NHẬN DIỆN “CÁCH MẠNG MÀU”

“Cách mạng màu” (colour revolution) là thuật ngữ chỉ các cuộc bạo lực chính trị có tổ chức, chính biến phi vũ trang ở quốc gia có chủ quyền nhằm lật đổ nhà nước đương nhiệm, gây ra khủng hoảng chính trị bằng phương pháp bất bạo động, có sự kết hợp giữa những kẻ chủ mưu trong nước và thế lực bên ngoài, thông qua cái gọi là “giương cao ngọn cờ dân chủ”, lôi kéo người tuần hành, biểu tình, bạo loạn lật đổ.

Các thế lực phản động lợi dụng các đề nóng nhạy cảm trong đời sống xã hội như ô nhiễm môi trường, khiếu kiện đất đai, chủ quyền biển đảo, mâu thuẫn về sắc tộc, tôn giáo để kích động người dân. Hầu hết các tổ chức phản động đều xây dựng tài khoản mạng xã hội và tổ chức thành hệ thống có kênh truyền thông chỉ đạo từ bên ngoài thông qua các phần tử chống đối từ bên trong. Có thể thấy những nước xảy ra “cách mạng màu” không được dẫn dắt và lãnh đạo bởi một đảng phái chính trị chân chính vì đất nước, dân tộc và hạnh phúc của người dân. Bên cạnh đó, sự can dự từ bên ngoài của các nước lớn với những mưu đồ chính trị riêng, điều này các tầng lớp nhân dân, người lao động khó có thể tiếp cận để hiểu rõ và lợi dụng đó sẽ làm méo mó, biến dạng các mục tiêu ban đầu của các cuộc nổi dậy. Truyền thông và mạng xã hội là một tác nhân tiêu cực trước, trong và sau các vụ bạo loạn, lật đổ khiến tình hình trở nên mất kiểm soát.

Thời gian qua, một số tổ chức phản động thường đội lốt “dân chủ”, “nhân quyền”, “dân oan”, “xã hội dân sự” để kêu gọi, kích động tập hợp lực lượng thực hiện ý đồ chống phá Đảng, Nhà nước. Các tổ chức này đưa người về nước để tuyển lựa cơ sở, thời gian gần đây chúng tập trung nhắm vào số thanh niên, sinh viên đưa ra nước ngoài đào tạo, huấn luyện thực chất là tập hợp lực lượng kích động bạo loạn, biểu tình trong nước, gây dựng các tổ chức chính trị đối lập (điển hình là vụ bạo loạn ở Đắk Lắk 6/2023), gây phức tạp đến tình hình an ninh trật tự, ảnh hưởng đến cuộc sống của nhân dân. Đối tượng sinh viên, thanh niên trí thức là lực lượng chiếm tỷ lệ đông đảo trong cuộc biểu tình của “cách mạng màu” đã xảy ra nhiều nước trên thế giới và trong khu vực.

Dân tộc Việt Nam đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh, nên chúng ta rất hiểu giá trị của độc lập, tự chủ. Vì vậy, các tổ chức chính trị xã hội phải phát huy cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, cảnh báo để các bạn thanh niên không bị mơ hồ, ảo tưởng bởi những luận thuyết kích động “vì tương lai tốt đẹp”, qua đó hiểu rõ âm mưu và bản chất của “cách mạng màu” dưới các hình thức trá hình như chia sẻ những bức xúc, kêu goi tụ tập, gây rối an ninh trật tự.

Minh Quang