LỊCH SỬ ĐÂU CHỈ LÀ MỘT MÔN HỌC THUỘC

Chương trình học mới ở Việt Nam đã đưa môn Lịch sử trở thành một môn học bắt buộc. Điều này đã gây nên nhiều tranh cãi từ phía phụ huynh và học sinh. Có một số người vẫn giữ vững quan điểm cá nhân và ý kiến: "Chỉ nên coi đây là một môn học thuộc và không cần đầu tư nhiều thời gian vào." 

Trên thế giới hiện nay, có hai cách học và dạy lịch sử. Thứ nhất là chương trình tập trung vào lịch sử quốc gia, thậm chí mang tư duy quốc gia chủ nghĩa, nhằm chuyển tải các sự kiện và các giá trị quốc gia, văn hoá và dân tộc. Thứ hai là chương trình ưu tiên đến việc tiếp nhận và nắm vững những phương pháp, kỹ năng nhằm giúp phát triển sự tự chủ, tự học ở học sinh. Đa phần một số quốc gia, kể cả Việt Nam đều đang tập trung, cố gắng để dung hoà được cả hai phương pháp nêu trên.

Với một bộ môn đòi hỏi tính phân tích và cách nhìn đa chiều như Lịch sử luôn luôn đòi hỏi người đọc, người nghe phải có tính kiên nhẫn để có thể đào sâu vào quá khứ và định vị được lịch sử của đất nước mình trong từng thời đại tương quan với thế giới và quốc tế. Hơn thế nữa, Lịch sử là một môn học giúp cho học sinh óc phản biện và tư duy sắc bén. Nhìn nhận theo một cách toàn diện, Lịch sử là một môn học vừa truyền đạt kiến thức, giúp học sinh lĩnh hội được những giá trị cao cả của đất nước từng thời điểm và cũng đồng thời rèn luyện học sinh một tư duy nhạy bén.

Bác Hồ từng nói: " Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam". Đây như một lời nhắc đến con Lạc cháu Hồng về việc giữ gìn, phát triển cội nguồn, lịch sử dân tộc để tiếp nối đến thế hệ sau những truyền thống tốt đẹp nhất. Học lịch sử không phải chỉ để qua môn mà còn để rút kinh nghiệm, bảo lưu những giá trị tinh hoa tuyệt vời mà cha ông ta để lại. Vậy thì, lý do từ đâu mà một số học sinh vẫn tiếp tục coi đây như một môn học thuộc?

Theo thống kê, hơn 70% thí sinh đạt điểm dưới trung bình môn Lịch sử trong kỳ thi THPT quốc gia, trong đó, điểm số có nhiều thí sinh đạt nhất là 3,75 điểm. Có thể thấy rằng, những con số này đã thể hiện rõ vấn đề còn tồn đọng ở giáo dục chính là cách truyền đạt Lịch sử đến cho học sinh. Liệu có phải cách học ở trường đã gây chán nản cho học sinh nên nhiều bạn không muốn tập trung vào những tiết học Sử hay không? Cách dạy chung ở phổ thông hiện nay quá khuôn khổ, không vượt ra khỏi Sách Giáo Khoa nên giáo viên phải “nạp” hết sự kiện trong một tiết, không còn thời gian để mở rộng ra do sợ “cháy” giáo án.  Giáo dục ở Việt Nam rất cần những sự cải cách và đổi mới để tạo cho học sinh cái tư duy và áp dụng được vào thực tế chứ không phải như đinh đóng chặt vào những cuốn sách, cuốn vở. Hơn thế nữa, những "người truyền đạt " cần biết rằng: Học sinh không hề chán lịch sử dân tộc. Học sinh chỉ chán cách dạy trên nhà trường.

Bất cứ nên giáo dục của một quốc gia nào cũng đều tập trung, coi trọng môn học Lịch sử, vậy nên các nhà soạn sách và giáo viên cần phải đồng hành với nhau để truyền tải đến học sinh những kiến thức một cách triệt để nhất. Thế nhưng trong một tiết học, không nên dồn ép kiến thức quá mức. Việc này sẽ gây khó khăn từ giáo viên đến cả học sinh trong việc hiểu và nhớ. Giáo viên phải biết cách làm mới cũng như sáng tạo phương pháp dạy học: sách giáo khoa chỉ là cái "giá đỡ", cái quan trọng nhất vẫn là việc truyền lửa đến các em. Lịch sử không phải là một môn dạy học mà là một môn để truyền tải thông tin, kiến thức. Hãy để bản thân những người học sinh được tìm hiểu lịch sử bằng cách riêng của họ.

