HÀNH TRÌNH ĐI TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH: Người thanh niên "không tuổi" trong ngôi nhà "bốn không"

Từ năm 1911 rời bến Nhà Rồng đến năm 1923 sang Liên Xô, Bác Hồ đã có 6 năm trời sống trên đất Pháp, nơi có nhiều thông tin mật thám ghi lại nhất trong 30 năm bôn ba của Người. Thực dân Pháp đưa Người vào diện theo dõi hằng giờ. Từ những dòng mật thám ghi chép, càng ngời sáng lên chặng đường tranh đấu lấp lánh hy sinh của một trái tim vĩ đại. Sáu năm trời, chỉ thấy ghi có một lần Người đi chợ mua đồ ăn, một lần đến quán rượu chốc lát rồi về. Còn lại, Người đã dành toàn bộ những tháng năm tuổi trẻ tươi đẹp nhất của mình cho việc đi tìm con đường cứu nước, cứu dân…

Kỳ 2: Người thanh niên “không tuổi” trong ngôi nhà “bốn không”

Trở lại nước Pháp vào cuối năm 1917, đầu năm 1918, chỉ một năm sau, tên tuổi của Nguyễn Ái Quốc đã làm xôn xao, kinh động giới cầm quyền.

Tháng 11-1918, Chiến tranh Thế giới thứ nhất kết thúc. Đầu năm 1919, các nước đế quốc tham gia chiến tranh họp Hội nghị ở thành phố Versailles. Ngày 18-6-1919, Nguyễn Tất Thành lấy tên là Nguyễn Ái Quốc cùng với một số người Việt Nam yêu nước lúc ấy đang ở Pháp, ký tên chung vào bản “Yêu sách của nhân dân An Nam” gửi Hội nghị, đòi quyền tự do dân chủ cho nhân dân An Nam.

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, có một người Việt Nam tuyên bố trước toàn thế giới chủ trương giành độc lập cho dân tộc mình.

Cũng từ đây, anh bị đưa vào sổ đen theo dõi. Trùm mật thám Louis Arnous được Bộ Thuộc địa giao trách nhiệm phối hợp với Bộ Nội vụ chuyên theo dõi hoạt động của Nguyễn Ái Quốc và phong trào Việt kiều yêu nước tại Pháp.

Kỳ 2: Người thanh niên “không tuổi” trong ngôi nhà “bốn không”
Thông tin về Nguyễn Ái Quốc tại Pháp. Ảnh cắt từ clip trong phóng sự: Nguyễn Ái Quốc – Ẩn số từ nước Pháp của Đài truyền hình Việt Nam. 
Kỳ 2: Người thanh niên “không tuổi” trong ngôi nhà “bốn không”
Thẻ căn cước của Nguyễn Ái Quốc ở Paris (Pháp) năm 1919.  

Ngày 6-9-1919, Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Pháp Albert Sarraut đã mời Nguyễn Ái Quốc đến gặp mặt để đích thân kiểm tra lai lịch.

Ngày 20-10-1919, điện mật mã của mật thám Pháp Mông-ghi-ô ghi: “Nguyễn Ái Quốc là bí danh, có nghĩa là Nguyễn “người yêu nước”. Rất cần biết người nào trong nhóm của Phan Châu Trinh mang bí danh này. Sở Liêm phóng (tức Sở mật thám) không thể tin vào sự chính xác của tài liệu do Sở Cảnh sát đưa ra…”.

Ngày 12-12-1919, Báo cáo của Sở Cảnh sát Paris có tiêu đề: “Hồ sơ về người có tên Nguyễn Ái Quốc” nhưng chúng vẫn mơ hồ chưa biết thông tin thật sự về anh.

Kỳ 2: Người thanh niên “không tuổi” trong ngôi nhà “bốn không”
Những năm sinh khác nhau của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nguồn: ditichhochiminhphuchutich.gov.vn

Phải đến đầu năm 1920, ngày 30 tháng Giêng, báo cáo của Bộ Nội vụ Pháp kết luận:  “Từ cuộc điều tra về vấn đề tuyên truyền tại các Trung tâm của người Việt Nam ở Paris về phong trào đòi độc lập của Đông Dương, cho ta kết luận là linh hồn của phong trào không phải là ai khác ngoài Nguyễn Ái Quốc…”

Điều tra về Nguyễn Ái Quốc liên tục gia tăng. Trong vài tháng đầu năm 1922, chúng đã gửi tới 300 báo cáo.

