TÀU CHIẾN INDONESIA BẮT TÀU CÁ VIỆT NAM – THỪA NƯỚC ĐỤC THẢ CÂU, QUÁ ĐÁNG QUÁ THỂ

Theo tin mới nhận, trong khi tình hình ở Đá Ba Đầu rất phức tạp thì lại tiếp tục có 01 đối tượng khác có các hành động gây rối trên Biển Đông. Không ai xa lạ, đó chính là Indonesia, một quốc gia cùng khu vực ĐÔng Nam Á với Việt Nam. Cụ thể, sáng ngày 18/3, tàu cá mang số hiệu BV4419TS của ngư dân Bà Rịa Vũng Tàu và tàu thu mua hải sản BL93333TS của ngư dân Bạc Liêu đã bị tàu 8001 của Indonesia bắt giữ. Điều đáng nói, các tàu cá Việt Nam đang hoạt động ở tọa độ 6047’37 vĩ độ Bắc – 109033’41 kinh độ Đông, nằm trọn vẹn trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam.

Theo lời kể của chị Trần Thị Bích Liên, vợ thuyền trưởng tàu BV4419TS, sáng ngày 18/3, chị và chồng là ông Trần Hùng Dũng vẫn liên lạc bình thường. Đến 8h sáng, chị nhận được tin báo là tàu đang bị tàu công vụ Indonesia cặp mạn. Sau khi phát hiện tàu Indonesia, 2 tàu cá Việt Nam đã bật hết công suất chạy sâu vào vùng biển chủ quyền. Tuy nhiên, tàu Indo đã thả 2 xuồng cao tốc đuổi theo và sau 10 phút đã tiếp cận được 2 tàu Việt Nam. Sau khi lên được tàu cá Việt Nam, Indo đã tắt định vị, rút hộp đen tàu cá Việt Nam rồi lại dắt về cảng của họ. Đến chiều cùng ngày, định vị của 2 tàu cá đã được bật trở lại, lúc này nó đã nằm hoàn toàn trên vùng biển của Indonesia. Căn cứ vào số hiệu, có thể xác định được thủ phạm bắt giữ các tàu cá Việt Nam là tàu KB 8001 Tàu tuần tra xa bờ của Hải quân Indonesia. Tàu này cỡ 600 đến 700 tấn, có chiều dài 61 mét, rộng 9,9 mét, tốc độ tối đa 22,5 hải lý/h, tầm hoạt động tối đa 4500 hải lý, thủy thủ đoàn là 48 người.Có thể nói, đây là 1 hành động bẩn thỉu của Hải quân Indonesia, cắn trộm Việt Nam. Theo giới phân tích, mục tiêu sau cùng của hành động này được cho là nhằm đe dọa ngư dân Việt Nam, ngăn ngư dân ta vươn khơi bám biển, biến vùng biển Việt Nam thành vùng biển tranh chấp.

Nhân tiện, cũng chia sẻ thêm về vấn đề phân định biên giới biển Việt Nam – Indonesia, mọi việc cũng hết sức phức tạp, dai dẳng, không hề đơn giản: Từ cuối những năm 1960, Indonesia đưa ra tuyên bố về nguyên tắc phân định biển của họ và tiến hành đàm phán với chính quyền Sài Gòn nhưng không thành công. Đến năm 1978, Indonesia tiếp tục nối lại đàm phán đường phân định biên giới biển với nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Dựa trên những điều kiện tự nhiên thực tế, sau 25 năm đàm phán, vào năm 2003, chính phủ 2 nước Việt Nam Indonesia đã ký kết hiệp định phân định ranh giới thềm lục địa tại vùng biển chồng lấn. Hiệp định này đã có hiệu lực từ ngày 29/5/2007, tuy nhiên, sau khi hiệp định có hiệu lực, Indonesia lại lật lọng. Họ cho rằng hiệp định này là sự bất lợi cho họ, đường phân định ranh giới nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia. Vì vậy, vào năm 2009, Indonesia đã công bố 1 tấm bản đồ mới về vùng biển của họ trong đó có ranh giới nằm ngoài đường phân định đã ký kết với Việt Nam năm 2003. Tất nhiên, bên ta không báo giờ thừa nhận thứ mà họ tự đặt ra không thông qua thỏa thuận. Và từ đó đến nay, Indonesia thường xuyên vượt qua đường ranh giới được phân định vào năm 2003, tiến vào vùng biển Việt Nam bắt giữ tàu cá. Nhưng bẩn thỉu ở chỗ, họ đem tàu chiến hà hiếp ngư dân thấp cổ bé họng, chơi cái trò bẩn và hèn hơn cả Trung Quốc: Xông vào vùng biển của ta, bắt tàu cá, tắt định vị, kéo vào vùng biển của họ, sau đó lại bật lại định vị lên nhằm tạo bằng chứng giả vu vạ cho người dân Việt Nam đánh cá trộm, thậm chí đòi lại tiền chuộc.

