KHU CHỨNG TÍCH LAO THỪA PHỦ

Khu chứng tích lao Thừa Phủ nguyên là trại Thuỷ Sư (nơi ở của đơn vị Thuỷ binh nhà Nguyễn). Năm 1899, thực dân Pháp và chính quyền tay sai đã biến nơi đây thành nhà giam chính của Phủ Thừa Thiên và lao Thừa Phủ ra đời từ đó, trở thành địa ngục trần gian trong lòng thành phố Huế.

Ngay trong chốn lao tù, Đảng bộ lao Thừa Phủ ra đời do đồng chí Lê Viết Lượng làm Bí thư đã nhanh chóng tập hợp được đông đảo các chiến sĩ Cộng sản, đảng viên cốt cán, thanh niên, trí thức, đồng bào yêu nước bị bắt giam tại đây thực hiện nhiều hình thức đấu tranh chính trị. Thông qua các cuộc họp Chi bộ, Chi bộ Đảng lao tù đã có những chủ trương, đường lối, quyết định đúng đắn, sáng tạo phù hợp với tình hình của phong trào đấu tranh cách mạng ở trong và ngoài nhà lao lúc bấy giờ như: Gửi các yêu sách, tuyệt thực, la hét, vượt ngục… đòi cải thiện chế độ lao tù; tuyên truyền công tác binh vận; xây dựng và phát triển tổ chức Đảng trong nhà lao. 

Nhà lao Thừa Phủ là nơi chứng kiến những người Cộng sản kiên trung với Đảng như các đồng chí: Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh, Hoàng Anh, Lê Viết Lượng, Tố Hữu, Lê Chưởng, Hải Triều, Nguyễn Sơn… và rất nhiều chiến sĩ, đảng viên, đồng bào yêu nước phải đối mặt với chế độ lao tù tàn ác của thực dân Pháp và bè lũ tay sai nhưng vẫn giữ vững khí tiết của người chiến sĩ Cộng sản. 

Năm 1899, thực dân Pháp lấy một phần khu đất trại Thủy Sư triều Nguyễn làm trại giam chính của phủ Thừa Thiên, cái tên Thừa Phủ bắt đầu từ đó, trở thành "địa ngục trần gian" trong lòng thành phố Huế.

Cách mạng tháng Tám thành công ở Thừa Thiên Huế (23/8/1945), lao Thừa Phủ bị đập phá nhiều chỉ giữ lại một số buồng giam để giữ bọn phản cách mạng thân Nhật.

Sau khi chiếm lại Huế, thực dân Pháp đã cho xây dựng lại. Sau ngày trở lại xâm lược Việt Nam lần 2, thực dân Pháp vẫn tiếp tục sử dụng lao Thừa Phủ để làm nơi giam giữ và tra tấn các chiến sĩ Cộng sản. 

Giai đoạn 1954 - 1975: Khu nhà giam lao Thừa Phủ được sử dụng dưới chế độ cai trị của Mỹ - Diệm với nhiều nét mới và được xây dựng theo hướng hiện đại hơn (xây mới, sửa sang hệ thống phòng thủ; hàng rào kẽm gai; trang bị súng ống các loại; hệ thống mìn định hướng...). Sau khi nhận thất bại hoàn toàn ở chiến dịch Điện Biên Phủ và ký kết hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, thực dân Pháp phải rút khỏi nước ta, kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương đồng thời chấm dứt luôn  thời kỳ đen tối mà thực dân Pháp đã gây ra khi cai trị ở lao Thừa Phủ.


Nhà lao Thừa Phủ thời Mỹ chiếm đóng (ảnh tư liệu)

Sau năm 1954, dưới chính quyền Việt Nam Cộng hòa của tổng thống Ngô Đình Diệm, "bạo chúa miền Trung" Ngô Đình Cẩn (em trai của Ngô Đình Diệm) đã cho cải tạo lao Thừa Phủ thêm nhiều khu nhà biệt giam, hầm tối, chuồng cọp để làm nơi giam giữ và tra tấn những chiến sĩ Cộng sản và những người yêu nước bị chúng bắt giam tại đây.

Từ sau năm 1975, nhà lao Thừa Phủ tiếp tục trở thành trại tạm giam của tỉnh Bình Trị Thiên và của tỉnh Thừa Thiên Huế, duy trì cho đến năm 2010.

Đến năm 2010, để thực hiện Dự án mở rộng Trung tâm điều trị theo yêu cầu của Bệnh viện Quốc tế - Trung ương Huế, lao Thừa Phủ được di dời đi nơi khác, chỉ giữ lại một phần để tôn tạo Khu chứng tích lao Thừa Phủ.

Từ năm 2019, lao Thừa Phủ được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt đầu tư dự án bảo tồn và phục dựng giá trị, triển khai thực hiện trong 2 năm 2019 - 2020. 

Người tù khi bị bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ phải chịu vô vàn các kiểu tra tấn dã man, tàn ác hơn cả thời Trung cổ của thực dân Pháp như: Giật từng mảng tóc bất kể nam hay nữ; bắt uống nước xà phòng hay nước tiểu; bắt người tù quỳ bằng hai gối hay toàn thân trên lò than nóng; đóng đinh vào tay, chân hay dương vật của nam giới; dùng các que sắt nung đỏ dí vào những phần mềm trên cơ thể của người tù như háng, má, mông, nách, ngực…. và rất nhiều hình thức tra tấn rất dã man khác khiến cho người tù vô cùng đau đơn.