Kỳ 2: Người thanh niên “không tuổi” trong ngôi nhà “bốn không”
Những thông tin về bí danh Nguyễn Ái Quốc tại Pháp năm 1919. 

Điều kỳ lạ là qua rất nhiều điều tra, nhưng mỗi báo cáo chúng lại ghi một năm sinh khác nhau của Người, lúc thì ghi sinh năm 1892, khi lại ghi sinh năm 1894, có chỗ lại ghi sinh năm 1900… Năm 1921, trước khi Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Pháp Albert Sarraut triệu tập Nguyễn Ái Quốc đến Bộ để trực tiếp tra xét lần thứ hai thì Chánh mật thám Đông Dương còn nhận báo cáo Nguyễn Ái Quốc khoảng 35 tuổi (nghĩa là sinh năm 1886)”….

Không chỉ bị đe dọa, o ép ở Pháp, ở trong nước, ngày 10-10-1929, tòa án Vinh – Nghệ An mở phiên tòa số 115 xét xử 45 chiến sĩ cách mạng, trong đó có 7 án tử hình. Biên bản phiên tòa có ghi: “Nguyễn Ái Quốc tức Nguyễn Tất Thành, 30 tuổi (nghĩa là sinh năm 1899), lưu vong. Án do tòa án tỉnh đề nghị là tử hình, án do Viện cơ mật đề nghị là khổ sai chung thân”. Kèm theo đó là lời phê của Khâm sứ Trung Kỳ: “Sẽ xét xử ngay sau khi bị bắt”…

Dẫu như vậy, nhưng với những cảm nhận khách quan, sâu sắc về Người, trùm mật thám Pháp chuyên theo dõi người Việt Nam ở Pháp Arnous đã nhận xét: “Con người thanh niên mảnh khảnh và đầy sức sống này có thể là người sẽ đặt cây chữ thập cáo chung lên nền thống trị của chúng ta ở Đông Dương”.

Kỳ 2: Người thanh niên “không tuổi” trong ngôi nhà “bốn không”
Trùm mật thám Pháp chuyên theo dõi người Việt Nam ở Pháp Arnous  
Kỳ 2: Người thanh niên “không tuổi” trong ngôi nhà “bốn không”

Anh sống rất cực khổ. Để kiếm tiền, anh làm nghề rửa ảnh và phóng đại ảnh. Chính cụ Phan Chu Trinh đã dạy Nguyễn Tất Thành nghề này. Ngoài ra, anh còn làm cả nghề sơn vẽ đồ cổ – những đồ rất được chuộng bởi những bà quý tộc già, những người trọc phú. Thế nhưng, không may đây chỉ là một công việc theo mùa, mỗi năm chỉ làm vài tháng.

Gần như suốt thời gian ở Pháp, Người làm việc quên ăn, quên ngủ. Trong suốt 5 năm trời, hồ sơ mật thám ghi lại, chỉ có duy nhất một lần Người đến quán rượu vì công việc, nhưng chỉ một tiếng sau đã rời đi.

Kỳ 2: Người thanh niên “không tuổi” trong ngôi nhà “bốn không”
Từ ngày 25 đến ngày 30-12-1920, chàng thanh niên yêu nước Nguyễn Ái Quốc (tên của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời gian hoạt động cách mạng ở Pháp) tham dự Đại hội lần thứ 18 Đảng Xã hội Pháp ở thành phố Tours với tư cách đại biểu Đông Dương. Nguyễn Ái Quốc ủng hộ Luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa; tán thành việc thành lập Đảng Cộng sản Pháp và trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp và cũng là người Cộng sản đầu tiên của dân tộc Việt Nam. 

Một tài liệu ghi: “Ngày 8 tháng 1 năm 1923: Nguyễn Ái Quốc đến gặp Phan Văn Trường tại một quán rượu trong ngõ Compoint từ 16 giờ đến 17 giờ. Tại đây, Nguyễn Ái Quốc đã lên án Chính phủ Poăngcarê (Poincaré) chiếm cứ vùng Rua (Rhur), một việc làm mà “nhân dân vô sản trên thế giới không cho phép”.

