TỪ ĐẠI HỘI ĐẢNG CÁC CẤP Ở VIỆT NAM NHÌN VỀ “CUỘC ĐUA” VÀO NHÀ TRẮNG Ở MỸ

Trong khi Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam là một đợt sinh hoạt chính trị của toàn xã hội Việt Nam thì cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ trở thành một “cuộc đua” truyền thông để “nói xấu” đối thủ và phơi bày bộ mặt xã hội Mỹ.

Từ Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội XIII...

Đến nay, các Đảng bộ cấp cơ sở và trên cơ sở đã tổ chức thành công Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ mới, Đại hội Đảng bộ cấp tỉnh và tương đương đang được tiến hành một cách tốt đẹp để tiến tới Đại hội lần thứ XIII của Đảng trong năm 2021. Đại hội không chỉ là việc của đảng viên và cấp ủy, tổ chức cơ sở Đảng các cấp mà còn là sự kiện chính trị quan trọng, đặc biệt của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội, của cả quần chúng “ngoài Đảng”. Thực tế, không một ai trong các giai tầng tại Việt Nam có thể không quan tâm đến sự kiện này, khắp nơi cán bộ, đảng viên, quần chúng đều nghiêm túc bàn bạc, thảo luận các văn kiện Đại hội từ cấp cơ sở cho đến Trung ương, về công tác chuẩn bị, tổ chức, công tác nhân sự,... Có thể dễ dàng nhận thấy một “không khí chính trị toàn dân” qua hoạt động tuyên truyền, cổ động cho Đại hội, một không khí rộn ràng, đầy phấn khởi, tin tưởng vào tài năng, phẩm chất đạo đức của những người lãnh đạo trong thời gian tới. Đại hội Đảng - cuộc bầu cử của Đảng Cộng sản Việt Nam không còn là một “việc riêng”, “nội bộ” của một chính đảng lãnh đạo mà là việc chung của toàn dân.

Trí thức trẻ tham gia góp ý dự thảo các văn kiện Đại hội XIII của Đảng

Tất nhiên, cũng như từ khi Đảng ra đời cho đến nay, Đại hội Đảng là cơ hội để các báo đài chống Cộng, các trang mạng xã hội ở nước ngoài, của các tổ chức phản động, đối tượng cơ hội chính trị trong nước đã đăng tải nhiều thông tin xuyên tạc, bình luận cố ý suy diễn chủ quan, một chiều về tình hình trong Đảng, của đất nước hòng phá hoại Đại hội. Đặc biệt, một đề tài muôn thuở đó là nhân sự Đại hội, các đối tượng cố tình tung tin sai sự thật, bịa đặt về cơ cấu nhân sự cấp ủy các cấp nhất là cấp Trung ương, diện Bộ Chính trị,... với ngụ ý làm hoang mang dư luận, chia rẽ nội bộ, hướng lái “có sự đấu đá, tranh giành quyền lực” trong nội bộ Đảng. Những hình thức kỷ luật theo Điều lệ Đảng, xử lý theo quy định pháp luật đối với những đảng viên thoái hóa, biến chất, tham ô, nham nhũng dược chúng nhào nặn thành “cuộc thanh trừng nội bộ”, “dọn đường” cho phe này, nhóm nọ. Sự thật là nội bộ Đảng ta rất đoàn kết, thống nhất về ý chí và hành động.

          Các thế lực thù địch còn ra sức tấn công văn kiện Đại hội Đảng, chúng cho rằng Đại hội XIII của Đảng không thể có một văn kiện xứng tầm với thời đại với ngụ ý rằng vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã “hết thời”, Đảng đã “lạc hậu” với thời cuộc, cần phải có một sự đổi mới qua đó hô hào, kích động phủ nhận Đảng Cộng sản, tẩy chay Đại hội. Thế nhưng thực tiễn đã chứng minh Đảng Cộng sản Việt Nam chưa bao giờ “hết thời” mà ngược lại Đảng ngày càng vận động “tiến bộ”, “văn minh”, đất nước ngày càng phát triển giàu mạnh. Và nếu Đảng là “lạc hậu”, “hết thời” thì không một đảng phái, tổ chức chính trị nào đủ tầm để lãnh đạo dân tộc như Đảng đã, đang và tiếp tục chèo lái con đường đi lên của dân tộc.

