GIẤC MƠ MỸ - ĐÚNG HAY SAI?

Đây là những trải nghiệm và bình phẩm của trang New American:

Gần 2 năm sống ở Mỹ - nơi mà đối với một số người có lẽ là thiên đường, là nơi sống chết gì họ cũng phải qua - Tôi muốn chia sẻ từ những kinh nghiệm thật sự của mình cho những người đang và sẽ hay có mơ ước qua Mỹ sống.

Mỹ có là thiên đường không, còn tuỳ thuôc vào cách suy nghĩ và cách sống của mỗi người. Phần lớn những bạn chưa bao giờ qua Mỹ sẽ biết về nó qua báo đài (mà nhà báo là chúa nói thêm) hay những người Việt Kiều (còn VK thì đây không dám ý kiến). Nước Mỹ rộng lắm.

Các bạn có tin ở Mỹ có những nơi không có nước nóng để tắm, các bạn có tin ở Mỹ có những thành phố chỉ có 3 cái nhà hàng, các bạn có biết, ở Mỹ cũng đầy rẫy những người ăn xin, các bạn có biết, ở Mỹ bạn cũng sẽ nơm nớp lo sợ ra đường buồn buồn gặp cướp của rồi bắn bạn một phát bẳng khẩu súng mà bất cứ ai cũng có thể mua một cách dễ dàng.

Những gì tôi nói, không phải vì tôi đọc báo, đó là những viêc tôi đã chứng kiến, đã được nghe và đã trải nghiệm. Không biết là may mắn hay giỏi giang, mà cộng đồng người Việt Nam ở Mỹ lại tập trung vào các thành phố lớn. Hai trong đó là khu Quận Cam - nơi gần Los Angeles và San Jose - nơi gần các ông lớn Google, Facebook.. ở thung lũng Silicon.

Cả hai nơi này đều ở Cali. Cali có thể được xem là tiểu bang mạnh về kinh tế nhất nước Mỹ. Chỉ tính riêng Cali, nó được xếp là nền kinh tế lớn thứ 6 thế gới. Điều đó cũng phần nào làm mọi người lầm tưởng, nước Mỹ thiên đường lắm. Đôi khi, vì vài lý do, kiều bào bên này, họ chỉ chia sẻ những điều tốt đẹp, còn những điều không tốt, họ giấu, đâu ai muốn nói ra.

Cũng như TP.Hồ Chí Mih hay Hà Nội, ở những thành phố lớn của quốc gia, cơ hội viêc làm luôn rộng mở cho những người siêng năng, nhưng cạnh tranh không dễ. Tôi qua Mỹ khi tốt nghiệp trường đại học ở Việt Nam, và có công việc ổn định. Có thể nói, ở lứa tuổi đó, quyết ra đi và ở lại là Ssự đánh đổ và hy sinh của bất cứ ai như tôi. Bạn nghĩ rằng, bạn có thể cạnh tranh với chính những người bản địa để giành lấy một việc làm tốt uh?

Vâng, điều đó có thể, nhưng không có nghĩa nó sẽ xảy ra với bất cứ ai. Bạn có biết, bao nhiêu con người qua Mỹ họ phải làm nail, phải đi bưng bê, phải làm thợ hồ dưới cái thời tiết giá lạnh. Ở đây, tôi không chê bai hay nói xấu nghề nào, vì nghề nào cũng thiêng liêng, cũng giúp chúng ta tồn tại cả.

Nhưng nếu bạn là kỹ sư, là bác sĩ, là giáo viên, hay chỉ là nhân viên văn phòng quèn như tôi. Đó là sự đánh đổi. Ngày đầu tiên làm phục vụ ở nhà hàng Thái tại San Francisco, tan ca lúc 10g tối, tôi đã khóc, khóc như mưa ở góc đường, khóc như một đứa trẻ chưa từng khóc.

Tôi khóc vì thương cho số phận mình, khóc vì nghĩ, có lẽ nào mình đã chọn sai. Tại sao, mình lại phải hi sinh như vậy. Ở Việt Nam, được ăn diện quần này áo nọ, sáng đi làm, tối la cà đi chơi. Mình không bằng ai nhưng cũng chẳng ai bằng mình. 6 tháng đầu ở Mỹ là 6 tháng tôi bị stress nặng nề. Không gia đình, không người thân, không ai chia sẽ. Bạn chỉ có 1 thứ duy nhất, đó là ý chí.