Kỳ 2: Người thanh niên “không tuổi” trong ngôi nhà “bốn không”
Thẻ Đảng viên Đảng Cộng sản Pháp của Nguyễn Ái Quốc với tên Hăngri Trần (Henri Tchen) năm 1922.

Và cũng chỉ duy nhất một lần mật thám ghi được, Người đến chợ để lo cho bữa tối: “Tháng 9, ngày 21, năm 1920: Hồi 17 giờ, Nguyễn Ái Quốc đi chợ quán Vingram. 17 giờ 30, về đến nhà”.

Cuốn sách “Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Pháp” viết: “Với tiền thu nhập ít ỏi, qua nhiều báo cáo theo dõi của mật thám, đồng chí Nguyễn Ái Quốc lúc đó sống thiếu thốn, ăn uống qua loa cho qua ngày, thậm chí không đủ tiền ăn những món thông thường của người dân bình thường ở thành phố Paris.”

Kỳ 2: Người thanh niên “không tuổi” trong ngôi nhà “bốn không”

Ăn uống qua loa, làm việc cật lực, Nguyễn Ái Quốc nhiều lần bị ốm. Tháng 3 năm 1921, Người phải mất hơn hai tháng nằm điều trị vì bị áp xe vai.

Đời sống của Người mỗi ngày một khó khăn vì việc làm không ổn định mà giá sinh hoạt mỗi ngày một đắt đỏ. Người còn bị mật thám theo dõi sát sao, chúng thậm chí còn đe dọa chủ thuê, khiến Người mất việc. Báo cáo của tên mật thám ký là Devèze ngày 29-7-1921 cho thấy: Vì trình độ kỹ thuật thấp nên mỗi tuần hãng Lainé ở số 7, ngõ Compoint chỉ trả cho Nguyễn Ái Quốc có 40 franc, coi như thợ học việc. Từ ngày 6-11-1921, Nguyễn Ái Quốc nghỉ việc ở hãng này, vì nghi bị ho lao”.

Theo báo cáo mật của Cục An ninh quốc gia Pháp số 420 SR ngày 19-9-1922, “Nguyễn Ái Quốc lại thôi không làm thuê về nghề ảnh cho hãng Lainé nữa. Hàng quạt và chao đèn vẽ bằng sơn dầu rất khó bán. Có lẽ hãng Lainé không dám thuê Nguyễn Ái Quốc làm, vì anh đã bị mật thám theo dõi chặt chẽ từng ngày và mật thám Pháp cũng làm khó dễ cho chủ hãng, đe dọa chủ hãng”.

Kỳ 2: Người thanh niên “không tuổi” trong ngôi nhà “bốn không”
Toàn cảnh Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 18 Đảng Xã hội Pháp ở thành Tours, Nguyễn Ái Quốc tham dự với tư cách là đại biểu Đông Dương, tháng 12-1920, (Nguyễn Ái Quốc ngồi đầu dãy bàn thứ hai, phía tay trái Đoàn Chủ tịch). 
Kỳ 2: Người thanh niên “không tuổi” trong ngôi nhà “bốn không”

Vào tháng 7-1921, Nguyễn Ái Quốc chuyển đến ở nhà số 9, ngõ Compoint thuộc Quận 17, Pháp. Đây là nơi Nguyễn Ái Quốc ở đến hai năm, từ tháng 7-1921 đến tháng 6-1923.

Sau này, vào năm 1968, đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Bộ trưởng Xuân Thuỷ làm Trưởng đoàn, đồng chí Lê Đức Thọ làm cố vấn đặc biệt lên đường sang Pháp tham dự Hội nghị Paris về Việt Nam đã đến thăm căn phòng mà Người đã từng ở này.

