VIỆC BỘ CÔNG AN SOẠN THẢO NGHỊ ĐỊNH HƯỚNG DẪN THI HÀNH LUẬT AN NINH MẠNG: LIỆU CÓ GÂY BẤT AN CHO NGƯỜI DÂN?

 

Ngay sau khi Quốc hội thông qua Luật An ninh mạng vào tháng 6/2018, Thủ tướng Chính phủ đã GIAO CHO BỘ CÔNG AN XÂY DỰNG 03 VĂN BẢN TRÌNH CHÍNH PHỦ GỒM NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ÁP DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO VỆ AN NINH MẠNG; Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều trong Luật An ninh mạng và Quyết định của Thủ trướng Chính phủ ban hành Danh mục hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia. Đến nay Bộ Công an và các Bộ ngành liên quan đã cơ bản hoàn thành các dự thảo văn bản này và dự kiến trong thời gian sắp tới sẽ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét ban hành, bảo đảm hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019.

Việc XÂY DỰNG CÁC NGHỊ ĐỊNH NHẰM HƯỚNG DẪN CHO MỘT BỘ LUẬT LÀ ĐIỀU HẾT SỨC BÌNH THƯỜNG, tuy nhiên, thời gian vừa qua khi nghe thông tin Bộ Công an được Chính phủ giao soạn thảo Nghị định hướng dẫn An ninh mạng thì các trang mạng phản động như RFA, VOA, “Việt Tân” và nhiều cá nhân khác… lại tiếp tục khơi dậy “bài ca muôn thuở” khi CHO RẰNG NGHỊ ĐỊNH SẼ TÁC ĐỘNG XẤU ĐẾN SỰ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA VIỆT NAM, CHO RẰNG LUẬT AN NINH MẠNG LÀ CÔNG CỤ MÀ CHÍNH QUYỀN SẼ SỬ DỤNG ĐỂ “XÂM HẠI THÔ BẠO” QUYỀN RIÊNG TƯ CỦA NGƯỜI DÂN và các đại công ty như Google, Facebook sẽ rút khỏi Việt Nam vì không thể tuân thủ toàn bộ các yêu cầu của Luật...

Tuy nhiên, cần nhìn thẳng vào vấn đề đó là Nghị định được xây dựng để hướng dẫn Luật tức là phải bám sát vào Luật để xây dựng Nghị định. Trong khi đó, các điều trong Luật An ninh mạng đã được quy định rất rõ ràng, cụ thể. Không hề có chuyện các cá nhân, người dùng sẽ bị lộ thông tin cá nhân hay quyền riêng tư của cá nhân sẽ bị xâm hại, Luật An ninh mạng cũng không kiểm soát thông tin cá nhân của công dân mà chỉ yêu cầu các công ty hoạt động trên lĩnh vực viễn thông, internet phải quản lý thông tin của cá nhân, người dùng. 
Do đó, Luật An ninh mạng ngăn chặn việc lộ lọt thông tin cá nhân khi các công ty hoạt động trên lĩnh vực viễn thông, internet chỉ được cung cấp thông tin người dùng khi có yêu cầu bằng văn bản để phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng. Ngoài ra, các công ty hoạt động trên lĩnh vực viễn thông, internet không được cung cấp cho bất kỳ đơn vị nào và phải coi đó là bí mật. Bí mật đó nếu làm lộ thì các công ty hoạt động trên lĩnh vực viễn thông, internet sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Lại nói đến việc cung cấp thông tin cho cơ quan chức năng, Luật An ninh mạng cũng đã quy định rõ, CHỈ YÊU CẦU “CUNG CẤP THÔNG TIN NGƯỜI DÙNG CHO LỰC LƯỢNG CHUYÊN TRÁCH BẢO VỆ AN NINH MẠNG CỦA BỘ CÔNG AN KHI CÓ YÊU CẦU BẰNG VĂN BẢN ĐỂ PHỤC VỤ ĐIỀU TRA, XỬ LÝ HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT”. Tức là bạn không làm gì sai, không ai có quyền lấy thông tin của bạn. Luật An ninh mạng chỉ được thực thi và Nhà nước chỉ yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, người dùng khi cá nhân, người dùng vi phạm các quy định trên không gian mạng như sử dụng tài khoản ảo để phỉ báng một ai khác hay lợi dụng không gian mạng để tiến hành lừa đảo chẳng hạn…. 
Nói cách khác, những điều gì pháp luật quy định cấm ngoài đời thực thì ít nhiều sẽ bị cấm trên không gian mạng, không thể có chuyện cấm cá nhân lừa đảo ngoài đời thực nhưng lại không bị xử lý khi lừa đảo trên không gian mạng hay không thể có chuyện đe doạ giết người ở ngoài đời thực bị xử lý, còn đe doạ giết người trên không gian mạng lại được tự do.

