can thiệp vào công việc nội bộ của nước ta, đồng thời ca ngợi, cổ súy cho hành vi sai trái của các đối tượng chống phá ở trong nước, tạo ra sự tin tưởng, an tâm cho chính những người thân trong gia đình bị cáo rằng “cứ chống đối sẽ không bị bỏ rơi”! Lợi dụng các hoạt động "vinh danh", "trao giải thưởng", các thế lực thù địch hy vọng sẽ tiếp sức cho các đối tượng đang chấp hành án tiếp tục ngoan cố chống đối. Một mặt, việc rêu rao giải thưởng, các thế lực xấu cũng tranh thủ sự quan tâm trong xã hội để nêu lên quan điểm cá nhân, tận dụng sự chú ý của dư luận để chống phá, tạo sự mất ổn định, gây khó khăn cho sự phát triển xã hội. Ca ngợi những cái phi lý, cổ suý hành vi phạm tội bởi các đối tượng nghĩ rằng, đó sẽ là yêu sách gây áp lực với chính quyền.

Thực tế, việc trao các loại “giải thưởng nhân quyền” cho Nguyễn Tường Thụy và một số đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật, phạm tội được nêu trên chính là một thủ đoạn, một yếu tố kịch bản trong chiến lược “diễn biến hoà bình” nhằm xuyên tạc tình hình "tự do, dân chủ, nhân quyền" tại Việt Nam, diễn ra thường niên. Tuy nhiên, cũng có ý kiến trào phúng rằng ngoài lễ thôi nôi, lễ cưới và lễ tang mỗi cá nhân không thể thưởng thức ra, những "nhà hoạt động chính trị" còn có "lễ trao giải thưởng nhân quyền" không thể thưởng thức trọn vẹn do đang thi hành án phạt tù. Chẳng qua họ cũng chỉ là những con tốt thí cho những âm mưu chính trị của các tổ chức phản động nước ngoài.

TRÍ NGUYỄN