GÂY SÓNG TRÊN BIỂN ĐÔNG ĐỂ TẠO BÃO TRONG ĐẤT LIỀN

Hiện nay, tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo trong khu vực ASEAN và trên Biển Đông là vấn đề “nhạy cảm”, tiếp tục diễn biến gay gắt, quyết liệt và phức tạp. Lợi dụng tình hình này, một số phần tử bất mãn, cơ hội chính trị đang cố tình “đổ thêm dầu vào lửa”, viết tài, tung tin xấu, độc trên mạng xã hội, xuyên tạc, vu cáo Đảng, Nhà nước ta “hèn nhát”, “nhu nhược”, “không dám đối đầu với quân cướp biển”, “vì sợ trách nhiệm”; rằng “quân đội dùng tiền thuế của dân mua sắm nhiều tàu ngầm ki lô và vũ khí hiện đại nhưng thấy tàu lớn và vòi rồng của đối phương là tháo chạy”, v.v..

Những luận điệu gây sóng trên Biển Đông để tạo bão trong đất liền như trên không có gì mới. Chiêu trò này chỉ là “bồn cũ soạn lại”, “cái điệp khúc loạn ngôn” nhằm kích động, chống phá Đảng, Nhà nước và Quân đội ta; bóp méo sự thật, phủ nhận, thậm chí chà đạp lên công sức, mồ hôi, nước mắt, sự hy sinh xương máu của cán bộ, chiến sĩ, đồng bào ta đã và đang ngày đêm bám biến, trụ vũng trên các đảo nổi, đảo chìm, mặc sóng gầm, bão dữ, tai ương để bảo vệ từng tấc đất, tấc biển thiêng liêng của Tổ quốc, thực hiện chiến lược làm giầu từ biển, mạnh lên từ biển của Đảng, Nhà nước ta. Nếu Biển Đông dậy sóng, bất ổn trên thì làm sao chúng ta có hòa bình, an yên dựng xây đất nước, phát triển kinh tế – xã hội như hiện nay. Thật nực cười, những kẻ không ra biển, không biết gì về biển, đảo của Tổ quốc; ngồi một chỗ nhưng lại hay xía vào chuyện biển, đảo, “khua môi, múa mép” nói bừa, làm càn bởi bọn xấu “xúi giục, giật dây, kích động”. Đó là điều không thể chấp nhận.

Gần đây, lợi dụng cuộc xung đột giữa Nga và Ucraina cũng như việc Trung Quốc gia tăng các hoạt động quân sự, bồi đắp các đảo nhân tạo, tập trận trên Biển Đông thuộc quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động và cơ hội chính trị đã “phóng đại nguy cơ mất biển”, làm “nóng” hơn vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông. Vở tuồng cũ với chiêu trò mới lại được diễn, chúng triệt để lợi dụng lòng yêu nước của nhân dân ta, tuyên truyền, lôi kéo, mua chuộc một bộ phận người dân nhẹ dạ cả tin tham gia biểu tình, gây rối, đòi Đảng, Nhà nước từ bỏ quan điểm “bốn không” và phải đứng hẳn về phía phương Tây, nhờ họ giúp Việt Nam bảo vệ chủ quyền biển, đảo, dạy cho quân cướp biển “những bài học” đích đáng.

Thế nhưng, chúng đã thất bại, lòng dân đối với Đảng, Nhà nước và biển đảo quê hương vẫn kiên trung. Nhân dân ta biết rõ lòng yêu nước, yêu biển, đảo phải đặt đúng chỗ, đúng đạo lý, pháp lý; không mắc mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch; một lòng một dạ ủng hộ các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; ra sức bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

Biển, đảo là nhà, là lãnh thổ quốc gia – dân tộc, bài tình ca đất nước

Việt Nam là một trong những quốc gia biển, có 28 tỉnh, thành phố ven biển với bờ biển dài khoảng 3.260km, hơn 3.000 hòn đảo ven bờ và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Đây là điều kiện, tiền đề vững chắc để quân và dân ta thực hiện chiến lược làm giầu từ biển, mạnh từ biển. Thế nhưng, vấn đề nổi cộm hiện nay tác động trực tiếp đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc được nhân dân cả nước quan tâm là bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải, biên giới, biển, đảo; đặc biệt là vấn đề tranh chấp trên Biển Đông cũng như các lực cản, sự chống phá chúng ta thực hiện chiến lược làm giầu từ biển, mạnh lên từ biển. Đây là vấn đề rất phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ xung đột vũ trang trên biển, đảo, nhất là khu vực quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK1, buộc chúng ta phải đề cao cảnh giác, sẵn sàng đập tan các mưu đồ, luận điệu xuyên tạc, tung tin xấu, độc chống phá trên mạng xã hội; có biện pháp phù hợp để kịp thờ, đối phó thắng lợi trước mọi chiêu trò, thủ đoạn gây hấn của các thế lực thù địch với mọi tình huống trên biển, đảo và trong đất liền; không để bị động, bất ngờ.

