Hội họa Huế 'chạm' vào áo dài truyền thống

Lần đầu tiên hội họa đất cố đô được thăng hoa trên những chiếc áo dài truyền thống trong đêm lễ hội áo dài với chủ đề Hội họa Huế và áo dài diễn ra vào tối 30.4 bên chân cầu Trường Tiền (TP.Huế).

Không ít khán giả đến với lễ hội áo dài và cũng là lần đầu tiên chiêm ngưỡng những tác phẩm theo “cách riêng” trên những chiếc áo dài truyền thống của các danh họa như cố họa sĩ Tôn Thất Đào, Bửu Chỉ, Đinh Cường, Võ Xuân Huy và các họa sĩ xứ Huế như Trương Bé, Đặng Mậu Tựu, Công Huyền Tôn Nữ Tuyết Mai, Phan Thanh Bình, Nguyễn Thiện Đức, Lê Văn Nhường, Lê Đức Hải, Lê Ngọc Thanh, Đặng Mậu Triết, Nguyễn Đình Dàng, Lê Phan Quốc, Phạm Trinh, Nguyễn Văn Tuyên, Nguyễn Đăng Sơn.

Chương trình lễ hội áo dài cũng là một trong những chương trình “đinh” của Festival Nghề truyền thống Huế 2017 nhằm tôn vinh những giá trị tinh hoa của nghề Việt.

Hội họa Huế 'chạm' vào áo dài truyền thống - ảnh 1

Phần khai diễn bên cây cầu Trường Tiền lịch sử trên nền nhạc Ngày xưa Hoàng thị

Trong bối cảnh có nhiều tranh cãi về chiếc áo dài truyền thống trong thời gian gần đây thì những bộ sưu tập trình diễn trong đêm hội nói trên từ 16 nhà thiết kế Quang Huy, Chu La, Vũ Việt Hà, Hiền Đặng, Ngọc Hân, Thanh Thúy, Duy Nguyễn, Vũ Trần Đức Hải, Nhi Hoàng, Quang Tân, Xuân Hảo, Đỗ Trịnh Hoài Nam, Viết Bảo, Khánh Shyna, Hữu Là La, Minh Hạnh có thể là câu trả lời thuyết phục.

Nền nã mà sang trọng, quyến rũ nhưng kín đáo, thăng hoa nhưng thực tế… là những từ được khán giả nhận xét khi nói về các bộ sưu tập. Trên nền nhạc đậm chất trữ tình, dân ca như Ngày xưa Hoàng thị (nhạc Phạm Duy - thơ Phạm Thiên Thư), Mùa xuân đầu tiên (Văn Cao), Biết đâu nguồn cội - Dấu chân địa đàng(Trịnh Công Sơn), Ca dao em và tôi (Thuận Yến), Quê hương tuổi thơ tôi (Từ Huy)… càng làm cho những tà ào dài có nhiều cung bậc cảm xúc và dễ chạm đến tâm hồn người xem hơn.

Trả lời báo chí, nhà thiết kế Minh Hạnh, Tổng đạo diễn chương trình Hội họa Huế và áo dài nói rằng bà ở nước ngoài thấy không ít trang phục như áo, khăn vẫn in những bức tranh của các họa sĩ nước mình và bà cũng muốn “chạm” vào hội họa Huế để chiếc áo dài truyền thống thăng hoa. Ngược lại thông qua sản phẩm gián tiếp là những chiếc áo dài, sự sáng tạo và giá trị các tác phẩm hội họa thêm lan tỏa hơn.

Dưới đây là hình ảnh về những bộ sưu tập trình diễn trong đêm hội

Hội họa Huế 'chạm' vào áo dài truyền thống - ảnh 2

 Bộ sưu tập nhà thiết kế Hiền Đặng trên nền tranh cố họa sĩ Tôn Tất Đào

Hội họa Huế 'chạm' vào áo dài truyền thống - ảnh 3

Bộ sưu tập nhà thiết kế Quang Huy trên tranh họa sĩ Đặng Mậu Tựu

Hội họa Huế 'chạm' vào áo dài truyền thống - ảnh 4

Các bộ sưu tập bay bổng hơn với phần điểm tô của “rừng” hoa cúc vàng

Hội họa Huế 'chạm' vào áo dài truyền thống - ảnh 5

 Những giá trị hội họa Huế được tôn vinh thêm

Hội họa Huế 'chạm' vào áo dài truyền thống - ảnh 6

Tranh họa sĩ Nguyễn Văn Tuyên trong bộ sưu tập áo dài nhà thiết kế Vũ Việt Hà

Hội họa Huế 'chạm' vào áo dài truyền thống - ảnh 7

Tranh anh em họa sĩ song sinh Lê Ngọc Thanh, Lê Đức Hải trong bộ sưu tập áo dài nhà thiết kế Nhi Hoàng

Hội họa Huế 'chạm' vào áo dài truyền thống - ảnh 8

 Tranh họa sĩ Nguyễn Đăng Sơn trên bộ sưu tập áo dài nhà thiết kế Khánh Shyna

Hội họa Huế 'chạm' vào áo dài truyền thống - ảnh 9

Thăng hoa với áo dài truyền thống

Hội họa Huế 'chạm' vào áo dài truyền thống - ảnh 10

Tranh họa sĩ Đặng Mậu Triết trong bộ sưu tập áo dài nhà thiết kế Vũ Trần Đức Hải

Hội họa Huế 'chạm' vào áo dài truyền thống - ảnh 11

Tranh họa sĩ Lê Phan Quốc trên bộ sưu tập ái dài nhà thiết kế Quang Tân

Hội họa Huế 'chạm' vào áo dài truyền thống - ảnh 12

Cựu nữ sinh Đồng Khánh biểu diễn bộ sư tập của nhà thiết kế Minh Hạnh trên nền tranh cố họa sĩ Đinh Cường

Hội họa Huế 'chạm' vào áo dài truyền thống - ảnh 13

Hoa hậu Ngọc Hân và Á hậu 1 Ngô Thanh Thanh Tú cùng các người mẫu có một đêm diễn thăng hoa

Hội họa Huế 'chạm' vào áo dài truyền thống - ảnh 14

Màn chào khán giả của các họa sĩ và nhà thiết kế, đội ngũ người mẫu khép lại chương trình Hội họa Huế và áo dài đêm 30.4

Theo Đình Toàn/ Thanh Niên