QUYẾT LIỆT ĐẤU TRANH VỚI TỘI PHẠM KINH TẾ ĐỂ CÓ BÀI HỌC CHO CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁN BỘ

Trong những năm qua, hoạt động khai thác gỗ rừng trồng trên địa bàn tỉnh được đẩy mạnh, đưa sản lượng gỗ trồng khai thác của Thừa Thiên Huế tăng vượt bậc so vớ thời gian trước, góp phần vào sự phát triển kinh tế tại địa phương. Tuy nhiên, do một số tồn tại, bất cập trong quá trình quản lý nhà nước đã tạo điều kiện cho các đối tượng lợi dụng để trục lợi.

Điển hình là vụ án tại Ban Quản lý Rừng phòng hộ (BQLRPH) Hương Thủy, Phòng An ninh Kinh tế và Cơ quan An ninh Điều tra - Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã điều tra, xác minh các dấu hiệu vi phạm pháp luật trong hoạt động thiết kế, thẩm định, khai thác tận thu gỗ rừng thông, cơ quan chức năng đã khởi tố 02 vụ án hình sự về các tội danh “Tội trốn thuế" và "Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng". Đồng thời, Cơ quan An ninh Điều tra đã khởi tổ 03 bị can liên quan hành vi trốn thuế gồm: Nguyễn Đăng Sáu Tý - Chuyên viên Phòng Tư pháp UBND huyện Phong Điền, Nguyễn Thị Hương – Giám đốc Công ty TNHH TH Bảo An và Lê Ngọc Tuấn – Giám đốc Công ty TNHH Ngọc Tâm Ny và 03 bị can khác về hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng gồm: Lê Hồng Khanh Giám đốc Công ty TNHH MTV Tư vấn và Dịch vụ nông lâm nghiệp Lâm Phát, Lê Hạ - Giám đốc Trung tâm Quy hoạch và thiết kế nông lâm nghiệp thuộc Sở NN&PTNT Thừa Thiên Huế và Trương Ngọc Đức - Nhân viên điều tra quy hoạch rừng của Trung tâm.

Theo phương án và dự toán khai thác tận thu 157,87 ha gỗ rừng trồng sản xuất bị thiệt hại do cháy rừng của BQLRPH Hương Thủy được phê duyệt với doanh thu là 6,2 tỷ đồng (chi phí sản xuất 2,5 tỷ đồng), giá khởi điểm đấu giá là hơn 4,3 tỷ đồng. Tháng 10/2021, sau khi trúng đấu giá với giá 5,6 tỷ đồng, Nguyễn Đăng Sáu Tỷ đã ký giấy chuyển nhượng khai thác gỗ với giá 6,5 tỷ đồng cho vợ chồng Lê Ngọc Tuấn và Nguyễn Thị Hương để tổ chức khai thác. Để phục vụ ý đổ qua mặt các cơ quan chức năng về khối lượng lâm sản sau khai thác, vợ chồng Tuấn và Hương đã lập trạm cân tại Km28 đường tránh Huế, tiến hành cân đếm, thống kê số lượng gỗ khai thác được là 6,7 triệu kg. Nhìn vào đây, số lượng này không chênh lệch so với tổng sản lượng gỗ thông thương phẩm theo phương án được duyệt là 8.512,9m3 (tương đương 6,55 triệu kg).

 Qua quá trình theo dõi sát diễn biến hoạt động, bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ, Phòng An ninh Kinh tế đã điều tra, xác minh, lần ra các đầu mối tiêu thụ. Từ chứng cứ, tài liệu thu thập được đã xác định khối lượng gỗ đã được khai thác, bản ra là hơn 16 triệu kg, với doanh thu đã thực hiện là hơn 22,3 tỷ đồng. Đồng thời, cả 03 đối tượng Sáu Tý, vợ chồng Tuấn và Hương đều không kê khai nộp thuế với các doanh thu phát sinh. Kết quả giám định về thuế của Cơ quan Công an đã xác định 03 đối tượng trên đã có hành vi trốn thuế với số tiền hơn 1,2 tỷ đồng.

Mở động điều tra, cơ quan Công an làm rõ được sai phạm của đơn vị thiết kế là Công ty Lâm Phát và đơn vị thẩm định là Trung tâm OHTKNLN phương án. Trong đó, cán bộ tham gia thiết kế ngoại nghiệp vừa đồng thời là cán bộ thẩm định; các khâu thực hiện đều không tuân thủ quy trình, vi phạm quy định của pháp luật và Quyết định số 1382/QĐ-UBND ngày 26/6/2018 của UBND tỉnh. Nghiêm trọng hơn, đối tượng Lê Hồng Khanh đã tự ý chính sử các số liệu ngoại nghiệp trong khâu thiết kế. Kết quả trưng cầu giám định và định giá tài sản của Cơ quan An ninh Điều tra, con số chênh lệch giữa thực tế với phương án được thiết kế, thẩm định là 11.454m3 gỗ thông, hành vi thiếu trách nhiệm của các cá nhân trong thiết kế, thẩm định đã gây thiệt hại cho nhà nước với số tiền hơn 5,6 tỷ đồng.

Vụ việc trên là lời cảnh tỉnh cho  cán bộ, công chức trên mọi lĩnh vực công tác nhất là số cán bộ, công chức tự đánh mất phẩm chất, đạo đức trước cám dỗ đồng tiền dơ bẩn, tư lợi cho bản thân, không toàn tâm, vẹn lực với công việc để rồi sa vào lưới thép của pháp luật.