LÊN ÁN VIỆC CHẠY THEO SỐ ĐÔNG

 

Bản chất của mỗi con người là chạy theo số đông. Đây như một tư duy và suy nghĩ ngầm rất lớn và khủng khiếp đã tồn tại trong xã hội hiện nay một cách đầy mạnh mẽ. 

Hiệu ứng đám đông thường được coi như một trạng thái tâm lí của con người thường xuyên chịu ảnh hưởng hay kích thích từ những người khác. Họ thường nghe theo hay " chạy theo " những cái mà số đông cho là hay, là đúng và tốt nhất mà không hề suy nghĩ hay chần chừ. Đây là hành động chủ yếu theo vô thức, theo phong trào, không hiểu rõ và không nhận thức được ý nghĩa của hành động mình đang làm, thấy người ta làm thì mình cũng bắt chước làm theo. 

Hội chứng đám đông là hành động lợi ít, hại nhiều và thường gây ra những tiêu cực trong xã hội. Hiệu ứng đám đông được thể hiện ở chỗ: nỗi sợ hãi bị đám đông phán xét và bị loại ra khỏi nhóm; là những người không quen biết cùng hùa nhau phán xét, “ném đá” một người dẫu chưa hiểu ngọn nguồn sự việc; ăn mặc theo trào lưu, nói năng theo số đông dẫu điều đó chưa hẳn có nghĩa và chưa hẳn đúng phong cách của bản thân. 

Con người sống trong xã hội nên luôn chịu sự tác động, chi phối của quy luật chung, của số đông. Do tâm lý chủ quan “số đông luôn đúng”. Thực tế cho thấy, trong nhiều trường hợp hành động của số đông bị cuốn theo hiệu ứng “tâm lý đám đông” với sự lan truyền nhanh chóng mà người trong cuộc không đủ tỉnh táo và ý thức để hiểu rõ tình hình và điều chỉnh hành vi của chính mình. Chỉ đến khi phải hứng chịu hậu quả của sai lầm thì người ta mới thức tỉnh, nhưng thường đã quá muộn, bởi “hiệu ứng đám đông” đã qua đi.

Đi trong biển người hô vang khẩu hiệu yêu nước, ta thấy lòng rạo rực, lâng lâng cảm xúc, rồi cùng sẽ góp thêm một tiếng hô. Đi trong dòng người đưa tang đang nức nở, tự nhiên ta thấy sống mũi cay cay, nước mắt chỉ trực trào ra, dù thật lòng ta chẳng có quan hệ thân thiết gì với người đã khuất, thậm chí không biết đó là ai.

Nhu cầu nhận thức cái mới, đó là trạng thái bất bình trước những tiêu cực của xã hội, là do tâm lí ích kỉ cá nhân, hẹp hòi chỉ luôn nhìn lợi ích trước mắt mà không lo nghĩ tới lợi ích lâu dài… và đặc biệt, đó là do nhận thức thấp của một bộ phận người trong xã hội, chưa hiểu, không hiểu hoặc cố tình không chịu hiểu chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước!

Bên cạnh đó, hiệu ứng đám đông còn giúp doanh nghiệp có thể tạo ra hiệu ứng dây chuyền trong mua sắm để gia tăng số lượng khách hàng mới tạo đà cho sự tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận và cả thị phần. Bởi lẽ, có thể khách hàng mua sản phẩm của công ty một cách mù quáng, chỉ vì thấy nhiều người mua mà coi nhẹ việc nghiên cứu bản thân sản phẩm. Hành vi mua này rất dễ khiến khách hàng cảm thấy hối hận sau khi bình tĩnh trở lại. Ở khu vực nông thôn, đặc trưng của nền nông nghiệp lúa nước, người ta thường tập trung để vui vẻ sau vụ mùa nhưng cũng chính ở nơi này tạo nên các hiềm khích để rồi dẫn đến việc dè bỉu, thù hằn thậm chí giữa các gia đình, dòng họ hay làng, xã với nhau

Thực trạng diễn ra đến mức phổ biến khiến chính những người Việt chúng ta phải than phiền: “Nhàn cư vi bất thiện”. Cứ rảnh rỗi, an nhàn dễ sinh ra tệ nạn, thói hư tật xấu hay những hệ lụy khác cho bản thân và xã hội.

Cứ chạy theo số đông, chúng ta sẽ mất đi chính bản thân mình. Trong cuốn sách" Bức xúc không làm ta vô can " của tác giả Đặng Hoàng Giang có một câu nói như thế này : " Thật không dễ để ta giữ ý kiến của mình trong một tập thể. Chúng ta sợ cô đơn. Chúng ta không muốn mình lẽ loi. Tuy nhiên, nếu cứ chạy theo ý kiến của số đông. Chúng ta cũng sẽ mất đi chính bản thân. Ta cần tìm được những giá trị cốt lõi của riêng mình, những niềm tin tốt đẹp phục vụ cho cuộc sống của ta và có khả năng đưa ra đánh giá riêng mà không dựa vào đám đông. Hay nói cách khác ta cần tìm được mình là ai. Để làm được điều đó, không còn cách nào khác là phải tập đứng một mình, chỉ có như vậy ta mới sống được một cuộc đời ý nghĩa.

Chuẩn mực của số đông là vực thẳm không đáy. Đừng vì sợ cô lập, sợ thiệt thòi hay thậm chí là sợ bị bỏ rơi nên đồng ý cho bản thân mình phải đáp ứng những quy tắc khắt khe của đám đông. Đó không chỉ là hành hạ bản thân mình mà còn là tự bó buộc mình vào những chiếc gai nhọn của xã hội. Chỉ vì chạy theo số đông mà ta lại phong ấn năng lực đặc biệt của bản thân. Ngày nay trên nhiều trang internet liên tục đề cập những ngành học "hot " mà sinh viên nên lựa chọn. Rồi hàng nghìn thậm chí hàng triệu học sinh đâm đầu vào đó mà không quay đầu. Việc này đã tạo ra sự chênh lệch lớn ở trong các trường đại học. Đây chính là một hệ luỵ lớn ảnh hưởng lên toàn xã hội. Sống là hãy làm điều mình thích, đừng chạy theo những thứ tân thời, lãng quên đi những giá trị cũ. Hơn hết, hãy sống chứ đừng tồn tại.

Nếu bạn cứ chạy theo số đông thì bạn chỉ mãi là cái bóng của kẻ khác. Sống và đưa ra những lựa chọn phù hợp nhất với bản thân mình chứ không phải là kỳ vọng của xã hội về mình. Nếu đại học không phù hợp với bạn, nếu kết hôn không phù hợp với bạn thì đừng làm những việc này chỉ vì mọi người xung quanh bảo bạn là bạn phải như thế vì mọi người đều thế. Khi bạn làm mọi thứ theo ý mình thì bạn sẽ biết mọi trách nhiệm là của bạn. Bạn không có cớ để đổ lỗi cho người khác. Bởi vì trong mỗi chúng ta chỉ có thể sống một lần duy nhất và không có cơ hội lần thứ hai. 

Chính vì vậy, sống một cuộc sống theo ý mình là một việc mà mình sẵn sàng trả giá cho nó, chịu trách nhiệm với nó mà bản thân không bao giờ hối hận. Đặc biệt là ở những người trẻ- những chiến binh mạnh mẽ của một đất nước, đừng sợ cô độc. Hãy biến cô độc thành độc nhất!

Văn Chương