Hơn thế nữa, đừng để lịch sử nằm yên trên những trang giấy. Hãy để chúng được sống dậy một lần nữa. Hãy để học sinh- những mầm non của dất nữa nước đứng lên, thoát khỏi những chiếc bàn chiếc ghế, đến những nơi di tích, bảo tồn, được đến gặp những nhân vật những nhân chứng lịch sử. Để các em biết rằng: Những trang sử được lưu lại trong sách vốn dĩ đã hào hùng, những gì đã xảy ra ở trong năm tháng bom đạn ấy còn hào hùng hơn gấp bội lần. 

Khi ta thấu hiểu được những điều đó và thấu hiểu được giá trị lịch sử, thì ngọn lửa yêu nước mới bùng cháy trong ta, lòng tự hào, tự tôn dân tộc tự khắc lớn mạnh trong ta và ta càng có ý thức, trách nhiệm dựng xây quê hương, đất nước nhiều hơn. Vì những anh hùng đi trước, vì những người đã sẵn sàng hi sinh đánh đổi cho chúng ta một thế giới đầy tốt đẹp như ngày hôm nay, những người con người cháu ở thế hệ sau phải một lòng vững bước, dốc hết sức phát triển và bảo vệ từng mảnh đất Việt. 

Trong suốt hàng nghìn năm qua, dân tộc Việt Nam luôn chứng tỏ với bạn bè nam châu là một nước có sức mạnh đoàn kết không một ai đánh bại. Ngày nay, bối cảnh quốc tế, khu vực và trong nước có những diễn biến nhanh, phức tạp, đan xen cả thời cơ và thách thức, thuận lợi và khó khăn đối với sự nghiệp đổi mới nói chung và đường lối xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc nói riêng. Những vấn đề đó đang là những thách thức đối với “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới” và sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội ở nước ta hiện nay.

Xuyên suốt một ngàn năm đánh giặc, giành nước và giữ nước của cha ông để đem đến cho con cháu đời sau một cuộc sống độc lập, tự do. Nay, đã bị những kẻ bạo loạn, vô nhân tính, đầy man rợ nổ lên những hồi súng đầy kinh hoàng. Những tiếng súng ấy không chỉ là sự đe doạ đến cuộc sống của người dân mà còn là tiếng khóc vang lên từ những người mất đi người thân trong gia đình, mất đi người bạn của đời mình. 

Lịch sử dạy cho chúng ta cách nhìn về những cuộc chiến tranh, về lòng yêu nước nồng nàn và cả việc đánh giặc, những kẻ mưu đồ cướp nước. Thế nhưng, ta quên đi mất rằng, những người chảy chung một dòng máu, sống trên cùng một mảnh đất của chúng ta cũng có thể giành lấy bất cứ lúc nào. Bản thân những người trẻ, những mầm non tương lai của đất nước cần ý thức rõ về vai trò quan trọng của môn Lịch sử và thay đổi cách nhìn nhận về môn học này. Lịch sử không phải chỉ là ngày, tháng, năm mà ở trong đó còn là những tiếng đập thổn thức từ trái tim quyết chiến hết mình vì một Việt Nam muôn năm.

Bác Hồ đã từng dạy: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Lịch sử cho ta hiểu nguồn gốc, nhìn về quá khứ để rút ra những bài học cho hiện tại và tương lai. Lịch sử cũng đồng thời nhắc nhở chúng ta sống biết ơn và sống tử tế, bởi có được cuộc sống hôm nay là sự đánh đổi mồ hôi, xương máu của thế hệ cha anh. Bởi thế, nếu quay lưng lại với môn Lịch sử thì chẳng khác nào ngược đãi và chối bỏ quá khứ, nguồn cội của chính bản thân mình.

PHÚ QUANG