Kỳ 2: Người thanh niên “không tuổi” trong ngôi nhà “bốn không”
Ngôi nhà số 9, ngõ hẻm Compoint (Paris), nơi Người ở gần 2 năm, từ năm 1920 đến năm 1923. 
Kỳ 2: Người thanh niên “không tuổi” trong ngôi nhà “bốn không”

Khi nhìn thấy căn phòng và những vật dụng sinh hoạt của Bác quá đơn sơ, nghèo nàn, tất cả anh chị em trong Đoàn đều vô cùng xúc động; bước vào phòng, một gian buồng hẹp khoảng 9m2, nhìn về phía tay trái có một la-va-bô treo trên tường cùng một vòi nước nhỏ, ngay cạnh đó là một tủ quần áo làm bằng gỗ tạp. Sát tường bên trái là chiếc giường sắt đơn, đầu giường có một cái tủ con để sách vở và vài đồ lặt vặt. Phía trên có một ngọn đèn nhỏ vừa đủ để thắp sáng gian buồng. Sau khi ra về, đồng chí Xuân Thuỷ đã xúc động viết :

“Ngày nào lạnh lẽo phố Công – poanh (Compoint)

Ngõ nhỏ buồng con, Bác một mình

Cuộc sống đi về coi chật hẹp

Mà lòng “Ái Quốc” rộng mông mênh”. 

Trong cuốn sách Thời thanh niên của Bác Hồ, tác giả Hồng Hà kể: Bà Giamô, chủ nhà, cho anh Nguyễn thuê gian buồng mỗi bề khoảng ba mét, không bếp, không nước, không điện, không lò sưởi, gió thổi lùa qua khe cửa… Buồng anh chỉ đủ kê một cái giường sắt, một cái bàn con…. Trên bàn có một cái thau, trong thau có một bình đựng nước để rửa mặt. Khi anh viết hoặc đọc sách thì anh đưa thau và bình nước xuống gầm giường… Một người bạn Pháp của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng kể lại: “Tôi là Giăng Pho (Jean Feur), thợ điện, đảng viên Đảng Cộng sản Pháp. Tôi quen biết đồng chí Nguyễn Ái Quốc từ  năm 1920-1921, vì hồi đó chúng tôi cùng trọ một nhà, ở ngõ hẻm Compoint. Đó là khu công nhân nghèo, mà ngõ hẻm lại là nghèo nhất ở khu nghèo này. Gọi là ngõ hẻm, vì nó chỉ có đường vào, không có đường ra. Cả “phố”chỉ vẻn vẹn có 4 cái nhà lụp xụp, 3 nhà cho thuê để gửi xe. Một nhà tầng dưới là một quán cà phê nhỏ, tầng trên có hai buồng. Tôi và anh Nguyễn trọ… Mùa đông giá lạnh, không đủ chăn đắp, trước khi đi làm, anh đặt nhờ một viên gạch trên bếp bà chủ nhà; tối về, anh gói viên gạch vào một tờ báo, rồi đút vào giường cho đỡ rét”.

Kỳ 2: Người thanh niên “không tuổi” trong ngôi nhà “bốn không”
Nơi lưu giữ những kỷ vật của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong “Không gian Hồ Chí Minh” tại Pháp. 
Kỳ 2: Người thanh niên “không tuổi” trong ngôi nhà “bốn không”

Hình ảnh viên gạch đã đi vào hình tượng thơ của nhà thơ Chế Lan Viên trong bài “Người đi tìm hình của nước”:

“Có nhớ chăng, hỡi gió rét thành Ba Lê

Một viên gạch hồng, Bác chống lại cả một mùa băng giá”. 

Chuyện viên gạch hồng hoàn toàn đúng thực tế thời đó. Ông Tổng Lãnh sự Pháp – người tặng viên gạch lưu niệm của gia đình cho Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh TP Hồ Chí Minh kể: “Nước Pháp vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 vẫn còn nghèo. Ngay tại thủ đô Paris vẫn còn nhiều vùng chưa có điện. Để chống lại giá rét mùa đông, người ta sản xuất ra một loại gạch sưởi, bên trong được cấu tạo thành nhiều ngăn, nhiều lớp để tích tụ nhiệt. Ban ngày trước khi đi làm, người ta đặt viên gạch vào cạnh lò sưởi; khi đi ngủ người ta đặt viên gạch dưới giường nằm cho ấm. Viên gạch này là kỷ vật của bà ngoại ông Jean François Parot. Bà đã giữ lại suốt hơn nửa thế kỷ như kỷ niệm về một thời nghèo khó…”

