“XÃ HỘI DÂN SỰ” TRÁ HÌNH KHÔNG THỂ TỒN TẠI Ở VIỆT NAM

Hiện nay, các đối tượng phản động trong và ngoài nước ra sức tung hô, đánh bóng cho các tỏ chức “xã hội dân sự” để phục vụ cho mưu đồ chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam.

“Xã hội dân sự” được hiểu là các tổ chức được hình thành và vận hành với các hoạt động tập thể tự nguyện, tự quản và tồn tại độc lập dưới hình thức là các tổ chức, nằm ngoài sự ảnh hưởng của Nhà nước.Trong quá trình phát triển của xã hội loài người, ngoài những người có cùng quan điểm chính trị họ hình thành nên các đảng phái chính trị của mình, còn những người khác căn cứ theo các đặc điểm sinh hoạt, công việc, sở thích,… để tạo nên các hội, đoàn tập thể để cùng nhau bảo vệ quyền lợi ích, phát triển sự nghiệp, tinh thần,… đây mới là bản chất của một tổ chức “xã hội dân sự”

Thuật ngữ “Xã hội dân sự” ra đời vào thế kỷ XVIII với khái niệm “xã hội công dân”, theo Các Mác thì “xã hội dân sự” gắn liền với sự phát triển lớn mạnh của giai cấp tư sản và nhằm để trở thành một phương tiện để tăng thêm lợi ích, quyền lực của giải cấp tư sản trong chủ nghĩa tư bản. Như vậy, bản chất của “xã hội dân sự” là gắn liền với chính trị - với quyền lợi của giai cấp thống trị, phục vụ giai cấp thống trị do đó nó phụ thuộc, chi phối bởi Nhà nước của giai cấp thống trị (giai cấp tư sản). Bên cạnh đó, các “xã hội dân sự” để có thể hoạt động thì phải có sự hỗ trợ của Nhà nước, các cá nhân cụ thể cho nên các tổ chức này thật chất là hoạt động phục vụ lợi ích của Nhà nước tư sản.

Biểu tình là một "sản phẩm" luôn được các tổ chức XHDS phát động để gây rối an ninh, trật tự

Thế nhưng các thế lực thù địch, đối tượng phản động và cơ hội chính trị đang cố tình bóp méo sự thật về bản chất của “xã hội dân sự” để kích động, lôi kéo nhằm tạo ra nhiều “tổ chức xã hội dân sự” trá hình nhằm tập hợp lực lượng, tổ chức đối lập với Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong thời gian qua, các đối tượng với sự hậu thuẫn của bên ngoài đã “sản sinh” ra hàng loạt các tổ chức phản động núp bóng “xã hội dân sự” mang danh “độc lập” như “Văn đoàn độc lập”, “Hội Nhà báo độc lập”, “Nghiệp đoàn độc lập”,… để đối trọng với các tổ chức chính trị - xã hội, nghể nghiệp trong nước như Hội Nhà Văn Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam, Công đoàn Việt Nam,… hay như “Hội anh em dân chủ”, “Hội bầu bí tương thân”, “Tổ chức xã hội dân sự”, “Nhà xuất bản tự do”, “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam”,…Các tổ chức mang danh, trá hình “xã hội dân sự” trên thực tế có sự cấu kết, móc nối thậm chí bản chất là tổ chức ngoại vi, cánh tay nối dài của các tổ chức phản động, khủng bố người Việt ở hải ngoại và một số Nhà nước chống Việt Nam như Việt Tân, RSF (Phóng viên không biên giới), AI (Ân xã quốc tế), VOICE (Sáng kiến thể hiện lương tâm người Việt Hải ngoại),… để cùng nhau “nội công ngoại kích”. Tại Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu từ cuối thế kỷ XX đã xuất hiện như nấm sau mưa các tổ chức “xã hội dân sự” đòi “công khai hóa”,” dân chủ hóa” đời sống chính trị, xã hội là tác nhân quan trọng để làm sụp đổ chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu.

Thông qua các hoạt động “dân sự”, các đối tượng gia tăng ảnh hưởng của tổ chức, cổ xúy tính ưu việt của tư bản chủ nghĩa để đánh lừa người dân, cán bộ, đảng viên, hạ thấp uy tín, vai trò, năng lực lãnh đạo của Đảng Cộng sản và Nhà nước XHCN tại Việt Nam từng bước thực hiện ý đồ thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ dần dần xa rời, thiếu sự tin tưởng, hoài nghi và từ bỏ, phủ nhận Đảng Cộng sản Việt Nam; các đối tượng ra sức tung hô, đánh bóng cho rằng các tổ chức  “xã hội dân sự” hoạt động có hiệu quả hơn, đem lại quyền lợi lớn hơn cho người dân so với chính quyền, đoàn thể hiện tại để lôi kéo người dân, nhằm tập hợp lực lượng đối lập, đòi xóa bỏ các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp hiện nay và không phải phụ thuộc vào sự quản lý của Nhà nước đối với các tổ chức “xã hội dân sự”,… Chính các tổ chức “xã hội dân sự” trá hình lợi dụng triệt để quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tư do internet, lợi dụng vai trò phản biện xã hội để công khai đòi “đa nguyên, đa đảng”, công kích, bôi nhọ chính quyền các cấp tiến tời xóa bỏ chế độ XHCN ở Việt Nam.

Như đã nói, “xã hội dân sự” vừa đối lập vừa phụ thuộc vào Nhà nước tư bản, trở thành một phần tất yếu của chế độ tư sản thế nhưng với XHCN “xã hội dân sự” không cần thiết. Ở Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam là một tổ chức chính trị - xã hội nhưng là tổ chức lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội – nghề nghiệp còn Nhà nước đảm nhận vai trò quản lý hoạt động. Đó là các tổ chứ có tính “xã hội dân sự” XHCN tập hợp, phản ánh nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân đến với Đảng và Nhà nước; tham gia các hoạt động phản biện, góp ý cách thức giải quyết các vấn đề xã hội; tham gia các hoạt động xã hội trong khuôn khổ pháp luật. Đảng và Nhà nước Việt Nam coi trọng việc thành lập các tổ chức đa dạng theo ngành nghề, lợi ích, nhân đạo, hữu nghị,… để tập hợp rộng rãi ý kiến nhân dân trong quá trình phát triển đất nước, đem lại ích lợi cho người dân. Bên cạnh đó, nhiều tổ chức “xã hội dân sự”, các tổ chức phi chính phủ có thiện chí đều được hoan nghênh tham gia đóng góp cho xã hội Việt Nam.

 “Xã hội dân sự” bản chất là tốt nhất là với vai trò phản biện xã hội khoa học nhưng nếu là tổ chức phản động là trá hình thì nhất quyết không cần thiết!

          MẠNH QUỲNH