Thực tế chỉ ra rằng, sự tranh giành ảnh hưởng, lợi thế, lợi ích trên Biển Đông giữa các nước lớn đã và đang tác động không nhỏ đến sự ổn định và phát triển của Việt Nam, nhất là việc thực hiện chiến lược làm giầu từ biển, mạnh lên từ biển của chúng ta. Vì vậy, vừa linh hoạt, mềm dẻo trong ứng xử các mối quan hệ quốc tế; vừa phải kiên định, kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo; chúng ta phải ra sức đồng lòng thực hiện tốt chiến lược làm giầu từ biển, đảo; góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong tình hình mới; nâng tầm cao uy tín, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Ai đó, thế lực nào ngăn cản, chống phá chúng ta đều là đối tượng tác chiến, phải vạch mặt và trừng trị đích đáng theo pháp luật của Việt Nam và Công ước quốc tế về biển.

Bài học kinh nghiệm về bảo vệ chủ quyền biển, đảo đã có, lợi ích quốc gia – dân tộc từ biển, đảo quê hương đã tường minh, nhất là sau sự kiện Trung Quốc đặt giàn khoan HD 981 xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam đến nay, chúng ta luôn cảnh giác cao; không để tình hình Biển Đông diễn biến phức tạp, “cướp biển” ngày càng leo thangkhông để tiềẩn những nguy cơ và thách thức mới. Chúng ta đã và đang thực hiện tốt phương châm: Bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa; trong đó bảo vệ chủ quyền biển, đảo được ưu tiên triển khai sớm và thực hiện hiệu quả.

Hơn ai hết, Đảng ta đã lường trước mọi vấn đề và luôn khẳng định: “Bảo vệ chủ quyền biển, đảo đứng trước nhiều khó khăn, thách thức lớn”[1] nhưng bằng lẽ phải, luật pháp quốc tế và lương tri, chúng ta kiên quyết, kiên trì đấu tranh trên mọi mặt trận, bảo vệ chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, giữ vững chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia đối với các vùng biển, thềm lục địa của Việt Nam theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.

Chúng ta không bị cuốn vào những ý kiến, đề xuất dưới dạng “tâm thư”, “kiến nghị” của một số ít người dân với Đảng, Nhà nước về các vấn đề nêu trên, dù biết có một số điểm hợp lý, thể hiện rõ tinh thần, trách nhiệm và lòng yêu nước của người dân đối với chế độ; song Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã có cái nhìn tổng thể, xem xét một cách khách quan, đại cục và đặt lợi ích quốc gia – dân tộc lên trên hết, chúng ta bình tĩnh, tự tin, tiếp tục nghiên cứu, giải quyết mọi vấn đề thấu đáo, hợp lý, hợp tình; đúng với chủ trương “thêm bạn, bớt thù”; theo phương châm “được người, được việc, được quan hệ” nhằm bảo vệ vững chắc từng tấc đất, tấc và biển thiêng liêng của Tổ quốc, kiên quyết không để mất đất, mất đảo, mất dân.

Vì tình yêu biển cả, vì phẩm giá con người và đất nước, biển trời, quyết giữ vững sự bình yên biển, đảo

Xem xét vấn đề trên, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn cân nhắc kín kẽ; suy trước tính sau, có cái nhìn khách quan, toàn diện, lịch sử, cụ thể, thực tiễn và phát triển, có biện pháp khôn khéo trong ứng xử và giải quyết các mối quan hệ đối ngoại; nhất là mối quan hệ biện chứng giữa đối tác và đối tượng mà Đảng ta đã nêu trong Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI và Đại hội lần thứ XII và XIII. Lập trường, quan điểm của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta thật rõ ràng, minh bạch.

Một là, Đảng, Nhà nước ta trước sau như một, nhất quán khẳng định: Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bằng biện pháp hòa bình để bảo vệ chủ quyền biển, đảo của mình.