...Đến“cuộc đua” vào Nhà Trắng ở Mỹ

Những ngày này, truyền thông Mỹ và quốc tế “nín thở” để theo dõi, cập nhật tình hình cuộc “chạy đua” vào Nhà Trắng của các chính trị gia thuộc hai đảng chính trị duy nhất có quyền bầu cử ở Mỹ là Đảng Dân Chủ và Đảng Cộng Hòa  trong đó có Tổng thống đương nhiệm Donald Trump. Mà thực chất là cuộc đua của những nhà tài phiệt thế giới một bên là bước vào và một bên là cố giữ chiếc ghế trong phòng Bầu dục.

Trong cuộc đua này, tất cả những mặt trái xã hội Mỹ từ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội như với phòng chống dịch bệnh, nạn thất nghiệp, nạn phân biệt chủng tộc và kể cả những thói quen cá nhân trong sinh hoạt của đối phương cũng bị đưa ra để bêu rếu nhằm mục đích làm xấu đi hình ảnh của họ; tha hồ mạt sát nhau. Tổng thống Mỹ đã nói về đối phương “bà ấy đắc cử sẽ là sự sỉ nhục đối với nước Mỹ”, hay chê một đối thủ khác “ngu ngốc”. Các đối thủ của ông Trump thì bày tỏ sự nghi ngờ trên truyền thông đương kim Tổng thống đang đẩy nhanh tiến độ phát triển vắc-xin Covid-19 thiếu an toàn vì cuộc bầu cử. Cử tri Mỹ không thể bình tĩnh để xem xét một cách nghiêm túc về người mình lựa chọn, đơn giản là cứ chọn theo cảm tính và “công nghệ lăng xê” của họ.

Các ứng cử viên đã đổ không biết bao nhiêu tiền của cho chiến dịch truyền thông, quảng bá bản thân và “dìm hàng” đối thủ.

Các ứng cử viên đã đổ không biết bao nhiêu tiền của cho chiến dịch truyền thông, quảng bá bản thân và “dìm hàng” đối thủ.Tổng thống Donald Trump và đối thủ Joe Biden đã chi gần 220 triệu USD cho vận động tranh cử, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020 là cuộc bầu cử “đắt đỏ” nhất trong lịch sử bầu cử ở Mỹ. Số tiền được chi tiêu trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016 cũng sẽ thấy đây là cuộc bầu cử “đắt đỏ” không kém trong lịch sử với chi phí ước tính lên tới 6,6 tỷ USD. Riêng bà Hillary đã chi khoảng 66 triệu USD, trong đó bà phải trả lương cho bộ máy vận hành chiến dịch tranh cử lên tới 800 người, với chi phí 5,5 triệu USD/tháng . Tiền ở đâu ra mà lắm thế? tất nhiên họ không thể tự in ra tiền và bản thân họ cũng không thể có được số tiền khổng lồ như vậy - kể cả ông Trump. Vận động gây quỹ là một nguồn tiền đóng vai trò rất lớn trong chi phí tranh cử, các ứng cử viên cùng với đảng của mình phải ra sức huy động số tiền khổng lồ lên tới hàng tỷ USD cho chiến dịch tranh cử.  Nói cách khác là với bầu cử ở Mỹ, ai có nhiều tiền và sử dụng tiền hợp lý thì người đó sẽ là tổng thống. Và tất nhiên đằng sau nguồn tiền “quyên góp” trong mỗi đảng chính là đồng tiền đầu tư vào chính trị của của các nhà tư sản kếch sù - một minh chứng cho việc tư bản lũng đoạn chính trị là như thế nào! Vậy nên mới có chuyện nước Mỹ sẽ không bao giờ cấm được người dân mua bán, sử dụng súng đạn và thế giới sắp phải chứng kiến một, một vài cuộc xung đột vũ trang ngay sau bầu cử này kết thúc như là một việc làm “thu hồi vốn” và “kiếm lời” từ ông chủ thực sự của Nhà Trắng.

Hai chế độ - hai hình thức bầu cử người lãnh đạo khác nhau, ở chế độ luôn tự cho là “dân chủ”, “tự do” thì người của 2 đảng thay nhau cầm quyền, sử dụng đồng tiền và truyền thông để “ngã giá” với nhau, triệt hạ nhau,... thì liệu rằng cuộc bầu cử ấy có thực sự là “công bằng” hay chỉ là ý chí và sự bịp bợm của giới tư sản tham gia chính trị? Dân chủ trong Đại hội Đảng các cấp ở Việt Nam là dân chủ XHCN nơi mà mọi người dân trong và ngoài đảng chính trị cầm quyền đều có quyền và nghĩa vụ tham gia với tư cách là một thực thể chính trong sự kiện ấy, nơi mà các giá trị nhân văn được tôn trọng vì mục tiêu, lý tưởng, lợi ích chung.

MAI LINH