HỌ VẪN BẢO THỂ THAO KHÔNG LIÊN QUAN ĐẾN CHÍNH TRỊ
Các báo đưa tin đội tuyển bóng đá của Nga tiếp tục bị cấm tham gia World Cup 2026 vì những lo ngại về vấn đề an toàn. Nếu mình nhớ không nhầm thì lần gần nhất mà đội tuyển Nga tham dự một giải đấu chính thức là tại EURO 2020.
Sau đó, từ năm 2022, đội bóng nước này bị FIFA và UEFA cấm tham dự các giải đấu vì những lí do ngoài bóng đá. Và có lẽ, FIFA và UEFA sẽ giữ nguyên án phạt hiện tại dành cho ĐT Nga và người hâm mộ sẽ không thể cổ vũ cho đội tuyển Nga ở những giải đấu chính thức, ít nhất là tới năm 2028.
Có thể thấy rằng tuyên bố trên của FIFA có thể ảnh hưởng đến vị thế của nước Nga cũng như tác động đến sự phát triển và tăng trưởng của bóng đá quốc gia trong dài hạn. Tuyên bố này khiến các cầu thủ bị tước đi cơ hội cạnh tranh ở cấp độ quốc tế cao nhất và cô lập cộng đồng bóng đá của đất nước này khỏi thế giới thể thao... Vậy rằng tuyên bố “phi chính trị” của FIFA có phù hợp trong trường hợp này?
Lý do mà Ban tổ chức đưa ra thì mình không tranh luận gì cả nhưng có lẽ hành động này không phù hợp với tuyên ngôn “phi chính trị” của FIFA. Mà đây không phải lần đầu tiên, người hâm mộ bóng đá có những thắc mắc về tuyên ngôn “phi chính trị” của FIFA. Điển hình như chức vô địch World Cup 1934 đáng ngờ của Italia, sự kiện “ngoại giao bóng bàn” vào tháng 4/1971, hay chuyến du đấu lịch sử của đội tuyển cricket Ấn Độ tới Pakistan năm 2004, cho tới quyết định của Triều Tiên và Hàn Quốc diễu hành dưới một lá cờ trong Thế vận hội 2018…
Bóng đá trong tâm thức người hâm mộ là môn thể thao mà thể thao thì phải vui, đừng dính dáng đến chính trị thì mới công bằng và không có sự phân biệt đối xử. Thế nhưng, thực tế thấy rằng việc tổ chức, quản lý bóng đá lại được điều hành, thực thi bởi con người mà con người không thể nào không có một thái độ chính trị rõ ràng.
Thế nên bóng đá và chính trị vẫn là chủ đề gây tranh cãi mà thôi./.
Hoa Xuân