HAI TRONG MỘT CHỨC DANH CAO NHẤT LÀ TẤT YẾU CỦA NHÀ NƯỚC TA

Khi có thông báo của hội nghị TW 8 đưa ra hợp nhất chức danh TBT và Chủ tịch nước đã có nhiều ý kiến,bình luậnvề sự kiện này và về đ/c Tổng bí thư. Cơ bản vẫn nhận được sự đồng thuận,ủng hộ của cán bộ đảng viên và các tầng lớp nhân dân.Tuy nhiên có nhiều điệu chống đối, xuyên tạc của các loại  đối tượng nhằm khoét sâu mâu thuẫn trong nội bộ đảng,giữa đảng với các tầng lớp nhân dân. Số chống đối cho rằng đảng bắt đầu lấn sân sang hoạt động của nhà nước,can thiệp vào hoạt động nhà nước.Dù là “một bè với nhau” nhưng sợ nhà nước hoạt đong như kiểu Liên xô cũ sẽ dễ dẫn đến mất thể chế chính trị.  Xuyên tạc cho rằng lãnh đạo cấp cao “ôm” nhiều chức danh cao sẽ sinh ra độc đoán,độc quyền,lạm dụng,lợi ích nhóm….Cho rằng TBT hiện nay tuổi lớn không nên ôm đồm quá nhiều,tham quyền cố vị,không chịu nhường cho thế hệ trẻ có tinh thần cấp tiến. Nguy hiểm hơn chúng xuyên tạc Việt nam lấy mô hình của nước ngoài,dễ trở thành nhà nước tự trị của TQ,ôm chân và tuân theo đường lối người hàng xóm. Rồi cũng từ đây nhận định về cái chết không bình thường của đ/c Chủ tịch nước vv… Cũng cần phải biết rằng độc quyền không phải giữ nhiều chức danh (kể cả các chức danh cao nhất). Ở đây dù là Tổng bí thư hay Chủ tịch nước cũng đã có Điều lệ Đảng ,Hiến pháp và các luật nhà nước chế định.Danh nghĩa của TBT đã có điều chỉnh của Điều lệ Đảng,danh nghĩa của Chủ tịch nước đã có luật hoạt động của chính quyền các cấp,nhưng cao nhất đều phải tuân thử Hiến pháp của nhà nước. Về độ tuổi cũng phải xem xét từ tuổi tác với sức khỏe,lớn tuổi nhưng còn khỏe và minh mẫn lại càng đáng quý.Nhìn ra bên ngoài Tổng thống Donal Trump đắc cử khi đã 72 tuổi, Thủ tướng Malaixia được bầu ở độ tuổi 92 và còn nhiều nguyên thủ khác có tuổi khá cao nhưng vẫn được bầu làm nguyên thủ. Và ngay tại nước ta thì Bác Hồ làm Chủ tịch đến khi mất ở độ tuổi 79, Cụ Đỗ Mười (mới mất) với tuổi 80 mới nghỉ.Hiện nay đang có ý kiến đưa ra nên điều chỉnh lại độ tuổi cho một số chức danh cao cấp,có đặc thù riêng.Nói về theo mô hình của nước ngoài hoặc theo “chỉ đạo”từ bên ngoài thực ra là để kích động mâu thuẫn,hận thù của người dân.Từ thời xưa đến nay Việt nam rất mềm mỏng,khéo léo trong quan hệ bang giao bên ngoài,nhưng cũng rất khí phách mỗi khi đất nước bị đe dọa. Chúng ta muốn hòa bình yên ổn để xây dựng tiềm lực mạnh cho đất nước,nhưng chưa bao giờ cúi đầu trước bất cứ đội quân xâm lược nào.Chúng nêu ra luận điệu này để kích động những người thiếu hiểu biết tạo ra làn sóng chống đối gây mất ổn định .

Đây là thời điểm thuận lợi cho hợp nhất 2 chức danh và sẽ trở thành tiền lệ,đưa vào quy định cho hàng ngũ lãnh đạo kế tiếp,cho tương lai sau này.Hợp nhất chức danh cao nhất của đảng và nhà nước là mô hình không mới của Việt nam và quốc tế. Nhiều quốc gia đa đảng thì đảng nào giành được nhiều ghế trong quốc hội sẽ được quyền lãnh đạo nhà nước. Tùy theo hiến pháp mỗi nước mà quy định chức danh Tổng thống hoặc Thủ tướng sẽ là nguyên thủ quốc gia. Các nước một đảng cầm quyền thì người được bầu chức danh cao nhất trong đảng sẽ trở thành nguyên thủ. Đó là những thông lệ quốc tế mà Việt nam phải nghiên cứu áp dụng.Trong đó chỉ có quan hệ giữa các nhà nước theo tắc song phương hoặc đa phương,còn đảng thì không được đề cập trong quan hệ ngoại giao quốc tế. Nói như vậy để xác định đảng ta muốn quan hệ với các quốc gia khác phải thông qua con đường nhà nước hoặc chính phủ.Đứng đầu một đảng cầm quyền như nước ta nhưng không gắn vào chức danh cao nhất của nhà nước/chính phủ thì theo thông lệ không được gọi là nguyên thủ. Những lần TBT Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu đi thăm các nước được đón tiếp như nguyên thủ quốc gia là vì họ tôn trọng Việt nam và chúng ta tạo được uy tín trong quan hệ song phương. Cho nên gắn 2 chức danh làm một thuận lợi,đó là sự cần thiết trong hoàn cảnh quốc tế hiện tại.

Đến nay chúng ta mới thực hiện hợp nhất tuy có chậm nhưng không thể để chậm hơn nữa .Đó cũng là tất yếu.

 

NGUYỄN AN HÒA