Thư gửi Giáo hội Công giáo

Kính gửi Giáo hội Công giáo!

Nói đến những vị như: Giám mục Hoàng Đức Oanh, Ngô Quang Kiệt, linh mục Nguyễn Văn Lý, Phan Văn Lợi, phóng viên Ana Huyền Trang chẳng ai xa lạ gì. Chính những vị này là những người tham vọng cá nhân, vì lợi ích nhóm đã móc nối với tổ chức, cá nhân phản động trong và ngoài nước để có những hoạt động trái với trách nhiệm của người mục tử,  gây bất ổn tình hình an ninh trật tự, gây xáo trộn đời sống của bà con giáo dân và cho xã hội, gây bức xúc dư luận.

Từ khi được làm bề trên Đan viện Thiên An, linh mục Nguyễn Huyền Đức – Bề trên Đan viện Thiên An Huế lại thỉnh cầu, kết nối những vị này để được tư vấn về đường lối hoạt động mất ổn định chính trị nhằm xuyên tạc sự thật gây phức tạp về tình hình chính trị tại xã Thủy Bằng, Hương Thủy, Thừa Thiên Huế  vốn lâu nay rất bình yên, như:

Để hâm nóng Thiên An, linh mục Đức cung cấp thông tin sai sự thật để các vị này đưa tin xuyên tạc, bôi nhọ Chính quyền qua các phương tiện thông tin, tạo tâm lý hoài nghi trong quần chúng nhân dân, mục đích phá rối trị an, chia rẻ khối đại đoàn kết dân tộc.

Kính thưa Giáo hội, Đức Giêsu thừa nhận tính hợp pháp của chính trị và Người cũng xác định những giới hạn của nó: “Hãy trả cho César những gì thuộc César, và trả cho Thiên Chúa những gì thuộc Thiên Chúa” (Mc 8, 15). Người kêu gọi hãy phân biệt quyền bính chính trị với một thứ quyền lực khác, một lề luật khác, đó là lề luật của Thiên Chúa, một lề luật được khắc ghi trong cung lòng, có nhiệm vụ khai sáng các lương tâm.
Không ai khác chính Thánh Phaolô đã khuyên nhủ các tín hữu Rôma cũng với tâm tình này :“Cần phải phục tùng các chính quyền, không những vì sợ bị phạt, mà còn vì lương tâm.” (Rm 13, 5) (Giống Đức Giêsu, thánh Phaolô tôn trọng những quyền hành được thiết định).
Huấn thị Bộ Truyền giáo gửi cho các Ðấng Bản Quyền tại Việt Nam năm 1659 có đoạn “...Hãy giảng cho tín hữu bổn phận trung thành với Nhà Nước, dù các vị cầm quyền là những người khó khăn. Ở chỗ riêng tư cũng như ở nơi công cộng, đừng chỉ trích việc làm các nhà cầm quyền, ngay cả những vị đang bắt bớ anh em....” (Số 11/III). 
Đã là một Bề trên một Đan viện chắc hẳn Bề trên này hiểu hơn ai hết về việc làm này chứ, Đức Giêsu không bao giờ thừa nhận có sứ mạng chính trị. Người đã chối từ khi người ta có ý định chân nhận Người như là một vị Ngôn sứ. Một vị Vua (Ga 6, 14 – 15). Đức Giêsu không muốn lãnh đạo đất nước, cũng không muốn đứng đầu các phong trào giải phóng, hay khôi phục lại đất nước Israel. Người đã trả lời quan Tổng trấn Philatô : “Nước tôi không thuộc về thế gian này.”(Ga 18, 36). Bởi đó, cần phân biệt trật tự, phạm vi nào thuộc chính trị còn trật tự, phạm vi nào thuộc tôn giáo.

Thật sự nếu Bề trên Nguyễn Huyền Đức không phân biệt được phạm vị này, kính mong Giáo hội hội chỉ cho linh mục Đức được rõ, đừng để linh mục Đức ngày càng lún xâu vào con đường Chính trị.
                                                                                     HTN, tháng 1/2018