SAN "VẨU" - KẺ RỬA MẶT CHO GIẶC!

Đọc bài viết của Trương Huy San (thường gọi là San Vẩu) viết về cuốn sách “Tìm Dấu Vinh Xưa” của ông Phạm Xuân Cần được nhiều người bình phẩm, không khó để nhận ra sự lươn lẹo và gian xảo trong từng câu chữ của kẻ mà vốn nổi tiếng xưa nay với chiêu trò dùng ngòi bút lừa thầy, phản bản, bán đứng lương tâm, nhân phẩm của một người làm báo.

Bất kỳ một ai cũng dễ nhận thấy, thành phố Vinh đang thay đổi nhanh chóng từng ngày, từ những tòa nhà cao tầng, cơ sở hạ tầng đô thị, số lượng xe ô tô trong tốp đầu cả nước, chất lượng dịch vụ, cuộc sống người dân Vinh đang ngày càng nâng lên rõ rệt. Và cái quan trọng nhất, từ sau năm 1945 đến nay, được hưởng thành quả của cách mạng, cũng các địa phương khác trong cả nước, người dân Vinh được hít thở trọn vẹn không khí của hòa bình, độc lập, của sự tự do chứ không phải bằng sự đô hộ và cuộc sống nô lệ dưới chế độ thực dân Pháp trước năm 1945 mà San Vẩu đưa ra để so sánh.

Nhìn nhận khách quan, đô thị Vinh trước năm 1945 được chế độ thực dân đầu tư phát triển kinh tế, so với nhiều thành phố khác trong cả nước, Vinh là nơi giao thương sầm uất, nhiều nhà máy, xí nghiệp mọc lên, nhưng đó là để phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa, để trấn áp, bóc lột nhân dân lao động. Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, cuộc chiến tranh phá hoại của thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ tiếp tục tàn phá cơ sở hạ tầng thành phố, giết hại dân thường, chèn ép đồng bào khiến nhân dân không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng, chứ không phải theo cách mạng là “tập hợp những con người nôn nóng giành độc lập” như Trương Huy San gian xảo đưa vào bài viết. Chưa kể, Trương Huy San còn cho rằng “bạo lực cách mạng là con đường con đường dài nhất, lâu nhất”. Vậy thì con đường khom lưng, cúi gối chấp nhận thân phận làm nô lệ là con đường nhanh chóng để có hòa bình hay sao?

Nhìn lại lịch sử phát triển của Vinh để thấy cả một quá trình, thấy được sự hi sinh của bao lớp lớp con người Vinh góp phần xây dựng nên một thành phố Vinh ngày nay đầy tiềm năng và căng tràn sức sống. Khác với một kẻ dù không sinh sống ở thành Vinh nhưng lại dùng những câu từ để lấp liếm, phủ nhận lịch sử, chê bai cách mạng, chối bỏ công lao của những bậc tiền nhân đã cống hiến, hi sinh để có một thành phố Vinh cũng như cả nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất và tự do.

Đánh đuổi thực dân Pháp là đánh đuổi đi những kẻ đô hộ, cướp bóc, bóc lột nhân dân lao động (điều mà người dân các nước Châu Phi hiện nay vẫn đang làm), để xây dựng thành phố đỏ anh hùng tiếp tục tiến lên phía trước từ chính bàn tay, khối óc của nhân dân, chứ không phải là “đánh đuổi đi một nền văn minh” như chính Trương Huy San vẫn lẻo mép xuyên tạc.

Thật may, người dân xứ Nghệ vẫn rất tỉnh táo, đủ lương tri để vạch trần rõ bản chất của một kẻ phản bội, lừa thầy, dối bạn, “rửa mặt cho giặc”, bán lương tâm cho quỷ dữ này… San Vẩu ạ!