Việc ban hành Luật An ninh mạng CÓ THỂ LÀM ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ NHƯNG ẢNH HƯỞNG Ở ĐÂY LÀ ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC, không phải tiêu cực như các trang mạng phản động đang tuyên truyền. Khi môi trường làm việc được đảm bảo, các doanh nghiệp sẽ cảm thấy yên tâm hơn để đầu tư. Dễ nhận thấy nhất là uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp được nhà nước đảm bảo ở nhiều khía cạnh ngay cả trên không gian mạng, sẽ không bao giờ xảy ra việc uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp bị đưa lên mạng để bêu rếu, hạ uy tín, hình ảnh vì mục đích cạnh tranh không lành mạnh từ các doanh nghiệp khác.

Cuối cùng, Việt Nam thuộc nhóm 20 quốc gia có số người sử dụng internet cao nhất (cụ thể là đứng thứ 12 theo số liệu năm 2017) trong khi đó số lượng người sử dụng facebook đứng thứ 7 trên thế giới. Có thể nói VIỆT NAM LÀ MỘT NƯỚC CÓ LƯỢNG NGƯỜI SỬ DỤNG INTERNET CŨNG NHƯ THAM GIA MẠNG XÃ HỘI THUỘC NHÓM CAO NHẤT TRÊN THẾ GIỚI và các công ty cung cấp các dịch vụ viễn thông, internet như Facebook, Google thừa hiểu Việt Nam là một môi trường béo bở để đầu tư và phát triển. Bên cạnh đó, trước khi ban hành dự thảo Luật An ninh mạng, ban soạn thảo cũng đã tiếp cận những người có trách nhiệm của Facebook, Google và với Hiệp hội Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN. Các đại diện của các tập đoàn cho biết sẽ điều chỉnh chiến lược của họ cho phù hợp, không hề có chuyện họ rời khỏi Việt Nam như nhiều ý kiến lo ngại.

Tóm lại, LUẬT AN NINH MẠNG LÀ MỘT THƯỚC ĐO, MỘT HÀNH LANG PHÁP LÝ QUY ĐỊNH CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG, chúng ta cũng nhận thấy các thành phần kêu gọi phản đối, tẩy chay Luật An ninh mạng và Nghị định hướng dẫn Luật An ninh mạng chủ yếu là các thành phần "dân chủ giả hiệu", "dân chủ cuội", thành phần chống đối, thường xuyên sử dụng mạng internet để nói xấu Đảng, Nhà nước, kích động biểu tình, chia rẻ sự đoàn kết của dân tộc vì chúng biết rằng khi Luật An ninh mạng chính thức có hiệu lực sẽ không có "đất" cho chúng hoạt động nữa và cũng không còn nơi để chúng có thể chơi trò "ném đá giấu tay", sử dụng các tài khoản giả mạo để phục vụ cho các mục đích, bẩn thỉu, đê hèn. 
Do đó, mọi người hãy bình tĩnh tìm hiểu rõ các nguồn thông tin, tránh bị kích động, lôi kéo tham gia các hoạt động vi phạm pháp luật để rồi khi hiểu ra vấn đề thì đã quá muộn màng.

Bảo Lộc