Về Huế ngắm vẻ bình yên trên phá Tam Giang

Du lịch Huế, ngoài Đại Nội, lăng tẩm, còn có một vùng đầm phá, mang tên Tam Giang. Mang trong mình vẻ đẹp hoang sơ, bình yên và thơ mộng khiến ai lần đầu đặt chân tới cũng phải trầm trồ, xuýt xoa. Dành trọn một ngày ngắm vẻ bình yên trên phá Tam Giang mênh mông sóng nước.

Cách di chuyển tới phá Tam Giang

Tam Giang là một phá, thuộc hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai. Có chiều dài 24km, diện tích 52km2, theo hướng Tây Tây Bắc – Đông Đông Nam, từ cửa sông Ô Lâu đến sông Hương, ra cửa biển Thuận An, đầm phá Tam Giang thuộc địa phận 12 xã và 3 huyện của tỉnh Thừa Thiên Huế. Từ đây, bạn cũng đủ mường tựa độ rộng lớn, quy mô của phá Tam Giang rồi. 
 

Một góc phá Tam Giang nhìn từ trên xuống
Một góc phá Tam Giang nhìn từ trên xuống

Muốn di chuyển tới phá Tam Giang, thực sự không hề khó. Xuất phát từ trung tâm thành phố Huế, men theo con đường tới biển Thuận An, lúc này, đầm phá cồn cát sẽ lúc ẩn, lúc hiện. Nếu bạn không rõ có thể dùng google map, hoặc hỏi người dân gần đó.

Trên con đường di chuyển tới phá Tam Giang, du khách được chiêm ngưỡng những khu làng nằm im lìm như mảnh đất Cố đô xưa. Những cánh đồng xanh rờn, đong đưa trước gió, mang tới cảnh đẹp bình yên đến lạ. 

Phá Tam Giang đẹp nhất lúc nào?

Lần đầu đặt chân tới Huế, ai cũng háo hức muốn chiêm ngưỡng đầm phá nước lợ lớn nhất Đông Nam Á. Tuy nhiên nhiều khách du lịch thắc mắc, phá Tam Giang đẹp nhất lúc nào. Khoảng thời gian từ 5h30 tới 17h30 trong ngày là thời điểm phá đẹp nhất, lung linh và huyền ảo (Nên đến vào mùa khô khoảng tháng 3 - 7 hàng năm).
 

Phá Tam Giang đẹp nhất từ sáng sớm tới lúc chiều tà
Phá Tam Giang đẹp nhất từ sáng sớm tới lúc chiều tà

Vừa được ngắm bình minh, vừa được chiêm ngưỡng cảnh hoàng hôn buông xuống, lúc này cảnh vật phá buông sắc. Trước khung cảnh này, bạn khó nào kiềm nén cảm xúc, nhiều cung bậc sắc thái chợt ùa về.

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp phá Tam Giang 

Một đồi cát mênh mông đan xen những vùng nước cứ hiện ra trước mắt, một khung cảnh bình yên, đôi lúc bất gặp một làn gió thoảng mây bay. Vẻ đẹp ấy mang tới một nét hoang sơ, yên tĩnh và bình yên trong cõi lòng. 

Ngoài đồi cát, vùng nước, điểm nhấn trên phá là những chiếc thuyền mưu sinh của người dân bản địa. Đời sống trên phá rất là nhộn nhịp, sinh động. Người người giăng lưới ra xa, thu về đầy ắp chiến lợi phẩm nào là tôm, cá… 
 

Cuộc sống mưu sinh người dân trên phá
Cuộc sống mưu sinh người dân trên phá

Bắt cá trên phá Tam Giang
Bắt cá trên phá Tam Giang

Đằng sau nụ cười thu hoạch ấy là đôi bàn chân gầy sạm, giọt mồ hôi lăn trên đôi má, suốt ngày “hoà” với Mẹ thiên nhiên. Chứng kiến cảnh tượng ấy, cảm nhận xót xa sự vất vả kiếm miếng cơm manh áo của người dân nơi này.
 

