CẢNH BÁO "BẪY NỢ" HAY TRUYỀN BÁ "BÀI TRUNG"???

 

Những ngày gần đây, thông tin Sri Lanka tuyên bố chính thức vỡ nợ đã làm cộng đồng mạng dậy sóng. Chuyện không có gì đáng nói nếu một trong những chủ nợ của Sri Lanka có Trung Quốc, các trang báo rẻ tiền như BBC, VOA, RFA, "Việt Tân" liên tục đăng tải bài viết với nội dung cho rằng chính Trung Quốc là nguyên nhân chính dẫn đến Chính quyền Tổng thống Rajapaksa tuyên bố vỡ nợ, "cảnh báo" Sri Lanka là tấm gương cho Việt Nam trong tương lai nếu như không "thoát Trung, thân Mỹ".

Trung Quốc - nguồn cơn của mọi tai họa nhưng là "hũ vàng vô tận" của đám "dân chủ"

Cứ nhắc đến "ông hàng xóm to béo" Trung Quốc của chúng ta, không người cảm thấy ác cảm, không vui vẻ gì, bất cứ chuyện gì liên quan đến Trung Quốc đều là những điều không tốt đẹp. Sự sụp đổ của Chính quyền Tổng thống Sri Lanka Rajapaksa cũng vậy, có rất nhiều nguyên nhân khiến tình hình chính trị tại quốc gia này trở nên hỗn loạn do khủng hoảng kinh tế, việc Sri Lanka không có khả năng trả các khoản nợ của các quốc gia và các tổ chức tài chính quốc tế cũng là những nguyên nhân chính. Thế nhưng, chỉ vì trong các chủ nợ có tên Trung Quốc, các đài báo rẻ tiền BBC, VOA, RFA và đám khủng bố "Việt Tân" lại như "lượm được vàng" khi lợi dụng tâm lý "ngại Trung Quốc" của nhân dân ta để cố tình cho rằng mọi chuyện điều do "sập bẫy nợ Trung Quốc". Thế nhưng trong các bài viết chúng lại không đưa ra thống kê cụ thể các khoản nợ mà Sri Lanka phải trả (trong đó Trung Quốc chỉ chiếm 10%, còn lại thuộc về các quốc gia Nhật, Ấn Độ, Ngân hàng Thế giới…) mà chỉ nhắm vào Trung Quốc và các mưu đồ chính trị mà Trung Quốc áp đặt cho các quốc gia đang dính "bẫy nợ" của chính quyền Tập Cận Bình.

Rõ ràng các đài báo rẻ tiền và đám khủng bố "Việt Tân" đã quá đánh giá cao Trung Quốc và hạ thấp các quốc gia phương Tây trong đó có "mẫu quốc" Hoa Kỳ của chúng khi cho rằng chỉ mỗi Trung Quốc biết sử dụng "ngoại giao bẫy nợ". Thực tế, lãnh đạo của các quốc gia cho vay hoặc được vay điều hiểu rõ những chiêu bài chính trị thông qua các chính sách vay khổng lồ để sử dụng đòn bẩy chính trị áp dụng cho các quốc gia được vay. Tùy vào hoàn cảnh, điều kiện, vị thế, tiềm năng của từng quốc gia, vùng lãnh thổ mà đội ngũ lãnh đạo sẽ tính toán mức độ rủi ro thông qua các mức vay, âm mưu chính trị của các nước cho vay đối với quốc gia để áp dụng các biện pháp ngoại giao thông qua đàm phán, không để rủi ro ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước, hài hòa giữa lợi - hại, được - mất khi vay, tận dụng hết khả năng nguồn vốn vay mang lại. Do đó, việc Sri LanKa rơi vào khủng hoảng kinh tế dẫn đến mất khả năng trả nợ không phải do các nguồn vay mà do: Không thể phát huy được nguồn vốn vay; sai lầm trong chính sách cải cách trong đó có chính sách cấm nhập phân bón vô cơ, chính sách phát triển kinh tế sai lầm của Chính phủ đã nhanh chóng thất bại, để lại hậu quả là sự suy giảm sản lượng nông nghiệp chưa từng thấy, biến Sri Lanka từ một nước tự cung tự cấp gạo thành nước nhập khẩu hơn 600 triệu USD gạo nước ngoài, cùng với mức tăng giá chóng mặt của dầu mỏ, khí đốt do căng thẳng Nga - Ukraine và hậu quả kinh tế do dịch bệnh Covid-19 mang lại đã khiến giá cả tăng phi mã, dẫn đến sự mất kiểm soát của chính quyền Sri LanKa.

