CẦN HIỂU RÕ HƠN VIỆC LẤY PHIẾU TÍN NHIỆM, BỎ PHIẾU TÍN NHIỆM ĐỐI VỚI NGƯỜI GIỮ CHỨC VỤ DO QUỐC HỘI BẦU HOẶC PHÊ CHUẨN

Lấy phiếu tín nhiệm là hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội, được quy định trong Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015. Từ khi có Nghị quyết số 35/2012/QH13 về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn, thì hoạt động này là cơ sở để các cơ quan có thẩm quyền đánh giá cán bộ. Mới đây vào ngày 27-9/2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức hội nghị triển khai chương trình giám sát của Quốc hội năm 2023, trong đó có đề cập đến việc Quốc hội sẽ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn, và việc lấy phiếu sẽ được tiến hành tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV (dự kiến cuối năm 2023). 

Ngay sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức hội nghị triển khai chương trình giám sát của Quốc hội năm 2023, ngay lập tức vào ngày 28/9/2022, Đài RFA  đã có những lời lẽ xuyên tạc “ Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm, rồi để làm gì?” cho rằng việc lấy phiếu tín nhiệm của Quốc hội đối với các chức danh chủ chốt không là dấu hiệu tiến bộ dân chủ, vì không có phiếu nào “không tín nhiệm” cả mà chỉ có ba mức phiếu là tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp. Đây có thể là cách để các phe phái hạ uy tín của nhau “Cách lấy phiếu tín nhiệm này khác hẳn các nước dân chủ.Việt Nam lấy phiếu tín nhiệm nhưng chỉ có 3 mức là tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp. Như thế mặc nhiên các chức danh này đã có tín nhiệm. mà đã tín nhiệm thì đương nhiên các ông vẫn được giữ chức. Họ không có mức “không tin nhiệm” để phế truất như những nước dân chủ”.

Một phiên họp của Quốc hội. Ảnh: Quochoi.vn

Tuy nhiên, chúng đâu biết rằng: Nghị quyết số 35/2012/QH13 về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn thì Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm bằng cách bỏ phiếu kín. Trên phiếu ghi rõ họ tên, chức vụ của những người được lấy phiếu tín nhiệm các mức độ: “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm” và “tín nhiệm thấp”. Việc xác định 3 mức này là bảo đảm tính thận trọng trong công tác cán bộ và phù hợp với đặc điểm công tác cán bộ ở nước ta, bởi lẽ người đang giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn trước hết phải là những người đã được đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND tin tưởng, tín nhiệm lựa chọn khi bỏ phiếu bầu hoặc phê chuẩn.

Bên cạnh đó, tùy theo kết quả công tác, hoàn thành nhiệm vụ và phẩm chất đạo đức, lối sống của mỗi người mà mức độ tín nhiệm ở từng thời điểm có thể khác nhau. Do đó, việc lấy phiếu tín nhiệm có thể coi như bước kiểm tra lại mức độ tín nhiệm mà đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND dành cho người giữ chức vụ.

Trường hợp người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu, phê chuẩn có sai lầm, khuyết điểm, vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức, lối sống, thì đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND hoặc các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác có quyền kiến nghị Quốc hội, HĐND bỏ phiếu tín nhiệm để xem xét trách nhiệm của những người này.

Tại thời diểm hiện nay, việc lấy phiếu tín nhiệm là rất quan trọng, bởi vì chúng ta đang đánh giá giữa kỳ. Từ kết quả lấy phiếu tín nhiệm, sẽ có cơ sở để đánh giá các chức danh này không hoàn thành nhiệm vụ hoặc hoàn thành tốt nhiệm vụ, từ đó nhắc nhở, cảnh báo, thậm chí có thể thay đổi và việc đánh giá của các đại biểu đối với các chức danh này không chỉ dựa trên cơ sở báo cáo cá nhân của các thành viên đó, mà dựa trên toàn bộ những vấn đề giám sát của đại biểu quốc hội. Thông qua việc lấy phiếu tín nhiệm sẽ thể hiện rất rõ, bản thân những người được lấy phiếu tín nhiệm phải đánh giá lại mình.

Lấy phiếu tín nhiệm không phải để “hạ ngay” cán bộ!

Mục đích của lấy phiếu tín nhiệm tất nhiên không phải loại trừ ai, mà cho những người giữ những vị trí lãnh đạo có thêm tấm gương soi để nhìn ra chân dung mình. Làm việc mà không có sự đánh giá, đối chiếu, so sánh, định lượng bằng những thước đo khách quan thì không thể biết được mình là ai. Và kết quả của lấy phiếu tín nhiệm là một tấm gương soi dân chủ.

Lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm là đánh giá một cách khách quan quá trình công tác của một con người, nhằm nâng cao chất lượng cán bộ để phục vụ nhân dân, đất nước hiệu quả hơn. Nếu như lá phiếu xen vào động cơ cá nhân, yêu-ghét theo cảm tính, thậm chí vì phe phái, thì đôi khi người có thực tài và thực tâm lại bị loại trừ. Sự mất mát đó không phải chỉ riêng của người bị đánh giá sai, mà cho sự nghiệp chung.

Từ kết quả lấy phiếu tín nhiệm, ngoài việc liên hệ, kiểm điểm, đánh giá bản thân, căn cứ vào ý kiến góp ý, vào phiếu lấy tín nhiệm của tập thể, mỗi cán bộ có thể nhìn nhận lại bản thân mình đầy đủ hơn và sau đó chắc hẳn đã phải suy nghĩ, day dứt, quyết tâm cố gắng khắc phục khuyết điểm, làm tròn nhiệm vụ. Từ đó cho thấy kết quả ở lần lấy phiếu sau mức độ tín nhiệm đối với họ đã có sự chuyển biến hơn lên. “Đấy chính là mục đích quan trọng của việc lấy phiếu tín nhiệm”.

Vì vậy, với câu hỏi “Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm, rồi để làm gì” các phần tử phản động đài RFA đang dùng những lời lẽ nhằm kích động, chia rẻ nội bộ, giảm uy tín đối với sự giám sát của Quốc hội.Chúng ta cần phải tỉnh táo để nhận diện và tuyên truyền đến người dân nhằm nâng cao cảnh giác đối với luận điệu xuyên tạc này.

PHAN BÌNH