GHÉ THĂM VĂN MIẾU TRÊN ĐẤT CỐ ĐÔ HUẾ

Nằm trong Quần thể Di tích Cố đô Huế, Văn Miếu Huế hay còn có tên gọi khác là Văn Thánh Huế là địa điểm tham quan hứa hẹn mang lại sự hấp dẫn và thú vị cho du khách khi đặt chân khám phá xứ sở mộng mơ này. 

 
Lối vào Văn Miếu Huế. Ảnh: TT.
Lối vào Văn Miếu Huế. Ảnh: TT.
Tọa lạc ở thôn An Bình, làng An Ninh, phía Tây Kinh thành Huế, được xây dựng vào năm 1808 dưới triều vua Gia Long. Văn Miếu Huế là ngôi miếu của cả triều đại và cũng là của toàn quốc thời bấy giờ. Ảnh: TT.
Tọa lạc ở thôn An Bình, làng An Ninh, phía Tây Kinh thành Huế, được xây dựng vào năm 1808 dưới triều vua Gia Long. Văn Miếu Huế là ngôi miếu của cả triều đại và cũng là của toàn quốc thời bấy giờ. Ảnh: TT.
 
Văn Miếu Huế là một công trình kiến trúc khá độc đáo với vị trí địa lý hết sức thuận lợi,  phía trước là dòng sông Hương thơ mộng bao quanh là núi đồi xanh ngát, tại đây có khoảng 50 công trình kiến trúc lớn nhỏ, trong đó có 32 tấm bia tiến sĩ và có 4 tấm bia do vua Minh Mạng và vua Thiệu Trị đề. Ảnh: TT.
Văn Miếu Huế là một công trình kiến trúc khá độc đáo với vị trí địa lý hết sức thuận lợi,  phía trước là dòng sông Hương thơ mộng bao quanh là núi đồi xanh ngát, tại đây có khoảng 50 công trình kiến trúc lớn nhỏ, trong đó có 32 tấm bia tiến sĩ và có 4 tấm bia do vua Minh Mạng và vua Thiệu Trị đề. Ảnh: TT.
Ngay chính giữa cổng vào là  Đại Thành Điện đây là công trình kiến trúc mang yếu tố quan trọng của toàn bộ Văn Miếu.  Đại Thành Điện  được xây dựng dựa trên lối trùng thiềm điệp ốc truyền thống của Huế, hai bên trước  Đại Thành Điện là Đông vu và Tây vu, hai ngôi thờ thất nhập nhị hiền và các tiền nho. Ảnh: TT.
Ngay chính giữa cổng vào là Đại Thành Điện đây là công trình kiến trúc mang yếu tố quan trọng của toàn bộ Văn Miếu. Đại Thành Điện được xây dựng dựa trên lối trùng thiềm điệp ốc truyền thống của Huế, hai bên trước Đại Thành Điện là Đông vu và Tây vu, hai ngôi thờ thất nhập nhị hiền và các tiền nho. Ảnh: TT.
Từ cổng chính nhìn vào, du khách có thể nhìn thấy hai bên tả và hữu là 32 tấm bia khắc tên 293 vị tiến sĩ thi đỗ trong 39 kì  Hội, Đình do nhà Nguyễn tổ chức. Ảnh: TT.
Từ cổng chính nhìn vào, du khách có thể nhìn thấy hai bên tả và hữu là 32 tấm bia khắc tên 293 vị tiến sĩ thi đỗ trong 39 kì Hội, Đình do nhà Nguyễn tổ chức. Ảnh: TT.
Phía trước cổng Văn Miếu là Linh Tinh Môn được xây dựng bốn trụ lớn bằng gạch, phía trên được trang trí pháp lam rất tinh xảo. Ở giữa đề bốn chữ Hán: “Đạo Tại Lưỡng Gian” (đạo giữa trời đất), mặt sau đề bốn chữ Hán tương đương “Trác Việt Thiên Cổ” (vượt cao ngàn xưa). Toàn bộ hệ thống kiến trúc các ngôi nhà được xây bằng gỗ lim toát lên nơi đây một uy nghi và hết sức cổ kính. Ảnh: TT.
Phía trước cổng Văn Miếu là Linh Tinh Môn được xây dựng bốn trụ lớn bằng gạch, phía trên được trang trí pháp lam rất tinh xảo. Ở giữa đề bốn chữ Hán: “Đạo Tại Lưỡng Gian” (đạo giữa trời đất), mặt sau đề bốn chữ Hán tương đương “Trác Việt Thiên Cổ” (vượt cao ngàn xưa). Toàn bộ hệ thống kiến trúc các ngôi nhà được xây bằng gỗ lim toát lên nơi đây một uy nghi và hết sức cổ kính. Ảnh: TT.
Văn Miếu Huế là một trong những di tích đánh dấu thời kỳ thịnh trị của triều đại nhà Nguyễn, dùng hiền tài làm vũ khí đắc lực để thiết lập quyền thống trị trên toàn đất nước. Đặc biệt, Văn Miếu Huế cũng là nơi ghi nhớ, tôn vinh những nhân tài, những tấm gương hiếu học để thế hệ ngày nay học tập và noi theo.
Văn Miếu Huế là một trong những di tích đánh dấu thời kỳ thịnh trị của triều đại nhà Nguyễn, dùng hiền tài làm vũ khí đắc lực để thiết lập quyền thống trị trên toàn đất nước. Đặc biệt, Văn Miếu Huế cũng là nơi ghi nhớ, tôn vinh những nhân tài, những tấm gương hiếu học để thế hệ ngày nay học tập và noi theo. Ảnh: TT.
Văn Miếu Huế là một trong những di tích đánh dấu thời kỳ thịnh trị của triều đại nhà Nguyễn, dùng hiền tài làm vũ khí đắc lực để thiết lập quyền thống trị trên toàn đất nước. Đặc biệt, Văn Miếu Huế cũng là nơi ghi nhớ, tôn vinh những nhân tài, những tấm gương hiếu học để thế hệ ngày nay học tập và noi theo. Ảnh: TT.