LẦN ĐẦU TIÊN CÔNG BỐ CÁC TÁC PHẨM HỘI HỌA CỦA VUA HÀM NGHI

31 bản sao các tác phẩm nghệ thuật là tranh, tượng do vua Hàm Nghi sáng tác ở Alger (Algeria) đã được công bố tại Bảo tàng cổ vật cung đình Huế.

Cuối giờ chiều ngày 10/1 tại Nhà Tế Tửu - Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô (BTDTCĐ) Huế đã ra mắt Không gian trưng bày “Vua Hàm Nghi, cuộc đời và nghệ thuật”, nhân kỷ niệm 80 năm ngày mất của vua Hàm Nghi (1944 - 2023).

Đây cũng là dịp Trung tâm BTDTCĐ Huế giới thiệu đến công chúng về cuộc đời, sự nghiệp của một vị vua yêu nước, một nghệ sĩ tài hoa.

Không gian trưng bày “Vua Hàm Nghi, cuộc đời và nghệ thuật” sẽ được khai mạc vào lúc 17 giờ, ngày 10.01.2023 tại Nhà Tế Tửu – Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế.
Không gian trưng bày “Vua Hàm Nghi, cuộc đời và nghệ thuật” tại Nhà Tế Tửu - Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế

Tại đây, công chúng có dịp tìm hiểu thêm về cuộc đời của vua Hàm Nghi - vị vua thứ 8 của nhà Nguyễn từ khi lên ngôi, giai đoạn chống Pháp, giai đoạn lưu đày tại Alger, 31 bản sao các tác phẩm nghệ thuật là tranh, tượng do nhà vua sáng tác ở Alger và đặc biệt là bức tranh gốc của vua Hàm Nghi do một cá nhân (xin giấu tên) hiến tặng cho Trung tâm BTDTCĐ Huế.

Trong quá trình sưu tầm tư liệu về vua Hàm Nghi, Trung tâm BTDTCĐ Huế đã nhận được sự hỗ trợ của tiến sĩ  Amandine Dabat - hậu duệ đời thứ 5 của vua Hàm Nghi, Viện Viễn đông Bác cổ Pháp, Bác sĩ Gerard Chapuis (Pháp), Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân (Huế), Hội Nghiên cứu và Phát triển Di sản Văn hóa Huế.

Nhiều tư liệu quý về vua Hàm Nghi đã được giới thiệu tại không gian trưng bày
Nhiều tư liệu quý về vua Hàm Nghi đã được giới thiệu tại không gian trưng bày

Tại không gian này, ngoài nội dung trưng bày trực quan, du khách còn được tìm hiểu, khám phá thông qua thiết bị trình chiếu cảm biến không dây, sách tương tác giới thiệu các thông tin, hình ảnh, video clip về cuộc đời của vua Hàm Nghi. Đây cũng là nơi tổ chức các chương trình trải nghiệm, giáo dục lịch sử, giáo dục di sản cho học sinh, sinh viên trong và ngoài tỉnh.

Một số hình ảnh tại buổi ra mắt Không gian vua Hàm Nghi:

TS.Amandine Dabat, Nhà nghiên cứu lịch sử nghệ thuật, Hậu duệ đời thứ 5 của vua Hàm Nghi
Tiến sĩ Amandine Dabat (mặc áo dài đỏ) - nhà nghiên cứu lịch sử nghệ thuật, hậu duệ đời thứ 5 của vua Hàm Nghi có mặt tại không gian trưng bày
Nhiều hiện vật quý về vua Hàm Nghi lần đầu tiên được đưa về Việt Nam để công chúng thưởng lãm
Nhiều hiện vật quý về vua Hàm Nghi lần đầu tiên được đưa về Việt Nam để công chúng thưởng lãm
Bức tranh phong cảnh vua Hàm Nghi vẽ khi ở Alger (Algeria)
Bức tranh phong cảnh vua Hàm Nghi vẽ khi ở Alger (Algeria)
Đông đảo du khách nhà nghiên cứu đến xem
Đông đảo du khách cũng như các nhà nghiên cứu đến triển lãm
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân kể về quá trình cùng gai đình vua Hàm Nghi Hội Nghiên cứu và Phát triển Di sản Văn hoá Huế đưa các tưu liệu về Việt Nam
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân kể về quá trình cùng gia đình vua Hàm Nghi; Hội Nghiên cứu và Phát triển Di sản Văn hoá Huế đưa các tư liệu quý hiếm về Việt Nam
: TS.Amandine Dabat, Nhà nghiên cứu lịch sử nghệ thuật, Hậu duệ đời thứ 5 của vua Hàm Nghi
Tiến sĩ Amandine Dabat giới thiệu về không gian trưng bày
Bức ảnh vua Hàm Nghi lúc ở : TS.Amandine Dabat, Nhà nghiên cứu lịch sử nghệ thuật, Hậu duệ đời thứ 5 của vua Hàm Nghi
Bức ảnh vua Hàm Nghi thực hiện tác phẩm điêu khắc lúc ở Alger 
Vua hàm Nghi bên tác phẩm điêu khắc đầu tiên của mình
Vua Hàm Nghi bên tác phẩm điêu khắc đầu tiên của mình
TS.Amandine Dabat, Nhà nghiên cứu lịch sử nghệ thuật, Hậu duệ đời thứ 5 của vua Hàm Nghi
 Tiến sĩ Amandine Dabat tặng sách cho ông Bửu Nam - Chủ tịch Hội đồng Nguyễn Phước tộc
Đây là lần đâu tiên những bức tranh do vua Hàm Nghi vẽ được công bố
Đây là lần đầu tiên những bức tranh do vua Hàm Nghi vẽ được công bố rộng rãi đến công chúng Việt Nam

 

PHỤ NỮ ONLINE