Kỳ 2: Người thanh niên “không tuổi” trong ngôi nhà “bốn không”
Gian buồng mỗi bề khoảng ba mét, “4 không”: không bếp, không nước, không điện, không lò sưởi, gió thổi lùa qua khe cửa

Về sinh hoạt hằng ngày, cuốn Đường Bác Hồ đi cứu nước ghi: Mỗi buổi mai, Người nấu cơm trong một cái xanh nhỏ bằng sắt tây đặt trên ngọn đèn dầu. Với một con cá mắm hoặc một tí thịt. Người ăn một nửa và để dành một nửa đến chiều. Có khi một miếng bánh mì với một miếng phomát là đủ ăn cả ngày.

Lúc này, Nguyễn Ái Quốc đang làm thợ sửa ảnh tại tiệm ảnh của ông Lainé nằm cùng ngõ ở số 7 với số tiền công là 40 francs mỗi tuần. Phần lớn số tiền kiếm được, Người dùng để đặt báo và mua sách. 

Kỳ 2: Người thanh niên “không tuổi” trong ngôi nhà “bốn không”
Bản yêu sách Tám điểm của nhân dân Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc và nhóm người Việt Nam yêu nước gửi Nghị viện Pháp và các đoàn đại biểu dự Hội nghị Vécxây (6-1919) 

Thiếu khổ đủ bề nhưng “điều cần nhất” đã được Người nói lên ngay sau lời ngọt nhạt lôi kéo của toàn quyền Pháp: “Cảm ơn Ngài! Cái mà tôi cần nhất trên đời là: Đồng bào tôi được tự do, Tổ quốc tôi được độc lập…

Kỳ 2: Người thanh niên “không tuổi” trong ngôi nhà “bốn không”

Mặc dù nhiều khó khăn chồng chất, bị theo dõi gắt gao, thiếu thốn về vật chất và vấn đề sức khỏe, nhưng Nguyễn Ái Quốc dùng hầu hết số tiền kiếm được để mua các tờ báo cánh tả, đặc biệt là báo “Nhân đạo” (L’humanité). Anh vẫn hăng say nghiên cứu, học tập, viết được hơn 30 bài đăng các báo tiến bộ Pháp: La Vie Ouvriere (Đời sống thợ thuyền); L’humanité (Nhân đạo); Le Populaire (Dân chúng)…

Do sớm nhận rõ vai trò của báo chí nên ngày 19-1-1922, Nguyễn Ái Quốc cùng với Ban thường vụ Hội Liên hiệp thuộc địa đã họp, quyết định thành lập cơ quan ngôn luận của Hội, lấy tên tờ báo là “Người cùng khổ” (Le Paria). Nguyễn Ái Quốc tổ chức kiêm chủ bút và đóng góp rất nhiều cho hoạt động của tờ báo, có số Nguyễn Ái Quốc viết đến hai, ba bài. Nhiều số báo anh còn vẽ tranh châm biếm. Tổng cộng, Nguyễn Ái Quốc đã viết 40 bài báo, chiếm hơn 60% tổng số bài đăng trên tờ báo duy nhất trong lịch sử báo chí thế giới, với tư cách là diễn đàn của các dân tộc thuộc địa.

Kỳ 2: Người thanh niên “không tuổi” trong ngôi nhà “bốn không”
Báo Người cùng khổ và danh thiếp thợ ảnh Nguyễn Ái Quốc 

Lúc đó, ở Đông Dương, bọn thực dân đưa ra quy định ai đọc tờ báo “Người cùng khổ” đều bị bắt. Các hiệu sách, báo lẻ nói chung không muốn nhận tờ báo này. Có lúc quỹ của báo không còn đồng nào, thậm chí có lúc còn nợ nhà in 150 francs… Riêng Nguyễn Ái Quốc ủng hộ rất đều cho báo mỗi tháng 25 francs. Người nói: Chúng ta phải bằng bất cứ giá nào làm cho tờ báo sống. Dù chính quyền Pháp ngăn cản, nhưng Nguyễn Ái Quốc đã có nhiều hoạt động sáng tạo để bảo đảm kinh phí và duy trì hoạt động của tờ báo. Người tham gia bán báo và dùng chính nghề ảnh của mình để…bán báo. Nguyễn Ái Quốc tặng cho mỗi độc giả nào vận động được 25 người mua báo “Người cùng khổ” dài hạn một tấm ảnh phóng cỡ 30x40cm rất nghệ thuật. Người còn ra sức vận động đồng bào mình sinh sống trên đất Pháp dù nghèo túng cũng hết sức dành dụm tiền ủng hộ tờ báo. Nhờ đó, báo nhận được nhiều tên người Việt Nam ủng hộ, mỗi người một ít nhưng cộng lại là một số tiền khá lớn!