Hình ảnh triển lãm mô phỏng lại tôi ác chiến tranh tại Nhà lao Thừa Phủ và tinh thần cách mạng của quân và dân ta

Bên cạnh bị tra tấn một cách dã man, tàn bạo thì đời sống của người tù khi bị bắt giam ở đây vô cùng cực khổ và khắc nghiệt, cửa xà lim luôn luôn đóng kín và chỉ trừa 1 lỗ nhỏ để thở, cơm không đủ ăn nước không đủ uống; người tù phải sống trong một không gian chật hẹp, bẩn thủi và thiếu không khí để thở, các tù nhân phải thay phiên nhau ghé mũi vào các khe của sổ hay phải nằm chen chúc nhau trên nền sàng xi măng bẩn thỉu để có thể hít thở được một ít không khí từ bên ngoài.

Theo lệ trong tù, những người đã lãnh án, được ở chung phòng, nhờ đó các chiến sĩ Cộng sản đã cùng nhau hoạt động có tổ chức về các mặt: đời sống vật chất, sinh hoạt chính trị (thảo luận tình hình, nhiệm vụ cách mạng, học tập văn hóa và giải trí) trong các buổi họp Chi bộ hoặc các lúc rãnh rỗi. Đặc biệt là đồng chí Tố Hữu, người bị bắt giam ở lao Thừa Phủ vào tháng 4/1939 (cán bộ thông tin tuyên truyền ở nhà lao) thực hiện nhiều hoạt động tuyên truyền, dạy chính trị và văn hóa, giới thiệu với anh em tù một số tác phẩm quan trọng như: Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, Nguyên lý của chủ nghĩa Lênin... đồng thời dạy tiếng Pháp, tiếng Trung cho một số anh em tù chính trị cũng như tù kinh tế, tù nhân nữ, thường phạm bị bắt giam ở đây. Với các hình thức tuyên truyền sáng tạo qua thơ ca, lời bài hát và các tác phẩm thơ, nội dung các mạng được truyền tay nhau trong tù và ra bên ngoài bằng những chiếc lá gội non. Qua đó, phần nào đã khẳng định được vai trò và sứ mệnh to lớn của Chi bộ lao Thừa Phủ về việc lãnh đạo và dẫn dắt các chiến sĩ Cộng sản, đồng bào yêu nước tiếp tục cuộc đấu tranh cách mạng trong chốn lao tù.

Trong thời gian bị bắt giam ở lao Thừa Phủ, nhiều tác phẩm thơ của đồng chí Tố Hữu đã ra đời bài như: Tâm tư trong tù; Con chim của tôi,  Nhớ đồng và rất nhiều bài thơ khác.

Lao Thừa Phủ ban đầu có quy mô nhỏ, sau đó thực dân Pháp và đế quốc Mỹ mở rộng dần, xây dựng thêm theo kiểu nhà tù phương Tây. Dưới nền cai trị của thực dân Pháp, hệ thống nhà lao gồm hai khu tách biệt bằng những bức tường cao; khu vực lớn để giam tù nhân nam, khu vực nhỏ hơn để giam tù nhân nữ; trong hai khu đó lại chia thành những phòng giam tù kinh tế, tù chính trị, quan chức Pháp có tội... Đặc biệt hơn, thực dân Pháp còn cho xây dựng hệ thống xà lim, ngục tối để biệt giam đối với các chiến sĩ Cộng sản, những người mà chúng liệt vào hàng nguy hiểm cần cách ly với bên ngoài. Hệ thống xà lim gồm 18 buồng, rộng 1,2m, dài 2m, mỗi buồng chỉ có 1 lỗ thông hơi nhỏ, xung quanh đều được xây bằng bê tông khá kiên cố.

Trong giai đoạn 1954 - 1975, Khu nhà giam lao Thừa Phủ hoàn hiện hơn thời kỳ trước đó với việc xây mới, sửa sang hệ thống phòng thủ; rào thêm kẽm gai; trang bị súng ống các loại; ngoài ra đế quốc Mỹ - Việt Nam Cộng hòa còn sử dụng thêm một hệ thống mìn định hướng rất tinh vi trong trong toàn hệ thống nhà lao, nếu cần chúng sẽ kích nổ nhằm thủ tiêu tất cả các tù nhân đang bị giam giữ.

Đến năm 2010, để thực hiện Dự án mở rộng Trung tâm điều trị theo yêu cầu của Bệnh viện Quốc tế - Trung ương Huế, lao Thừa Phủ được di dời đi nơi khác, chỉ giữ lại một phần để tôn tạo Khu chứng tích lao Thừa Phủ.

Hiện nay, với dự án bảo tồn và phục dựng giá trị Khu chứng tích lao Thừa Phủ do UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt đầu tư (thực hiện trong 2 năm 2019 - 2020) đã bảo tồn nguyên trạng các hạng mục cần giữ lại như: Tháp canh; nhà 2 tầng được xây dựng thời Mỹ - Việt Nam Cộng hòa, lô cốt; hệ thống tường rào gai; phục hồi nguyên trạng nhà giam thời thực dân Pháp cai trị và cổng Lao Thừa Phủ; xây dựng hệ thống giao thông nội bộ phục vụ khách tham quan. Tổng diện tích được giữ lại cho khu chứng tích là khoảng 1.300m2.

Ngày nay, Khu chứng tích lao Thừa Phủ được đưa vào hoạt động, đón khách tham quan đã và đang trở thành địa điểm tham quan và là địa chỉ đỏ trong công tác giáo dục, niềm tự hào, tinh thần học tập những tấm gương oanh liệt của cha ông trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất nước nhà cho các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ.