HUỲNH VẠN HẠNH LIỆU CÓ "QUAY ĐẦU LÀ BỜ?"

Có lẽ chúng tăng ni, phật tử Phật giáo Thừa Thiên Huế không quên bài viết "đi vào lòng đất" của Huỳnh Vạn Hạnh mà chúng ta từng tố cáo vào những ngày đầu năm Nhâm Dần khi phủ nhận sự thiêng liêng của xá lợi Thiền sư Thích Nhất Hạnh, xúc phạm anh linh Thánh tử đạo Phật giáo Việt Nam - Thích Quảng Đức và cho rằng tín đồ Phật giáo là những "đám con nhang ngu ngốc" cuồng đạo cứ cho là "ngộ đạo". Thế nhưng khá bất ngờ với những hành động mộ đạo Phật của Huỳnh Vạn Hạnh cha đẻ của y qua đời.

Màn “quay xe” … khét lẹt!

Như sự trêu đùa của định mệnh, trong khi con xúc phạm toàn thể tăng ni, phật tử thì cha của Huỳnh Vạn Hạnh lại đặt tên cho đứa con trùng tên với Thiền sư Vạn Hạnh - một vị quốc sư có công lao vô cùng lớn trong việc tạo lập nên triều đại nhà Lý với mong muốn Hạnh sẽ tu tâm dưỡng tính, có ích cho đời.

Khi cha của Hạnh mới đây qua đời, đám tang được tổ chức theo nghi lễ của Phật giáo, được các sư thầy tụng kinh, làm lễ cầu siêu cũng như các nghi lễ trong đám tang, khiến người ta không khỏi thắt mắt liệu mặt Huỳnh Vạn Hạnh dày như thế nào mới có thể lên chùa thỉnh các sư thầy về để làm lễ cho cha mình   trong khi tài khoản facebook cá nhân của anh ta thường xuyên châm biếm, đả kích, xúc phạm danh dự, uy tín của Giáo hội Phật giáo Việt Nam?

Nhìn vào những bức ảnh anh ta quỳ gối trước tượng Quan âm, treo cờ Phật giáo và chắp tay lạy khiến tăng ni, phật tử khó hiểu. Nhiều người lại có những lời trào phúng rằng Huỳnh Vạn Hạnh đã “ngộ đạo” và có màn “quay xe” đẳng cấp để thỉnh các sư thầy về làm lễ cho cha; số khác thì cho rằng Huỳnh Vạn Hạnh chỉ lợi dụng Phật giáo để làm lễ và sẵn sàng “rút ván” khi xong việc.

Lòng từ bi của Phật giáo

Việc Huỳnh Vạn Hạnh đăng tải bài viết xúc phạm Phật giáo đã gây nên sự bức xúc trong chúng tăng ni, phật tử. Ngay sau khi bài viết trên được đăng tải trên mạng xã hội, nhiều tăng ni, phật tử đã đề nghị Giáo hội Phật giáo tỉnh Thừa Thiên Huế xem xét viết đơn tố cáo Huỳnh Vạn Hạnh về hành vi xâm phạm danh dự, uy tín Phật giáo, vi phạm Khoản 3, điều 24 – Hiến pháp Nhà nước CHXHCN Việt Nam: “Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”. Tuy nhiên, HuỲNH Vạn Hạnh đã chủ động xóa bài sau khi bị dư luận phản ứng gay gắt nên Giáo hội Phật giáo tỉnh đã không tố cáo về hành vi trên, như việc “đánh người chạy đi, không ai đánh người chạy lại”.

Tuy nhiên, cho rằng Giáo hội Phật giáo tỉnh không thể làm gì được mình, Huỳnh Vạn Hạnh liên tục đăng tải các bài viết, hình ảnh châm biếm, chế nhạo các chức sắc Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cổ súy cho hành vi của các đối tượng lợi dụng hoạt động Phật giáo để lừa đảo do Lê Tùng Vân (“Thầy ông nội”) ở cái gọi là “Thiền Am bên bờ vũ trụ” cầm đầu, đang bị Công an điều tra.

Nhưng các sư thầy vẫn một lần nữ bỏ qua cho hành vi của Huỳnh Vạn Hạnh và nhận lời làm lễ, tụng kinh cầu siêu cho cha của y . Có một câu nói rất hay của Đức Đạt Lai Lạc Ma: “Từ bi và độ lượng không phải là dấu hiệu củ'a sự yếu đuối mà thực ra là biểu hiện của sức mạnh”, người bản lĩnh và thấu hiểu lòng người mới sẵn sàng tha thứ, lấy ơn trả oán, giúp người sai hướng thiện. Không cần biết hành vi của Huỳnh Vạn Hạnh xuất phát từ sự nhận thức hạn chế hay cố tình lợi dụng tôn giáo để vi phạm pháp luật, nhưng chắc chắn rằng “gieo nhân nào ắt gặp quả ấy”.

 “Cửa Phật từ bi!” liệu đã đủ để Huỳnh Vạn Hạnh "quay đầu là bờ?"

Minh Khánh