VIỆT TÂN CẦN HỌC CÁCH ĂN NÓI CÓ ĐẠO LÝ

Trước khi bàn tới việc đại sự lo cho dân cho nước thì thiết nghĩ Việt Tân cần học cách ăn nói có đạo lý. Đó là lời tôi muốn nhắn gửi đến những anh hùng bàn phím “Vịt Tân” trong sự việc: ngăn chặn “cát tặc” trái pháp luật, bốn bị cáo bị TAND Sóc Sơn tuyên phạt tù vào ngày 28/6/2022 vừa qua.

          Quen thói bóp méo sự thật

          Bóp méo sự thật, làm sai lệch dư luận trong cộng đồng mạng chính là một trong những điều không còn xa lạ gì khi nhắc đến Việt Tân.  Đặc biệt, trong vụ việc ngăn chặn “cát tắc” trái pháp luật của người dân tại Sóc Sơn vào cuối tháng 6 vừa qua đã trở thành tin nóng để Việt Tân xuyên tạc về chế độ, chính sách pháp luật của Đảng Nhà nước Việt Nam.

          Trước sự việc này, Việt Tân đã giật tít tiêu đề: Bốn người bắt trói “cát tặc” bị lĩnh án 35 năm tù. Còn cát tặc bị xử phạt hành chính đó là công lý ở Việt Nam. Đồng thời, các nhà “am hiểu luật tài ba Việt Tân” còn đưa ra các quan điểm như: Công an bao che cho cát tặc lộng hành, dân chịu hết mới bắt nhốt liền bị chính quyền bỏ tù, công lý ở Việt Nam như 1 diễn viên tấu hài,…. Dẫn dắt người đọc theo hướng người dân tố giác tội phạm, bắt tội phạm lại bị pháp luật nhà nước Việt Nam phạt tù, còn người phạm tội thì chỉ bị xử phạt hành chính nhờ bắt tay với các lực lượng cơ quan chức năng, mà nhân tố được nhắc đến đó chính là “Công an”. Vậy liệu trong những lời cáo buộc đó thì được bao nhiêu phần trăm là sự thật?

          Câu trả lời chính xác là: Việt Tân chỉ nói 10% của vấn đề, còn 90% còn lại là cố tình bẻ hướng dư luận sai sự thật. Khiến cho câu chuyện đi theo chiều hướng khác và không còn đúng với tính chất ban đầu với mục đích bôi nhọ, làm mất lòng tin của một số bộ phận người dân nhẹ dạ cả tin không tìm hiểu – chọn lọc kỹ thông tin vào sự đúng đắn của Đảng, Nhà nước và pháp luật hiện hành tại Việt Nam.

          Làm sáng tỏ vụ việc “bắt cát tặc tại Sóc Sơn”

          Đúng là có vụ việc bốn thanh niên “bắt giữ cát tặc” như Việt Tân nêu lên. Tuy nhiên, bản chất sự việc lại hoàn toàn khác. Diễn biến sự việc đã được cơ quan điều tra làm rõ và công bố trong phiên tòa xét xử vào ngày 28/6/2022, cụ thể: rạng sáng 11/7/2018, ông Đào Công Thành, chị Nguyễn Thị Anh cùng một số người khác đi hai chiếc thuyền đến sông Cầu (thuộc địa phận xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn) khai thác cát trái phép. Hai thuyền đậu cách bờ 30m, giáp khu đất nông nghiệp của bị cáo Cường. Do biết có thuyền hút gần với khu vực nông nghiệp của gia đình mình nên Cường rủ thêm người đi ngăn cản nhóm “cát tặc”. Tại bến sông, Cường bị chém gây thương tích 8%. Sau đó nhóm Cường đánh, trói và cầm 2 chiếc điện thoại của ông Thành. Sau đó Cường được đưa đi bệnh viện chữa trị và những người còn lại trong nhóm Cường đưa nhóm ông Thành về nhà Cường để giải quyết. Nhóm ông Thành bị giữ ở nhà Cường khoảng 30 phút thì cơ quan Công an nhận được tin báo của vợ ông Thành nên có mặt đưa mọi người về trụ sở làm việc.

