CÁI TÁT VÀO CÁC TỔ CHỨC LỢI DỤNG NHÂN QUYỀN CHỐNG VIỆT NAM

Với 145/189 phiếu hợp lệ Việt Nam lần thứ 2 được bầu vào Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc đã giáng ... một cái tát vào những hành động bôi đen, xuyên tạc và tìm cách ngăn cản Việt Nam của các tổ chức chống đối.

Tháng 2/2021, sau khi Việt Nam công bố ứng cử vào Hội đồng nhân quyền nhiệm kỳ 2023-2025 là thời điểm một số tổ chức nhân quyền bên ngoài thiếu thiện chí dùng mọi cách bôi đen, xuyên tạc để ngăn cản Việt Nam được bầu vào tổ chức này. Những hoạt động tuyên truyền, thông tin sai sự thật được gia tăng về cường độ và đã có những cuộc vận động các nước, các tổ chức quốc tế can thiệp không đưa Việt Nam vào danh sách đề cử. Tháng 6/2022, tổ chức “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam” công bố về cái gọi là “Báo cáo về nhân quyền tại Việt Nam giai đoạn 2021-2022”. Ngay sau đó một số tổ chức, cá nhân chống phá Việt Nam hưởng ứng đưa ra nhiều tài liệu phiến diện về tình hình dân chủ, nhân quyền. Cho rằng “tình trạng bắt bớ và cầm tù những người sử dụng quyền tự do ngôn luận để bày tỏ chính kiến lên đến tột đỉnh”, “tình hình nhân quyền ở quốc gia độc đảng không có chuyển biến tích cực, trái lại mọi thứ tồi tệ hơn trước”. Tiếp tục lập lại những luận điệu về “tự do ngôn luận”, “tự do báo chí”, “đàn áp tôn giáo”, “bắt bớ giam cầm những người bất đồng chính kiến”, “tù nhân lương tâm” và “ trả tự do cho những nhà blogger đối lập”... Chúng đưa ra dẫn chứng về bắt giữ các đối tượng trong nhóm “Báo sạch” và cho rằng số này bị bắt vì “đưa nhiều tin điều tra về tham nhũng”...

Một số tổ chức ở nước ngoài, thông qua đối tượng lợi dụng dân chủ trong nước cung cấp thông tin sai lệch, hình thành các bản “Thư ngỏ”, “Đề án dân quyền”, “Báo cáo tự do tôn giáo”, “Báo cáo tự do báo chí”…gửi Liên hợp quốc, Liên minh Châu Âu, Bộ ngoại giao Hoa kỳ. Những phương thức, thủ đoạn lợi dụng các vấn đề nêu trên không mới nhưng được hâm nóng nhằm tăng thêm tính thời sự.

Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn cố gắng để tự do, dân chủ, nhân quyền ngày càng hoàn thiện, phát triển; đời sống của người dân ngày càng được nâng cao. Điều 14 Hiến pháp Việt Nam năm 2013 nêu rõ: “Ở nước CHXHCN Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”. Nguyên tắc hoạt động của Nhà nước là lấy người dân làm trung tâm, vì dân phục vụ, phát huy những quyền cơ bản của con người. Sự nghiệp đổi mới đem đến nhiều thành tựu về vật chất, tinh thần chính là nguồn lực to lớn cho điều kiện chăm lo nhân quyền đầy đủ nhất.

Trong đại dịch Covid-19, Nhà nước Việt Nam đã kịp thời chuyển hướng hành động trong phòng, chống dịch, chăm lo sức khỏe, đời sống của toàn dân với phương châm “không ai bị bỏ lại phía sau”. Hàng trăm triệu liều vắc xin được mua; hàng triệu người mắc bệnh được cách ly, chữa bệnh miễn phí; hàng chục ngàn tỉ đồng từ ngân sách hỗ trợ cho an sinh xã hội là những nỗ lực rất lớn của nhà nước trong điều kiện kinh tế đang còn nhiều khó khăn. Những hành động kịp thời, hiệu quả đó đã giúp người dân quyền được hưởng chăm sóc y tế, quyền sống, quyền sinh kế trong mọi hoàn cảnh. Chúng ta cam kết trước cộng đồng quốc tế về chính sách của Đảng, Nhà nước lấy con người là vị trí trung tâm, đảm bảo người dân được chia sẻ, hưởng thụ và phát triển toàn diện. Tiếp tục khẳng định và chứng minh tính ưu việt của chế độ xã hội mà người dân được sống trong một đất nước hòa bình, hạnh phúc.

Đó chính là những giá trị cao nhất về nhân quyền mà không thế lực chống đối nào có thể xuyên tạc, phủ nhận được sự thật. Phải chăng đó là cái tát vào các tổ chức lợi dụng nhân quyền để chống nhà nước Việt Nam.

  NGUYỄN PHƯỚC HÒA