Đồng thời, có gắng xử lý khôn khéo, mềm dẻo vấn đề đối tác, đối tượng và các mối quan hệ quốc tế. Xây đắp, tạo ra sự đoàn kết, nhất trí từ bên trong, làm cho “trong ấm ngoài êm”,“trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt” để phát huy mạnh mẽ các nhân tố nội sinh, làm cho thực lực của chúng ta ngày càng mạnh lên. Luôn chủ động, tích cực đẩy mạnh công tác nghiên cứu, dự báo chiến lược, nắm chắc diễn biến của tình hình thế giới, khu vực và trong nước để có đối sách giải quyết hài hòa, thỏa đáng, đúng tầm các chiến lược quân sự, quốc phòng, ngoại giao, nhất là các vấn đề thời sự – chính trị liên quan đến an nguy của chế độ và lợi ích quốc gia – dân tộc; sự bình yên của biển trời Tổ quốc.

Hai là, đẩy mạnh nghiên cứu, sớm phát hiện và có đối sách phòng, chống âm mưu, thủ đoạn chống phá mới của các phần tử bất mãn, cơ hội chính trị ở trong nước cấu kết với các thế lực phản động quốc tế, trực tiếp hoặc gián tiếp, tác động “ngầm, sâu” vào các cơ quan ngoại giao, quốc phòng, an ninh và những đơn vị tham gia hoạch định đường lối chiến lược quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Đảng, Nhà nước về bảo vệ biển, đảo. Không để chúng tập trung lực lượng, chĩa mũi nhọn, xoáy sâu vào vấn đề tranh chấp biển, đảo, nhất là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa để tìm cách xâm nhập, tác động, xuyên tạc, làm chệch hướng chủ trương, đường lối, các chính sách đối ngoại quốc phòng của Việt Nam.

Ba là, cảnh giác với các luận điệu, thủ đoạn thổi phồng nguy cơ, mối đe dọa từ phía Trung Quốc và Nga đối với Việt Nam, nhất là từ vấn đề biển, đảo, Hoàng Sa, Trường Sa. Theo hướng này, không cho phép các thế lực thù địch tìm cách chia rẽ quan hệ Việt – Lào, Việt Nam – Campuchia; phá vỡ mối quan hệ hữu nghị đặc biệt vốn có lịch sử lâu đời và truyền thống tốt đẹp của ba nước Đông Dương. Ngăn chặn và đẩy lùi các toan tính phá vỡ mối quan hệ vĩ đại Việt – Lào, các quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt – Trung, Việt – Nga…Kiên quyết chống lại việc tập hợp lực lượng và tiến hành vi kích động chia rẽ đoàn kết nội bộ, sử dụng không gian mạng để tung tin xấu, độc về vấn đề biển, đảo nhằm tạo dư luận xấu, gây nhiễu loạn tình hình chính trị – xã hội, kích động quần chúng khiếu kiện tập thể, biểu tình chống đốichính quyền nhằm gây áp lực lên bộ máy của Đảng, Nhà nước ta trong xử lý vấn đề tranh chấp Biển Đông có lợi cho phương Tây.

Bốn là, nhận diện rõ hơn âm mưu, thủ đoạn, những tác động, ảnh hưởng của sự chống phá Việt Nam từ các thế lực bên ngoài về vấn đề biển, đảo Việt Nam, nhất là những vấn đề mới, làm nảy sinh khó khăn, thách thức từ bên trong đối với công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, thấy rõ sự nguy hiểm, ác ý của địch để luôn đề cao cảnh giác, không thể coi nhẹ, xem thường những biến động của tình hình, nhất là vấn đề “lòng dân”, tâm trạng xã hội.Vì vậy, trong bất luận điều kiện hoàn cảnh nào, chúng ta đều phải hết sức tỉnh táo, sáng suốt trong ứng xử, xử lý các vấn đề về biển, đảo và các mối quan hệ, các vụ việc, tình huống cụ thể không chỉ liên quan trực tiếp đến nhân sự cấp chiến lược của Đảng, Nhà nước có quan hệ với vấn đề biển, đảo.

Hơn lúc nào hết, trong bối cảnh tình hình mới, chúng ta luôn lắng nghe tiếng sóng vỗ trên Biển Đông, hiểu rõ lòng dân, ý Đảng, trân trọng từng tấc đất, biển thiêng liêng của Tổ quốc; luôn nêu cao ý thức dân tộc, đề cao cảnh giác, không mắc mưu “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ về vấn đề biển, đảo Việt Nam mà các thế lực thù địch chủ mưu, tạo cớ chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ ta.Đừng tạo bão trong lòng khi Biển Đông lặng sóng./.