Khác với Trung Quốc đã có tiếng là hung hăng và ngang ngược trên biển Đông, nhưng giữa Việt Nam và Trung Quốc là 1 thế trận tay đôi đối đầu trực tiếp bằng những lực lượng có chức năng tương đương. Và lưu ý, các tàu chiến của Hải quân Trung Quốc hiếm khi ra mặt, húc tàu cá Việt Nam. Thay vào đó, họ dùng lực lượng chấp pháp biển, tất nhiên, đó là mưu đồ thâm hiểm. Còn với Indonesia, quốc gia có lực lượng hải quân mạnh nhất khu vực nhưng lực lượng cảnh sát biển lại yếu kém. Cho nên, không thể nào đối đầu trực tiếp với cảnh sát biển và kiểm ngư Việt Nam, vốn là cực kỳ gan dạ và máu mặt. Những hành động bắt bớ trái phép ngư dân trái phép cũng xuất phát từ sự lén lút, chỉ dám đánh lén, cắn trộm chứ chẳng dám trực tiếp, mặt đối mặt. Trên thực địa, các lực lượng của Indonesia chỉ lò dò tìm các tàu cá đi lẻ để bắt giữ còn ngay khi phát hiện tàu chấp pháp Việt Nam thì lập tức tăng tốc bỏ trốn. Đứng trước tình trạng này, cảnh sát biển, kiểm ngư Việt Nam đã có hành động quyết liệt, tung nhiều tàu tuần tra, túc trực tại các tuyến trọng điểm trên tuyến phân định vùng biển Việt Nam – Indonesia. Một mặt là để ngăn chặn ngư dân vượt sang nước bạn đánh bắt cá trái phép, một mặt là đề phòng Indonesia vượt qua ranh giới bắt giữ trái phép tàu của ta. Lưu ý một chút, cũng có trường hợp cái sai ở ngư dân ta khi chỉ vì cái lợi trước mắt mà tiến vào vùng biển của Indonesia, có lẽ vì thế mà Indonesia thường xuyên dùng trò vu cáo người dân ta vượt vùng biển của họ. Nhiều trường hợp, ngay khi phát hiện tàu cá của ta bị bắt giữ trái phép, tàu công vụ của Việt Nam đã truy đuổi quyết liệt, xông sang vùng biển đối phương để gây áp lực, buộc thả người. Ví dụ, hồi tháng 4/2019, tàu săn ngầm Indonesia đã xâm phạm vùng biển Việt Nam, bắt giữ trái phép tàu cá của ngư dân ta. Rất may, tàu kiểm ngư số hiệu KN-213 xuất hiện gần đó nhanh chóng tăng tốc giải cứu tàu cá. Đồng thời, để cảnh cáo nước láng giềng bẩn tính, tàu kiểm ngư của ta đã tông thẳng vào mạn trái chiến hạm Indonesia. Sau vụ việc này, Indonesia chỉ phản ứng yếu ớt rồi nhanh chóng ngậm mồm. Dẫu vậy, biển cả là rất rộng lớn và mênh mông, gần 200 tàu kiểm ngư và cảnh sát biển là chưa đủ để bao quát toàn bộ. Đó là còn chưa nói đến ta còn phải canh chừng Trung Quốc, đâu chỉ để đối phó với mỗi Indonesia. Chỉ riêng vụ 3 đầu thôi, một lực lượng lớn đã phải huy động cụm sinh tồn rồi, mà vùng biển xa bờ thì bét nhất cũng phải tàu hơn 400 tấn mới ra đó được. Cho nên mong 1 số bạn đừng hỏi: “Tàu đâu mà để ngư dân bị bắt nạt trên chính vùng biển của mình?”

Cơ bản, tình hình biển Đông là hết sức phức tạp, Việt Nam đâu chỉ đối phó với mỗi Trung Quốc mà luôn phải đề phòng hành vi cắn trộm từ Indonesia, Malaysia, Philippin và cả Thái Lan. Do đó, đừng quá bất ngờ khi đâu đó trên báo chí vẫn hay viết rằng “Tàu cá bị tấn công bởi tàu nước ngoài” Việt ta sử dụng cụm từ “Tàu nước ngoài” không phải vì ta sợ Trung Quốc mà vì chưa chắc chắn được đó là tàu nước nào. Bắt tàu cá, đâm tàu cá, thậm chí bắn vào ngư dân ta đâu chỉ mỗi Trung Quốc. Thái Lan, Indonesia đều đã từng làm. Nhìn chung, quá trình đấu tranh gìn giữ chủ quyền của ta là rất gian nan, đòi hỏi cần phải có một cái đầu lạnh, một quyết sách hợp lý để đối phó với mọi khó khăn vướng mắc. Ta vẫn luôn mềm mỏng nhưng cương quyết với chủ trương “1 tấc không đi, 1 ly không rời”./.