Một số bạn sẽ báo rằng: "ôi thì hi sinh đời bố, củng cố đời con. Làm cực đó, mà có tiền. Có tiền thì hưởng thụ". Bạn có thấy 1 thực tế là 100 Việt kiều về nước thì có 99 người bảo ăn chơi, hưởng thụ ở Việt Nam hơn sướng hơn Mỹ. Vì sao, vì bên này, bạn làm bán mạng.

Nếu bạn làm nghề tay chân, để trả được cái hoá đơn hằng tháng, ít nhất bạn phải làm 40-60 tiếng/ tuần. Sức người có hạn, bạn nghĩ, bạn làm được đến bao nhiêu tuổi. Vậy Mỹ có thiên đường không? Có 1 điều đúng là với những công việc tay chân ở Mỹ, bạn có thể kiếm nhiều tiền bằng, thậm chí nhiều hơn viêc văn phòng, nhờ vào tiền tip. Điều mà ở Việt Nam không thể có.

Nhưng, những người làm nghề tay chân hoặc làm cho tư nhân, doanh nghiêp, họ thường không có bảo hiểm. Một là họ tự mua bảo hiểm cho mình, hai là họ chấp nhận hên xui. Mà viện phí là  trong những cái phí có thể giết chết bạn còn hơn cả bệnh. Vì vậy, mà bạn có dịp ghé thăm nha khoa Lan Anh ở Thành phố Hồ Chí Minh sẽ thấy phần đông Việt kiều về nước đi làm răng ở đó. Công việc có vẻ nhàn hạ hơn là làm nhà nước.

Cũng như việt nam chúng ta, nhà nước thì lương thấp, nhưng được cái có phúc lợi, bạn không phải lo về bảo hiểm cho cả nhà. Còn một  loại công việc nữa là bạn được làm cho các hãng lớn như Google, Apple, Nike.... Tất nhiên, như tôi nói, nước Mỹ lớn lắm, nếu thành phố bạn ở không có trụ sở của nó thì sao?

Thì có thể nói, làm cho chính phủ là công việc đáng mơ ước cùa nhiều người. Mà cho dù có, tỷ lệ chọi và đào thải rất cao. Họ thường ký hợp đồng 6 tháng, có nghĩ là bạn cũng không biết, bạn sẽ bị mất việc vào 1 ngày đẹp trời nào. Một số phụ huynh cho rằng, Mỹ là thiên đường cho con nhỏ, các con sẽ được hưởng nền giáo dục free.

Thế bạn có biết, học sinh đại học Mỹ thà đi du học Canada đóng học phí kiểu du học sinh vẫn còn rẻ hơn phãi đóng học phí tại Mỹ không? Bạn có biết, hơn 70% doanh thu của trường đại học là từ tiền học phí của học sinh. Và mặc dù học sinh đóng học phí nhưng đến tờ giấy làm kiểm tra trắc nghiệm học sinh cũng phải tự đi mua chứ chẳng được phát free như chúng ta.

Thiên đường Mỹ đối với 1 số người vì bạn có thể mua nhà và xe dễ dàng. Oh, nói tới đây mới thấy, ở cái xứ tư bản này, cái gì cũng là tiền. Ở Mỹ, bạn có thể vay tiền để mua nhà trong vòng 30 năm, điều này Việt Nam cũng có. Nhưng một việc bạn không biết là, ví dụ bạn trả nợ được 29 năm. Năm cuối cùng mất việc, không trả được tiền hằng tháng, thì cả căn nhà và tiền trả trong 29 sẽ cuốn theo chiều gió. Ngân hàng sẽ tịch thu nhà và bán lại cho người khác. Vì mình mua nhà trong trường hợp này nên mình biết. Chưa kể, có nhà không hạnh phúc như bạn nghĩ.

Sáng sớm, mở mắt ra là tiền: điện, nước, rác... và  tiền sữa chữa. Ở Việt Nam, bạn hư hỏng gì, phí sửa chữa không mắc lắm, hoặc tự sửa chữa những cái lặt vặt. Còn ở Mỹ, bạn có muốn tự sửa cũng không được. Thứ nhất, họ đòi hỏi thợ có bằng cấp, thứ 2: bạn mua nhà ở Mỹ hầu hết là nhà nhà nước xây rồi bán lại. Như nhà tôi mua, xây từ thời 1952, cũng chả biết nó chạy đường ống nước, ống gas sao luôn để mà sửa. Gọi thợ thì lại tiền. Để thấy được mặt đẹp trai của anh thợ, bạn phải tra từ 75 - 100 $(giá này ở vùng tôi đang ở), rồi sau đó tính theo giờ và tiền phụ tùng. Mà chưa chắc là có sửa được không hay phải thay mới.