Nguyễn Ái Quốc cùng với những người trong Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa thành lập Hợp tác xã và Điều lệ để gây vốn làm báo. Cuộc họp đã thông qua Điều lệ của Hợp tác xã do Nguyễn Ái Quốc trình bày. Điều lệ gồm 25 điều khoản xác định Hội Hợp tác là một hội kinh doanh sản xuất, mỗi cổ phần đóng 100 francs làm vốn, 15.000 francs để ra tờ báo Le Paria. Hợp tác xã kêu gọi mọi người tham gia góp vốn để làm báo, coi như một hình thức kinh doanh cổ phần và nếu có lợi thì những người đóng góp sẽ được hưởng 30%.

Kỳ 2: Người thanh niên “không tuổi” trong ngôi nhà “bốn không”
Báo “Người cùng khổ”, cơ quan ngôn luận của vô sản thuộc địa do Người sáng lập, làm chủ bút kiêm chủ nhiệm, phát hành trong những năm 1922 đến năm 1924, từ Paris kêu gọi và tổ chức các dân tộc bị áp bức vùng lên giải phóng.  

Theo báo cáo của mật thám Pháp ở Paris ngày 14-6-1923 thì năm 1923, báo “Người cùng khổ” xuất bản mỗi số 2000 bản, trong đó 1000 bản gửi đi các nước thuộc địa châu Phi và Đông Dương. Với khoảng thời gian từ tháng 4-1922 đến tháng 6-1926, tờ báo “Người cùng khổ”phát hành được 38 số. Tại Việt Nam, các thủy thủ yêu nước đã bí mật đem báo “Người cùng khổ” từ Paris về các cảng Sài Gòn, Hải Phòng đưa cho các cơ sở rồi từ đó phân phát đi bằng cách truyền tay nhau đến các thanh niên trí thức yêu nước ở các thành phố, học sinh, sinh viên. Những bài hay, nhất là những bài ký tên Nguyễn Ái Quốc thường được họ chép lại, làm tài liệu để đọc đi đọc lại nhiều lần và phổ biến cho bạn bè, vì số lượng báo đưa về không nhiều, không thể đến khắp các nơi cần có.

Kỳ 2: Người thanh niên “không tuổi” trong ngôi nhà “bốn không”

Mật thám ghi chép hằng ngày nhưng hiếm thấy Nguyễn Ái Quốc tiếp xúc với phụ nữ. Một lần mật thám ghi lại cuộc gặp gỡ của Người với nữ chiến sĩ cách mạng nổi tiếng của Đức – Clara Zetkin trong những ngày dự Đại hội Tours.

Một lần khác, là câu chuyện Nguyễn Ái Quốc đã gửi thư cho một phụ nữ tên là Boudhon. Hồ sơ mật thám ngày 10-5-1923 ghi: “Nguyễn Ái Quốc gửi thư cho cô Boudhon báo tin đã làm xong ảnh của cô. Anh tỏ ý muốn làm gấp đôi số ảnh và gửi lại một nửa “để kỷ niệm tình bạn của chúng ta”. Anh gửi kèm theo lá thư hai tấm ảnh của Boudhon và tờ Le Paria số 14. Bức thư này bị trả lại vì “không có người nhận”.

