TANG LỄ TĨNH LẶNG CỦA THIỀN SƯ

Lúc sinh thời, thiền sư đã có di nguyện cho các đệ tử: tổ chức tang lễ theo hình thức tâm tang, là hình thức tang lễ đơn giản, gọn nhẹ nhất có thể, không kèn, không trống, không hoa,...và chỉ tổ chức trong nội bộ môn phái. Hiện tu sĩ Tổ đình Từ Hiếu đã có chương trình tang lễ, dự kiến lễ nhập quan vào ngày 23.1.2022, lễ trà tỳ vào ngày 29.1.2022 (lễ trà tỳ tổ chức tại Công viên Vĩnh hằng Vườn Địa Đàng Huế, địa chỉ tại Thôn Nguyệt biều, xã Thủy bằng, thành phố Huế). Sau khi kết thúc lễ Trà tỳ, tro cốt sẽ chia ra cho các Cộng đồng Làng Mai ở các nước cùng thờ phụng.       

 

Lúc 0h ngày 22.1.2022, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã qua đời tại Thất Lắng Nghe, Tổ đình Từ Hiếu, Phường Thủy Xuân, thành phố Huế.             

Thiền sư có tên khai sinh là: Nguyễn Xuân Bảo. Sinh ngày 11/10/1926. Quê quán: thôn Thành Trung, xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Thiền sư xuất gia năm 1942, lúc 16 tuổi, thọ giới Tỳ Kheo năm 1949, dòng Liễu Quán, thế hệ 8, pháp danh: Trừng Quang.                            

Thích Nhất Hạnh là một thiền sư, giảng viên, nhà văn có bút danh: Nguyễn Lang; là nhà thơ, nhà khảo cứu, nhà hoạt động xã hội, người vận động cho hòa bình. Thiền sư là người có công hoằng pháp, mở rộng Phật giáo ra nhiều nước trên Thế Giới, đã in ấn và xuất bản trên 120 tác phẩm trong đó có 40 tác phẩm bằng tiếng Anh. Đã tổ chức những buổi thuyết giảng có hàng chục ngàn người tham gia. Đã mở ra các pháp môn thực tập dành cho nhà giáo dục, thanh thiếu niên, nghệ sĩ.                          

Năm 1942, vào tu ở Tổ đình Từ Hiếu với Thiền sư Thanh Quý Chân Thật. Năm 1949, ông rời Huế vào Sài Gòn tiếp tục tu học và sáng tác với bút danh Thích Nhất Hạnh. Tháng 5/1966, thiền sư rời Việt Nam, hoạt động ở nhiều nước và tu tập tại Làng Mai, phía Nam nước Pháp trong nhiều thập kỷ; là người đưa ra khái niệm Phật giáo dấn thân trong cuốn sách “Vietnam Lotus in a Sia fo Fire” do chính thiền sư viết. Để khôi phục và phát triển Phật giáo, ông đã sáng lập Viện Phật giáo Ấn Quang năm 1950. Năm 1961, ông đã sang Mỹ học và dạy môn Tôn giáo so sánh ở Đại học Columbia và Princeton. Hai năm sau, vào năm 1963, ông trở về Việt Nam và đóng vai trò quan trọng thúc đẩy phong trào Phật giáo vì hòa bình. Tháng 2/1964, ông lập ra Dòng Tiếp Hiện. Năm 1966, ông rời Việt Nam đi các nước vận động, kêu goi hòa bình trong khi cuộc chiến tranh Việt Nam vẫn mở rộng và diển biến phức tạp. Năm 1969, thiền sư đã dẫn đầu phái đoàn Phật giáo vì hòa bình tới Hội nghị Paris và cũng trong năm đó, ông lập ra Tăng đoàn Phật giáo Thống nhất tại Pháp. Từ đó hình thành Cộng đồng tu tập đầu tiên tại Pháp vào năm 1975 và sau đó là Cơ sở Làng Mai tại miền Nam Nước Pháp vào năm 1982.                               

Trong quá trình hoạt động tôn giáo, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã tổ chức nhiều Đại Giới Đàn và Lễ Truyền đăng, đã có 1250 đệ tử xuất gia và hàng triệu đệ tử tại gia. Năm 2005, 2007 và 2008, thiền sư đã về thăm và hoằng pháp tại Việt Nam. Sau thời gian quay lại Làng Mai Pháp và Làng Mai Thái Lan, thiền sư về tịnh dưỡng tại Tổ Đình Từ Hiếu cho đến nay.                             

Trong tác phẩm Thế Giới Phật giáo, Giáo sư Tiến sĩ John Powers, người Úc đã lựa chọn 13 Nhà Sư góp phần vào sự hình thành và phát triển của Đạo Phật Thế Giới trong 2500 năm qua, Thiền sư Thích Nhất Hạnh được xếp thứ 10. Tại phương Tây, theo đánh giá của các hãng thông tấn nổi tiếng thì Thiền sư Thích Nhất Hạnh có uy tín, tầm ảnh hưởng lớn thứ 2, chỉ sau Đức Đạt Lai Lạt Ma, nhà lãnh đạo Phật giáo Tây Tạng đang sống lưu vong tại Mỹ. Làng Mai hiện được thành lập ở nhiều Quốc gia : Pháp, Mỹ, Đức, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam.            

Lúc sinh thời, thiền sư đã có di nguyện cho các đệ tử: tổ chức tang lễ theo hình thức tâm tang, là hình thức tang lễ đơn giản, gọn nhẹ nhất có thể, không kèn, không trống, không hoa,...và chỉ tổ chức trong nội bộ môn phái. Hiện tu sĩ Tổ đình Từ Hiếu đã có chương trình tang lễ, dự kiến lễ nhập quan vào ngày 23.1.2022, lễ trà tỳ vào ngày 29.1.2022 (lễ trà tỳ tổ chức tại Công viên Vĩnh hằng Vườn Địa Đàng Huế, địa chỉ tại Thôn Nguyệt biều, xã Thủy bằng, thành phố Huế). Sau khi kết thúc lễ Trà tỳ, tro cốt sẽ chia ra cho các Cộng đồng Làng Mai ở các nước cùng thờ phụng.

Mặc dù đã qua đời nhưng tư tưởng, tình cảm và di huấn của Thiền sư Thích Nhất Hạnh sẽ còn ảnh hưởng mạnh mẽ đến Tăng, Ni, Phật tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Thế Giới trong một thời gian lâu dài.

TNL