Có thể nói, nước Mỹ giúp con người khám phá tính thông minh tiềm ẩn của mình. Bạn sẽ phải biết tất tần tật nếu không muốn nhìn tiền ra đi mãi không quay trở về.

Thiên đường Mỹ là nơi có nền y tế tốt. bạn không phải sợ con cháu bạn khi vào bệnh viện như Việt Nam. Cái gì nó cũng có giá của nó hết bạn. Chi phí y tế ở Mỹ là chi phí giết người cho những người không có bảo hiểm. Bạn trả cao, đương nhiên, bạn được hưởng nhiều. Tôi thấy mọi người chia sẻ nhiều những trường hợp ở Việt Nam bác sĩ tất trách. Nhưng bạn có biết, ở Việt Nam cũng có những người bác sĩ tận tâm với bênh nhân và còn phải chạy làm thêm việc ngoài vì lương bác sĩ không đủ sống.

Tất nhiên, Việt Nam chúng ta là nước đang phát triển. Nếu đem so sánh với Mỹ thì quá khập khiểng. Ý tôi ở đây là cái gì nó cũng có giá của nó. Có người từng nói rằng: "thà nghèo ở Mỹ, còn sướng hơn nghèo ở Việt Nam", Với tôi , khi bạn đã nghèo, thì ở đâu cũng khổ như nhau thôi. Và khi cuộc sống bạn không hạnh phúc hay không như bạn mong đợi, thì hãy đổ lỗi tại bạn. Đùng đổ lỗi tại Việt Nam vì nếu chính chúng ta không thay đổi suy nghĩ và hành động thi ở đâu, chúng ta cũng như vậy.

Hi vọng những chia sẻ của tôi, phần nào giúp những người mong muốn qua Mỹ có được góc nhìn khác về nước Mỹ.

Giấc mơ Mỹ - Đúng hay Sai?

Đây là những trải nghiệm và bình phẩm của trang New American:

Gần 2 năm sống ở Mỹ - nơi mà đối với một số người có lẽ là thiên đường, là nơi sống chết gì họ cũng phải qua - Tôi muốn chia sẻ từ những kinh nghiệm thật sự của mình cho những người đang và sẽ hay có mơ ước qua Mỹ sống.

Mỹ có là thiên đường không, còn tuỳ thuôc vào cách suy nghĩ và cách sống của mỗi người. Phần lớn những bạn chưa bao giờ qua Mỹ sẽ biết về nó qua báo đài (mà nhà báo là chúa nói thêm) hay những người Việt Kiều (còn VK thì đây không dám ý kiến). Nước Mỹ rộng lắm.

Các bạn có tin ở Mỹ có những nơi không có nước nóng để tắm, các bạn có tin ở Mỹ có những thành phố chỉ có 3 cái nhà hàng, các bạn có biết, ở Mỹ cũng đầy rẫy những người ăn xin, các bạn có biết, ở Mỹ bạn cũng sẽ nơm nớp lo sợ ra đường buồn buồn gặp cướp của rồi bắn bạn một phát bẳng khẩu súng mà bất cứ ai cũng có thể mua một cách dễ dàng.

Những gì tôi nói, không phải vì tôi đọc báo, đó là những viêc tôi đã chứng kiến, đã được nghe và đã trải nghiệm. Không biết là may mắn hay giỏi giang, mà cộng đồng người Việt Nam ở Mỹ lại tập trung vào các thành phố lớn. Hai trong đó là khu Quận Cam - nơi gần Los Angeles và San Jose - nơi gần các ông lớn Google, Facebook.. ở thung lũng Silicon.

Cả hai nơi này đều ở Cali. Cali có thể được xem là tiểu bang mạnh về kinh tế nhất nước Mỹ. Chỉ tính riêng Cali, nó được xếp là nền kinh tế lớn thứ 6 thế gới. Điều đó cũng phần nào làm mọi người lầm tưởng, nước Mỹ thiên đường lắm. Đôi khi, vì vài lý do, kiều bào bên này, họ chỉ chia sẻ những điều tốt đẹp, còn những điều không tốt, họ giấu, đâu ai muốn nói ra.

