TỪ VỤ BẮT TRƯƠNG HUY SAN ĐẾN CHÍNH TRỊ HÓA VỀ BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM.

Ngày 7/6/2024 Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam bị can đối với Trương Huy San ( Osin Huy Đức). Trên một số trang mạng xã hội và báo chí nước ngoài đã xuất hiện các thông tin xuyên tạc về lý do bị bắt của đối tượng này và những thông tin, bình luận không đúng sự thật về tự do báo chí tại Việt Nam.

Đây chỉ mới là thông tin ban đầu về khởi tố, tạm giữ với Huy San, dù kết quả điều tra thế nào nhưng có thể khẳng định Cơ quan điều tra khởi tố đúng tội và trình tự tố tụng, thông tin ban đầu từ Bộ công an xác định Huy San đã có hành vi vi phạm pháp luật về lợi dụng các quyền tự do dân chủ, đăng tải các bài viết trên mạng xã hội Facebook, xâm phạm lợi ích của Nhà nước; quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Hành vi của  Huy San đã phạm vào tội theo quy định tại Khoản 2, Điều 331 Bộ Luật hình sự. Điều đáng nói là khi bị bắt Huy San không phải là nhà báo, mặc dù trước đó rất nhiều năm đã từng làm ở một số cơ quan báo. Vậy mà trên các trang mạng xã hội và báo chí nước ngoài đã có những thông tin cho rằng “chính quyền Hà Nội bắt giữ nhà báo Huy Đức”, “Việt Nam vi phạm quyền tự do báo chí”, “ yêu cầu thả tự do cho nhà báo nổi danh Huy Đức”, kêu gọi cộng đồng quốc tế can thiệp. Những thông tin đó hoàn toàn không đúng sự thật và không phản ánh đúng về một con người như Huy Đức.

Huy Đức đã từng là phóng viên báo Tuổi Trẻ (Thành phố Hồ Chí Minh), nhưng do viết bài không trung thực và một số lý do khác nên ông ta bị “buộc” phải rời khỏi báo. Sau đó, Huy San làm phóng viên, cộng tác viên cho các báo Thanh Niên, Diễn đàn doanh nghiệp, Nông thôn ngày nay… Tại Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Huy Đức đã có loạt bài viết về các PMU đầy màu sắc đấu đá và sau đó là những bài viết có những nội dung bóp méo sự thật trên báo Sài Gòn tiếp thị và bị tước thẻ nhà báo tháng 8/2009. Sau khi mất hết quyền làm báo, Huy Đức đã có những bài viết hằn học, bất mãn, chửi bới trên trang cá nhân “blog Osin”. Huy Đức cũng nhầm tưởng rằng với “Bên thắng cuộc” cách đây nhiều năm không ai đụng đến thì hiện nay có các “thế lực” bên ngoài chống lưng nhà nước sẽ không làm được gì! Các tổ chức chống đối ở bên ngoài đã khai thác những bài viết của Huy Đức và âm mưu dựng thành một “nhân vật cấp tiến của báo chí”, công cụ phục vụ cho các tổ chức chống đối. Các tổ chức phi chính phủ thiếu thiện chí đã ca ngợi hết lời Huy Đức và xem đó là “nhân vật cấp tiến”, “chiến sĩ đấu tranh cho tự do báo chí”, “nhà dân chủ mới”, “ngôi sao đang lên”…trong lòng xã hội Việt nam.

 Không chỉ xuyên tạc vụ việc Huy Đức bị bắt do vi phạm pháp luật mà trước đó khi các cơ quan chức năng của chúng ta xử lý những đối tượng mạo danh báo chí để để thực hiên hành vi phạm tội như: Phạm Đoan Trang, Phạm Chí Dũng, Nguyễn Lân Thắng, Lê Trọng Hùng…, các đối tượng bên ngoài đã “mở chiến dịch” đồng loạt lên tiếng xuyên tạc về tự do báo chí ở Việt Nam. Nhân ngày Tự do Báo chí thế giới 3/5/2024, Tổ chức phóng viên không biên giới (RSF) đã đăng tải “Chỉ số tự do  chí Thế giới năm 2024”, xếp Việt Nam đứng thứ 174/180 quốc gia với những bình luận cay cú: “Việt Nam vẫn là quốc gia “tồi tệ nhất về tự do báo chí”, “Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia giam giữ nhiều nhà báo nhất thế giới”… Những nhận xét, đánh giá sai lệch, thiếu khách quan của RSF được các trang mạng xã hội “tung hô”, “nhai đi nhai lại” không chỉ mới đây mà cả nhiều năm trước. Họ thường xuyên có những luận điệu xuyên tạc tình hình tự do báo chí của một số nước, trong đó có Việt Nam. Tổ chức này đã công kích với những lời lẽ cho sự thật để công khai bênh vực cho những đối tượng mạo danh người làm báo để thực hiện các hành vi phạm tội.