Bản chất sự việc ở đây cần được hiểu rõ rằng:

          Thứ nhất, trong sự việc này điều mà Cường và 3 thành viên còn lại trong nhóm cần làm đó chính là thông báo sự việc ông Thành khai thác cát sai quy định đến cơ quan chức năng tại địa phương và phối hợp vây bắt khi lực lượng cơ quan chức năng tại địa phương có yêu cầu hỗ trợ.

          Thứ hai, theo quy định của pháp luật, khi bắt giữ người có hành vi vi phạm pháp luật thì phải áp giải ngay đến cơ quan Công an. Nhưng trong vụ án này, Cường và nhóm thanh niên sau khi bắt giữ nhóm ông Thành đã tự ý đưa về nhà và giữ ở nhà của Cường. Đây là hành vi vi phạm pháp luật được quy định tại Điều 157 Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2018 quy định cụ thể như sau: “người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 153 và Điều 377 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng – 3 năm”.

          Thứ ba, không chỉ dừng lại ở việc “bắt giữ người trái pháp luật” trong quá trình bắt giữ nhóm ông Thành, nhóm Cường đã có hành vi lấy 02 điện thoại của ông Thành, hành vi này cộng với việc nhóm của Cường trước đó đã đánh, trói ông Thành nên đã đủ yếu tố cấu thành tội “Cướp tài sản” được quy định tại Điều 168 Bộ luật hình sự 2015 “người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản thì bị phạt tù từ 3 năm – 10 năm”.

          Sau quá trình xét xử, TAND Sóc Sơn đã tuyên phạt nhóm bị cáo Cường với 02 tội danh “Bắt giữ người trái phép” và “Cướp tài sản”. Trong đó, tổng hợp cả 02 tội danh, bị cáo Cường bị phạt 10 năm tù, bị cáo Tuấn Anh tuyên phạt 7 năm tù, bị cáo Quý và bị cáo Cương tuyên phạt 9 năm tù là hoàn toàn đúng theo tội danh đã gặp phải. Về phía nhóm ông Thành, theo quá trình điều tra, cơ quan chức năng xác định, ông Thành có hành vi khai thác cát không có giấy phép, sử dụng thuyền không có đăng ký phương tiện nên đã ra quyết định xử phạt hành chính tổng cộng 22,5 triệu đồng vào ngày 10/8/2018.

          Điều chúng ta nên nhớ rằng, pháp luật là tối thượng, là công bằng với tất cả mọi người. Hành vi của nhóm ông Thành khai thác cát không đúng theo quy định là sai trái, tuy nhiên không phải vì thế mà nhóm Cường có thể coi thường quy định của pháp luật, bỏ qua quyền con người của nhóm ông Thành và thực hiện những hành vi vi phạm Bộ luật hình sự của nước Công hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Một lần nữa, phải chăng các nhà “am hiểu luật của Việt Tân” nên ngồi lại để nghiên cứu Luật trước khi muốn phát biểu những vấn đề liên quan tới vụ án “bắt cát tặc tại Sóc Sơn”?

          Thông qua sự việc này, chúng ta – những người dùng mạng xã hội cần cẩn trọng khi đọc thông tin, đặc biệt là tin tức ở các trang không chính thống và có xu hướng tuyên truyền sai sự thật, xuyên tạc chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam. Chúng ta cần tỉnh táo để không bị bọn xấu “dắt mũi” bằng những thông tin thất thiệt, tiêu cực, sai sự thật để rồi đưa ra các bình luận, nhận xét vội vàng và rồi có khi lại vô tình trở thành người vi phạm pháp luật.

Bảo Ngọc