Cảnh tượng một gia đình trên phá
Cảnh tượng một gia đình trên phá
Cảm nhận sự vất vả người dân trên phá
Cảm nhận sự vất vả người dân trên phá

Đến đây, du khách không chỉ ngồi trên những đồi cát ngắm nhìn khung cảnh. Bạn còn có thể trải nghiệm trở thành “ngư dân” thứ thiệt 1 ngày trên phá. Xuôi theo dòng nước, trên con thuyền nhỏ, giăng lưới ra xa, ngồi đợi cá tôm “mắc bẫy”. Trải nghiệm lần đầu được thu về chiến lợi phẩm, cảm giác vui đến khó tả và cả một không gian chợt rộn ràng trong tiếng cười sảng khoái.
 

Trải nghiệm xuôi dòng nước trên chiếc thuyền ở phá
Trải nghiệm xuôi dòng nước trên chiếc thuyền ở phá

Mặt trời đỏ rực soi sáng trên mặt nước mênh mông khuất dần khi ánh sáng mặt trời bắt đầu ngày mới. 
Bình minh ló dạng bắt đầu ngày mới ở phá
Bình minh ló dạng bắt đầu ngày mới ở phá

Cảnh càng buồn thấm đượm khi chiều về trên phá Tam Giang. Sắc tím buông xuống, giữa mênh mông trời nước, mang tới khung cảnh lãng mạn, hiền hoà và trữ tình. Nhiều áng văn, thơ ca đã được ra đời từ bối cảnh thiên nhiên ngoạn mục này:

“Phá Tam Giang chiều ráng đỏ

Màu hoàng hôn buông chơi vơi

Mênh mang mạn thuyền sóng vỗ

Cánh chim tung trời về đâu?”

Chiều hoàng hôn buông xuống ở phá
Chiều hoàng hôn buông xuống ở phá

Sắc tím hoàng hôn nhuộm cả góc trời Tam Giang
Sắc tím hoàng hôn nhuộm cả góc trời Tam Giang

Thưởng thức “sản vật” tại phá Tam Giang

Sau chuỗi thời gian vi vu, trải nghiệm trên phá, chiếc bụng của bạn đã bắt đầu kêu inh ỏi. Thú vui ngồi trong những chiếc chòi gần đó ở đầm Chuồn (thuộc hệ thống đầm phá Tam Giang), thưởng thức “sản vật” nơi đây quả là hấp dẫn.  

Về đầm Chuồn có nhiều nhà hàng, Đầm Chuồn Hội Quán, Đầm Chuồn Hương Quán, Đầm Chuồn Việt Quán, Đầm Chuồn Lộng Gió… bạn tha hồ lựa chọn. Giữa mênh mông sóng nước, gió thổi mát rượi, ngồi nhâm nhi tách bia Huda (loại bia mang thương hiệu xứ Huế - nhất định phải thử) cùng với thưởng thức hải sản: tôm, cua, mực… còn gì bằng. 
Đầm Chuồn được dựng ở phá Tam Giang
Đầm Chuồn được dựng ở phá Tam Giang 
 

Thưởng thức hải sản tươi ngon ở Đầm Chuồn
Thưởng thức hải sản tươi ngon ở Đầm Chuồn

Và tất nhiên, đã về phá Tam Giang, đừng quên thưởng thức món bánh khoái cá kình, chỉ có ở nơi này. Đừng lỡ hẹn với món ăn có một không hai này.
Công đoạn chế biến bánh khoái cá kình
Công đoạn chế biến bánh khoái cá kình
Thưởng thức bánh khoái cá kình chấm kèm với mắm
Thưởng thức bánh khoái cá kình chấm kèm với mắm

Dành trọn một ngày tận hưởng vẻ đẹp phá Tam Giang, còn thời gian, bạn có thể ghé thăm những địa danh gần đó. Đó là: Làng chài Thái Hạ, rừng ngập mặn Rú Chá. 
Ghé thăm làng chài Thái Hạ
Ghé thăm làng chài Thái Hạ
Rừng ngập mặn Rú Chá trên cao nhìn xuống
Rừng ngập mặn Rú Chá trên cao nhìn xuống
 Rừng ngập mặn nguyên sinh quý hiếm ở Huế
Rừng ngập mặn nguyên sinh quý hiếm ở Huế

Một cuộc sống bình yên, quá đỗi mộc mạc, chỉ có ở phá Tam Giang, khác xa với nhịp sống bộn bề nơi phố thị. Trên con phá mênh mông ấy, con người quá đỗi nhỏ bé. Một ngày về với Huế, đừng quên ghé thăm phá, Tam Giang lúc nào cũng dang tay chào đón bạn như những người thân trở về cố hương. 


Theo Báo Du Lịch