Cũng như ở mọi lĩnh vực, mọi quốc gia, tự do báo chí phải trong khuôn khổ của pháp luật, không phải là tự do vô giới hạn, vô chính phủ, đứng trên pháp luật. Nhiều quốc gia trên thế giới cũng đã quy định cụ thể về quyền tự do báo chí và buộc cơ quan và người làm báo phải tuân thủ trong khuôn khổ pháp luật. Luật pháp quốc tế cũng như luật ở các quốc gia đều khẳng định quyền tự do báo chí không phải là một quyền tuyệt đối. Khi thực hiện quyền này, mỗi người phải chịu những hạn chế nhất định nhằm bảo vệ lợi ích chung của xã hội, nhà nước, của người dân. Việt Nam tuân thủ các Hiệp ước, Công ước quốc tế và các quyền tự do của báo chí theo Hiến pháp và các luật có liên quan. Điều đó không thể phủ nhận với thực tế hàng trăm nhà báo và tổ chức báo chí nước được tự do hành nghề tại Việt nam mà không bị hạn chế trong phạm vi cho phép. “Quốc có quốc pháp, gia có gia quy”. Mỗi quốc gia đều có chế tài pháp luật, mỗi gia đình có những hương ước riêng để tuân thủ. Cho nên, không thể gán cho những kẻ như Huy Đức được “đặc cách” trong “hoạt động báo chí” vượt ra ngoài pháp luật và trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân .

 Những kẻ đã bị bắt truy tố về các tội theo quy định của Bộ luật hình sự và không còn tư cách nhà báo như dẫ nêu và bất cứ ai khi sinh sống, làm việc trên lãnh thổ Việt Nam thì họ phải chấp hành pháp luật hiện hành. Nhà nước tôn trọng quyền công dân, quyền nhà báo theo đúng nghĩa và mọi người đều phải chấp hành, tôn trọng và bình đẳng trước pháp luật. Do đó, không thể lấy danh là “nhà báo tự do” hay “nhà báo độc lập” mà vi phạm pháp luật và tự cho mình quyền đứng trên pháp luật. Đó chỉ là những kẻ “đội lốt” nhà báo để chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân. Tại Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác, các nhà báo vi phạm pháp luật đều bị xử lý bởi vì nhà báo cũng là công dân, có quyền và nghĩa vụ chấp hành pháp luật như mọi công dân khác. Những con người nêu trên và như Huy Đức có thể là nhà báo và những kẻ chuyên viết bài rồi tung lên mạng xã hội nhưng lại được gắn mác “nhà báo độc lập”, “nhà báo cấp tiến” là không đúng với thực tế. Chúng là những công dân nhưng đã lợi dụng danh nghĩa làm báo để vi phạm pháp luật cần phải được xử lý bình đẳng, đúng người đúng tội như những công dân khác. Cũng cần phải nói thêm răng việc bắt, xử lý các đối tượng trong chế tài pháp luật và được các cơ quan tố tụng tến hành xử lý đều đã có chứng cứ rõ ràng, không dễ gì áp đặt bắt người chỉ vì mục đích chính trị hay “trả thù” người viết báo.

Qua sự việc Huy Đức bị bắt, các tổ chức chống đối bên ngoài muốn nâng lên trở thành vấn đề chính trị, quốc tế hóa “tự do báo chí” và kêu gọi quốc tế can thiệp vào nội bộ của Việt Nam. Điều đó không thể chấp nhận được.

NGUYỄN PHƯỚC AN HÒA