Hồ sơ mật thám ngày 6-6-1923 cũng cho thấy: “Nguyễn Ái Quốc gửi thư cho cô Boudhon. Bức thư bỏ ở thùng thư số 3 phố Marché des Patriarches, đã bị mật thám sao chép lại, nội dung như sau:

Đồng chí thân mến,

Tôi đã đợi đến 16 giờ. Tôi buộc phải đi đến 19 giờ. Mong đồng chí hẹn cho biết ngày đồng chí quay lại đây. Muộn nhất là thứ bảy. Mong đồng chí thứ lỗi. Gửi đồng chí lời chào trân trọng.

Nguyễn Ái Quốc“.

Kỳ 2: Người thanh niên “không tuổi” trong ngôi nhà “bốn không”

Xem bức thư trên thật khó hình dung đây là một người mà Nguyễn Ái Quốc muốn tiếp thị, bán báo, một tình bạn đẹp hay là một đồng chí đang trao đổi “mật khẩu” công việc?

Chỉ biết rằng hơn một tháng sau, báo cáo của mật thám ngày 11-6-1923, cho thấy cô Boudhon hồi âm: Nguyễn Ái Quốc nhận được thư của cô Boudhon, đề ngày 11-6-1923, gửi từ địa chỉ số 29 phố Đuy Tămplơ (Du Temple) báo tin đã nhận được thư của anh, đề nghị anh giữ lại những bức ảnh đã in. Cuối thư, cô viết: “Nếu ông thấy cần thiết tặng ảnh cho tôi thì ngày mai mời ông đến tiệm ăn”.

Nhưng cuộc “hẹn hò” ấy dường như đã không kịp diễn ra khi hồ sơ mật thám còn ghi rằng, trước ngày 13-6, Nguyễn Ái Quốc đã viết thư từ biệt gửi các bạn cùng hoạt động trước khi bí mật rời Paris. Nói lên tình cảm với các đồng chí của mình, anh viết: “Tôi từ giã các bạn. Tôi xa các bạn, nhưng lòng tôi luôn luôn gần các bạn”.

Kỳ 2: Người thanh niên “không tuổi” trong ngôi nhà “bốn không”
Những người đồng chí của Bác Hồ tại Pháp 

Buổi tối ngày 13-6-1923, Nguyễn Ái Quốc bí mật rời Paris đi Liên Xô, đất nước mà Người mơ ước được đặt chân tới.

Để đi được trót lọt trong hoàn cảnh bị mật thám Pháp thường xuyên theo dõi, Nguyễn Ái Quốc đã mất một thời gian khá dài để chuẩn bị cho cuộc ra đi này. Người đã làm việc và sinh hoạt thật nền nếp: Buổi sáng đi làm, buổi chiều đến thư viện, tối dự mít tinh, khuya về nhà ngủ, để mật thám Pháp quen với “quy luật hoạt động” của Nguyễn Ái Quốc.

Người cũng nắm vững “quy luật hoạt động” của chúng: Chúng chỉ theo Người từ nhà trọ đến chỗ làm việc, đến chỗ đọc sách, đến nơi hội họp. Sau đó, tin chắc rằng Nguyễn Ái Quốc chẳng đi đâu mất, chúng ra về.

Tối ngày 13-6, Nguyễn Ái Quốc ung dung lên xe buýt đi tham gia một cuộc mít tinh ở ngoại ô Paris. Độ nửa giờ sau, Người lặng lẽ đi quanh về ga xe lửa. Một đồng chí tin cẩn đã chờ sẵn ở đó, trao cho Người một vé xe lửa hạng nhất (khách loại sang thường ít bị mật thám nghi ngờ) và một vali con. 

Sau này, nhắc lại cuộc ra đi ấy, Bác Hồ nói: “Bác cố trấn tĩnh, nhưng đến khi xe lửa qua khỏi biên giới Pháp – Đức, trong ngực mới hết phập phồng”.

Cuối năm đó, Bộ Thuộc địa mới  biết điều này qua việc gửi Công điện cho Toàn quyền Đông Dương về việc đã tìm thấy dấu vết của Nguyễn Ái Quốc, “có thể đang ở Moscow”.

Tập 3 phim tài liệu Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh: Khát vọng Độc lập – Tự do của Truyền hình nhân dân nói về quãng thời gian Bác Hồ ở Pháp
Kỳ 2: Người thanh niên “không tuổi” trong ngôi nhà “bốn không”
Một số hình ảnh về nước Pháp hôm nay.