Cũng như TP.Hồ Chí Mih hay Hà Nội, ở những thành phố lớn của quốc gia, cơ hội viêc làm luôn rộng mở cho những người siêng năng, nhưng cạnh tranh không dễ. Tôi qua Mỹ khi tốt nghiệp trường đại học ở Việt Nam, và có công việc ổn định. Có thể nói, ở lứa tuổi đó, quyết ra đi và ở lại là Ssự đánh đổ và hy sinh của bất cứ ai như tôi. Bạn nghĩ rằng, bạn có thể cạnh tranh với chính những người bản địa để giành lấy một việc làm tốt uh?

Vâng, điều đó có thể, nhưng không có nghĩa nó sẽ xảy ra với bất cứ ai. Bạn có biết, bao nhiêu con người qua Mỹ họ phải làm nail, phải đi bưng bê, phải làm thợ hồ dưới cái thời tiết giá lạnh. Ở đây, tôi không chê bai hay nói xấu nghề nào, vì nghề nào cũng thiêng liêng, cũng giúp chúng ta tồn tại cả.

Nhưng nếu bạn là kỹ sư, là bác sĩ, là giáo viên, hay chỉ là nhân viên văn phòng quèn như tôi. Đó là sự đánh đổi. Ngày đầu tiên làm phục vụ ở nhà hàng Thái tại San Francisco, tan ca lúc 10g tối, tôi đã khóc, khóc như mưa ở góc đường, khóc như một đứa trẻ chưa từng khóc.

Tôi khóc vì thương cho số phận mình, khóc vì nghĩ, có lẽ nào mình đã chọn sai. Tại sao, mình lại phải hi sinh như vậy. Ở Việt Nam, được ăn diện quần này áo nọ, sáng đi làm, tối la cà đi chơi. Mình không bằng ai nhưng cũng chẳng ai bằng mình. 6 tháng đầu ở Mỹ là 6 tháng tôi bị stress nặng nề. Không gia đình, không người thân, không ai chia sẽ. Bạn chỉ có 1 thứ duy nhất, đó là ý chí.

Một số bạn sẽ báo rằng: "ôi thì hi sinh đời bố, củng cố đời con. Làm cực đó, mà có tiền. Có tiền thì hưởng thụ". Bạn có thấy 1 thực tế là 100 Việt kiều về nước thì có 99 người bảo ăn chơi, hưởng thụ ở Việt Nam hơn sướng hơn Mỹ. Vì sao, vì bên này, bạn làm bán mạng.

Nếu bạn làm nghề tay chân, để trả được cái hoá đơn hằng tháng, ít nhất bạn phải làm 40-60 tiếng/ tuần. Sức người có hạn, bạn nghĩ, bạn làm được đến bao nhiêu tuổi. Vậy Mỹ có thiên đường không? Có 1 điều đúng là với những công việc tay chân ở Mỹ, bạn có thể kiếm nhiều tiền bằng, thậm chí nhiều hơn viêc văn phòng, nhờ vào tiền tip. Điều mà ở Việt Nam không thể có.

Nhưng, những người làm nghề tay chân hoặc làm cho tư nhân, doanh nghiêp, họ thường không có bảo hiểm. Một là họ tự mua bảo hiểm cho mình, hai là họ chấp nhận hên xui. Mà viện phí là  trong những cái phí có thể giết chết bạn còn hơn cả bệnh. Vì vậy, mà bạn có dịp ghé thăm nha khoa Lan Anh ở Thành phố Hồ Chí Minh sẽ thấy phần đông Việt kiều về nước đi làm răng ở đó. Công việc có vẻ nhàn hạ hơn là làm nhà nước.

Cũng như việt nam chúng ta, nhà nước thì lương thấp, nhưng được cái có phúc lợi, bạn không phải lo về bảo hiểm cho cả nhà. Còn một  loại công việc nữa là bạn được làm cho các hãng lớn như Google, Apple, Nike.... Tất nhiên, như tôi nói, nước Mỹ lớn lắm, nếu thành phố bạn ở không có trụ sở của nó thì sao?