Vậy vai trò của Trung Quốc dẫn đến khủng hoảng kinh tế ở Sri LanKa là gì? Chỉ vì vài đòn "ngoại giao bẫy nợ" đã khiến nền chính trị một quốc gia sụp đổ?

Cảnh giác "bẫy nợ" chỉ với Trung Quốc?

Thủ tướng Anh Winston Churchill từng có câu nói để đời: “Không có bạn bè vĩnh viễn, không có kẻ thù vĩnh viễn. Chỉ có lợi ích quốc gia là vĩnh viễn”. Đó là một ý kiến gợi lên cho mỗi chúng ta những suy nghĩ nghiêm túc về đường lối ngoại giao của các nước trên thế giới. Việt Nam cũng không ngoại lệ, bất cứ quốc gia nào có mưu đồ chính trị thâm độc đối với Việt Nam bao gồm cả Trung Quốc, Hoa Kỳ thông qua các đòn "bẫy nợ" đều phải cảnh giác ở mức cao độ. Việc "Việt Tân" cho rằng "lên án sự thiếu minh bạch và lệ thuộc của nhà cầm quyền CSVN vào các khoản vay đến từ Trung Quốc. Nếu như Việt Nam không có những đối sách hữu hiệu với các dự án đầu tư từ Trung Quốc, thì nguy cơ Việt Nam phải vỡ nợ theo chân Lào và Sri Lanka là hoàn toàn có thể xảy ra. Đến lúc đó, Việt Nam sẽ phải chấp nhận những thỏa thuận bất lợi để gán nợ như hy sinh chủ quyền hoặc phải bán tài sản đất nước" chỉ là trò "quy chụp" giữa Trung Quốc với các quốc gia thù địch với Việt Nam. Chúng chỉ ra mức nợ công của Việt Nam nhưng không đưa ra được tỉ lệ phần trăm (%) của Trung Quốc là bao nhiêu trong tổng số các quốc gia, tổ chức tài chính Thế giới mà Việt Nam đang vay để phát triển đất nước. Qua đó chúng đòi "dạy" Việt Nam cách đề phòng âm mưu của Trung Quốc, phải minh bạch các dự án liên quan Trung Quốc nhưng với các quốc gia khác thì không.

Thông qua bài viết, nhiều ý kiến trào phúng rằng "Việt Tân" nên "dạy" chính quyền Việt Nam cách bán nước và tháo chạy nhanh nhất có thể khi mất chế độ thì hay hơn vì nhiều chính khách Sri LanKa đã không thể làm tốt điều này. Việc chúng chỉ nhằm vào Trung Quốc chỉ để truyền bá tư tưởng "thoát Trung thân Mỹ", xuyên tạc đường lối ngoại giao của Việt Nam chứ không phải vì lợi ích của người dân. Thực tế, chính sách ngoại giao của Việt Nam luôn theo phương châm: "Tăng cường song phương, nâng tầm đa phương", "sẵn sàng làm bạn, đối tác tin cậy, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế", “Bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia - dân tộc, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng, cùng có lợi” trong quan hệ đối ngoại thời kỳ hội nhập quốc tế là phải kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn làm phương hại đến lợi ích quốc gia - dân tộc Việt Nam. Do đó, moi hành vi lợi dụng Trung Quốc, tình hình Sri LanKa để xuyên tạc chính sách đối ngoại, phát triển kinh tế của Việt Nam điều phải bị vạch trần, lên án. Chúng ta cần cảnh giác với những luận điệu xuyên tạc, bịa đặt trên!!!

MINH KHÁNH