Vén màn cuộc sống lưu vong của những kẻ phản bội đất nước

Đối với những kẻ tự xưng “đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền” nhưng thực chất là vì miếng cơm manh áo ấy, được cầm một tấm thẻ xanh trên tay hay được bảo lãnh, chu cấp nơi ăn, chốn ở tại một nơi ở “xứ thiên đường tư bản”, thoát khỏi xứ “Đông Lào địa ngục” luôn là một khát khao cháy bỏng. Để đạt được mục tiêu ấy, chúng liên tục gào thét, chửi bới trên facebook, vắt hết chất xám thả vào một số bài viết hay vài trang blog. Thậm chí tha thiết để được ngồi tù, tuyên bố cả thiên hạ biết mình đang tuyệt thực, sắp chết, trúng độc, sức cùng lực kiệt để mua những dấu ấn, sự cảm thông của những “con bò mạng” hay các chính khách để được một suất tỵ nạn như mong muốn. Song, sau khi bước chân sang chốn tỵ nạn liệu chúng có còn được nhắc đến như một vị anh hùng hay chìm vào quên lãng? Cuộc sống tại “thiên đường” liệu có phải màu hồng như chúng đã rêu rao?

Đầu tiên phải nhắc đến Lê Thu Hà – kẻ bị Việt Nam trục xuất ngày 20/11/2018. Sau một thời gian đấu tranh, ghi dấu ấn của mình cộng với sự tác động của tên tội phạm Nguyễn Văn Đài, Lê Thu Hà được chính phủ Đức bảo lãnh theo diện tỵ nạn vào tháng 6/2018. Tại đây, Hà được sắp xếp, bố trí chỗ ở tại thị trấn Bad Naheim, bang Hawai, Đức; được chu cấp tiền để học tiếng Đức, thuê nhà, sinh hoạt và đào tạo nghề. Số tiền này chỉ đủ để phục vụ các hoạt động nói trên, Hà phải tự lo cho cuộc sống của bản thân. Tuy nhiên, với bản chất “há miệng chờ sung”, không làm vẫn muốn có ăn của mình, tiền không có, nhà ở thuê, bạn bè chẳng có ai; bản thân không thể đáp ứng yêu cầu, điều kiện lao động và mức sống tại đây, Hà vỡ mộng với cuộc sống tại “xứ thiên đường” – nơi bản thân ngày đêm từng ao ước, hồi tưởng đến cuộc sống trong quá khứ. Chỉ trong 6 tháng, Lê Thu Hà bắt đầu thấm thía và nhớ những tháng ngày: Sáng dậy 7h00’, ăn sáng, café, la cà hàng quán, tối nhậu nhẹt, tốn 01 chút chất xám, nước bọt chửi bới là đã có tiền tiêu pha. Từ đó, Hà viện cớ rằng “nhớ quê hương, đất mẹ” để mong muốn nhập cảnh vào Việt Nam. Xin thưa, “xứ Đông Lào” này không bao giờ chứa chấp những kẻ lấy sự hoang tàng, lâm nguy của đất nước làm thú vui như Lê Thu Hà, cuối cùng cũng bị trục xuất trở lại Đức như một thứ rác rưỡi.

Gương mặt thứ hai là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh – blogger “Mẹ Nấm”, được Chính phủ Mỹ đứng ra bảo lãnh “xuất khẩu miễn phí” hành nghề “dân chủ” vào ngày 17/10/2018. Cầm tấm thẻ xanh trên tay một thời gian, Nấm vừa mừng vừa lo. Mừng vì chỉ sau 2 năm ăn cơm tù đã đạt được mục đích sang Mỹ, lo vì nhận ra rằng mức sống ở nơi đây cao hơn rất nhiều so với ở Việt Nam, việc sinh tồn tại nơi đây là một vấn đề. Mặc dù được chính phủ Mỹ tài trợ 6 tháng tiền trợ cấp (mức trợ cấp dành cho người thất nghiệp là 5000 USD/năm) nhưng số tiền đó chỉ đủ để trả tiền thuê nhà, ăn uống, học nghề chưa kể con nuôi mẹ già, con thơ. Việc trang trải cuộc sống cho bản thân còn chưa xong liệu Nấm có dám nghĩ việc ăn chơi, hóng gió đường phố không. Cầm số tiền đó trên tay liệu Nấm có dám đi bar xả stress hay không, nói đúng hơn là sống thua một đứa thanh niên thất nghiệp ở xứ “Đông Lào” với 500 nghìn đồng trên tay cũng đủ có một buổi tối ăn uống, chơi bời trong các quán bar với bạn bè.

Và mới đây nhất, Cộng đồng mạng đã một phen rúng động trước livestreamer “Nguyễn Uyên Thùy” về video “hướng dẫn cách tỵ nạn tại nước ngoài”. Bản thân Uyên Thùy là người hiểu rõ nhất cuộc sống tỵ nạn có phải màu hồng hay không. Khác với 02 trường hợp trên, Thùy chọn con đường “tỵ nạn chui” qua việc xuất cảnh trái phép sang Lào để đến với đất Thái vì Thùy không muốn ngồi tù, sống một cuộc sống không chửi bới không Facebook, Thùy chỉ muốn ngồi không chửi bới mà vẫn có tiền. Sống dựa trên mồ hôi nước mắt của những “nhà hảo tâm”, chà đạp đồng đội để có số tiền tài trợ đều không thể giải quyết được nhu cầu cả đời của bản thân Thùy. Liệu rằng có ai có thể nuôi Thùy mãi không; cả đời sống chui lủi tại đất Thái, không một lần dám đặt chân trở lại quê hương, Thùy cảm thấy bế tắt, thân mình còn lo chưa xong, rồi có một ngày ai có thể tài trợ cho Thùy lo miệng ăn của bản thân. Làm sao dám nghĩ đến việc lo cho những đứa con thơ đang ngày nhớ đêm mong ở quê nhà cái ăn cái mặc huống gì đón Tết Nguyên Đán sung túc với gia đình, chỉ biết đón Tết một mình tại đất khách quê người.

Cha ông ta thường dạy “không ai cho không thứ gì”, “ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”, không có nơi nào có thể thoải mái và hạnh phúc như ở chính quê hương của mình, những kẻ phản bội đất nước đều là bậc làm cha làm mẹ, luôn mồm ta đây được sống trong môi trường giáo dục nhưng bản thân lại không thể hiểu ra được điều cha ông đã dạy. Trên mạng thì luôn mồm “xứ Đông Lào” không có quyền con người nhưng khi tỵ nạn mới biết mình đang sống như một con súc vật khi được cho ăn đúng ngày đúng giờ, chỉ biết nịnh và làm theo lệnh người khác. Đi dễ về khó, ở không được về không xong là cái kết đắng cho những kẻ phản bội đất nước. Đây là bài học đáng nhớ cho những ai còn ảo tưởng một cuộc sống “ăn không ngồi rồi, không làm vẫn có cái ăn”, muốn đất nước phát triển thì bản thân chúng ta phải tự lo cho bản thân mình trước khi lo chuyện bao đồng.

 

                                                                                  Minh Khánh