Thì có thể nói, làm cho chính phủ là công việc đáng mơ ước cùa nhiều người. Mà cho dù có, tỷ lệ chọi và đào thải rất cao. Họ thường ký hợp đồng 6 tháng, có nghĩ là bạn cũng không biết, bạn sẽ bị mất việc vào 1 ngày đẹp trời nào. Một số phụ huynh cho rằng, Mỹ là thiên đường cho con nhỏ, các con sẽ được hưởng nền giáo dục free.

Thế bạn có biết, học sinh đại học Mỹ thà đi du học Canada đóng học phí kiểu du học sinh vẫn còn rẻ hơn phãi đóng học phí tại Mỹ không? Bạn có biết, hơn 70% doanh thu của trường đại học là từ tiền học phí của học sinh. Và mặc dù học sinh đóng học phí nhưng đến tờ giấy làm kiểm tra trắc nghiệm học sinh cũng phải tự đi mua chứ chẳng được phát free như chúng ta.

Thiên đường Mỹ đối với 1 số người vì bạn có thể mua nhà và xe dễ dàng. Oh, nói tới đây mới thấy, ở cái xứ tư bản này, cái gì cũng là tiền. Ở Mỹ, bạn có thể vay tiền để mua nhà trong vòng 30 năm, điều này Việt Nam cũng có. Nhưng một việc bạn không biết là, ví dụ bạn trả nợ được 29 năm. Năm cuối cùng mất việc, không trả được tiền hằng tháng, thì cả căn nhà và tiền trả trong 29 sẽ cuốn theo chiều gió. Ngân hàng sẽ tịch thu nhà và bán lại cho người khác. Vì mình mua nhà trong trường hợp này nên mình biết. Chưa kể, có nhà không hạnh phúc như bạn nghĩ.

Sáng sớm, mở mắt ra là tiền: điện, nước, rác... và  tiền sữa chữa. Ở Việt Nam, bạn hư hỏng gì, phí sửa chữa không mắc lắm, hoặc tự sửa chữa những cái lặt vặt. Còn ở Mỹ, bạn có muốn tự sửa cũng không được. Thứ nhất, họ đòi hỏi thợ có bằng cấp, thứ 2: bạn mua nhà ở Mỹ hầu hết là nhà nhà nước xây rồi bán lại. Như nhà tôi mua, xây từ thời 1952, cũng chả biết nó chạy đường ống nước, ống gas sao luôn để mà sửa. Gọi thợ thì lại tiền. Để thấy được mặt đẹp trai của anh thợ, bạn phải tra từ 75 - 100 $(giá này ở vùng tôi đang ở), rồi sau đó tính theo giờ và tiền phụ tùng. Mà chưa chắc là có sửa được không hay phải thay mới.

Có thể nói, nước Mỹ giúp con người khám phá tính thông minh tiềm ẩn của mình. Bạn sẽ phải biết tất tần tật nếu không muốn nhìn tiền ra đi mãi không quay trở về.

Thiên đường Mỹ là nơi có nền y tế tốt. bạn không phải sợ con cháu bạn khi vào bệnh viện như Việt Nam. Cái gì nó cũng có giá của nó hết bạn. Chi phí y tế ở Mỹ là chi phí giết người cho những người không có bảo hiểm. Bạn trả cao, đương nhiên, bạn được hưởng nhiều. Tôi thấy mọi người chia sẻ nhiều những trường hợp ở Việt Nam bác sĩ tất trách. Nhưng bạn có biết, ở Việt Nam cũng có những người bác sĩ tận tâm với bênh nhân và còn phải chạy làm thêm việc ngoài vì lương bác sĩ không đủ sống.

Tất nhiên, Việt Nam chúng ta là nước đang phát triển. Nếu đem so sánh với Mỹ thì quá khập khiểng. Ý tôi ở đây là cái gì nó cũng có giá của nó. Có người từng nói rằng: "thà nghèo ở Mỹ, còn sướng hơn nghèo ở Việt Nam", Với tôi , khi bạn đã nghèo, thì ở đâu cũng khổ như nhau thôi. Và khi cuộc sống bạn không hạnh phúc hay không như bạn mong đợi, thì hãy đổ lỗi tại bạn. Đùng đổ lỗi tại Việt Nam vì nếu chính chúng ta không thay đổi suy nghĩ và hành động thi ở đâu, chúng ta cũng như vậy.

Hi vọng những chia sẻ của tôi, phần nào giúp những người mong muốn qua Mỹ có được góc nhìn khác về nước Mỹ.