PHÁP DANH ĐÂU PHẢI THÍCH LÀ ĐẶT!

Đối với một phật tử hay một tu sĩ Phật giáo được đặt pháp danh là một việc lớn trong đời với những nghi thức trang trọng chứ không phải “thích thì đặt”, “thích là có”.

Trong Phật giáo việc đặt pháp danh rất quan tâm cho đệ tử xuất gia hay tại gia nên rất có mực thước và phép tắc kỷ cương.

Trong Phật giáo việc đặt pháp danh cho đệ tử xuất gia hay tại gia rất có mực thước và phép tắc kỷ cương. Pháp danh tên mà vị sư đặt cho người phát nguyện tu tập Phật pháp, thường bao gồm lễ quy y Tam Bảo và thọ năm giới cơ bản, nhằm thực hành theo lý lẽ Phật đào đạo; gồm có hai chữ, chữ đầu liên quan đến thế hệ trong môn phái theo bài kệ của Tổ môn phái, chữ thứ hai là do bổn sư (vị thầy đầu tiên, trợ duyên đưa người đó chính thức vào đạo) chọn dựa trên ý nghĩa của tên đệ tử để tạo thành một chữ kép ý nghĩa và đẹp, hoặc lựa chọn giữ nguyên chữ có sẵn trong tên đệ tử nếu nó mang ý nghĩa đạo và phù hợp, hay có thể sử dụng chữ từ tên các vị A La Hán, Bồ Tát để tạo thành Pháp danh, các bổn sư trước đây thường sử dụng cuốn Kim Quang Minh Tam Tự để đặt pháp danh cho đệ tử.

Khi Phật giáo lan rộng vào Trung Quốc và Việt Nam việc sử dụng họ của Đức Phật (Thích-Sakya) làm họ cho người xuất gia trở nên phổ biến, từ đó, những người xuất gia thường mang dòng họ Thích. Một phật tử tự nhận thấy giáo pháp Phật phù hợp với đời sống của mình, chấp nhận tu hành theo lời dạy của Phật, quyết tâm phát nguyện đi theo đạo Phật học tu thì được thầy đặt cho một tên Phật gọi là “pháp danh”, thời điểm đặt “pháp danh” gọi là “Sơ quy y” với những nghi thức trang trọng, vị sư thầy sẽ hướng dẫn tín đồ đến Tổ đường, dặn lễ Tổ sư hay chánh điện lễ Tam Bảo. Thầy dùng nhành dương và bình tĩnh thuỷ sái tịnh, tẩy trừ trước ước, giúp người tín đồ thanh tịnh thân khẩu ý, sau đó sư thầy đặt cho pháp danh. Thời gian ba hoặc sáu tháng sau, có khi lâu hơn do quy định của thầy hay do chùa để chọn ngày chính thức quy y Tam Bảo. Sau một số nghi lễ, người đó mới chính thức là đệ tử Phật, thông vị bổn sư truyền giới, tình thầy trò trăm năm cùng gửi thân cho Phật.

Việc đặt pháp danh cho phật tử có hai từ: một là từ thứ nhất lấy từ trong dòng kệ pháp, hai là dựa vào tên của Phật tử mà đặt pháp danh. Ví dụ thầy bổn sư là Nhuận Hải xuất gia theo dòng Lâm Tế sẽ căn cứ theo các bài kệ của dòng Lâm Tế mà đặt pháp danh cho phật tử kết hợp với tục danh để đặt như Từ Tuấn, Từ Mạnh…

Thế nhưng gần đây, qua hiện tượng Thích Minh Tuệ” rộ lên phong trào cạo đầu đi tu để “trải nghiệm”, đang là người bình thường, thậm chí không phải là tín đồ đạo Phật ngày nào, bỗng dưng cạo đầu và tự nghĩ cho mình một pháp danh để “hợp thức hóa” gọi là sư, là thầy. Họ xưng là đệ tử của đức Phật, thế nhưng lại vô phép tắc, chà đạp những nguyên tắc của đạo Phật trong việc đặt những Pháp danh độc lạ như “Thích Tự Do”, rthậm chí là đắc chí với cái tên, phẩm hàm do những TikToker, Youtuber đặt ra như “Hộ Pháp Kim Cang”, “đại đức” Thích Minh Tạng… các  để thu hút sự quan tâm của xã hội, để càng nhiều người biết đến, để nổi tiếng. Trong khi đó, ông Thích Minh Tuệ đã thừa nhận ông ta không phải sư, không phải thầy, chỉ là một công dân tự tu tập, học tập lời Phật dạy, ông không nhận ai làm đệ tử như vậy ông không là vị bổn sư và không thể đặt pháp danh cho những người đi theo.

Việc tự ý đặt pháp danh đã làm mất đi ý nghĩa thiêng liêng của việc quy y Tam bảo, bởi những người này “thích thì tu” không thích thì về, nhổ toẹt cái “pháp danh” tự đặt với lý do “đủ trải nghiệm”, “hết duyên”…  Với những người này, làm tu sĩ quá đơn giản chỉ cần gọt tóc, đắp y, tay cầm bình bát mà chẳng cần qua một nghi lễ nào thế là làm sư, làm thầy. Trái lại, bản thân ông Thích Minh Tuệ trước đó đã phát tâm quy y Tam bảo, được thầy bổn sư đặt cho pháp danh Thích Minh Tuệ (một trí tuệ minh mẫn cùng ý nghĩa như tục danh của ông), không hiểu những con người “bỗng dưng đi tu” ấy đã học được cách hành xử đúng đắn của ông Thích Minh Tuệ chưa?

Rõ ràng những cái gọi là “pháp danh” theo kiểu “thích là đặt” của những người lẽo đẽo đi theo, làm phiền sự tu học của ông Thích Minh Tuệ, làm phiền cả xã hội và làm giàu cho kẻ khác cũng chỉ như những “pháp danh” mà ta thường ngày bịa ra để trêu nhau trong những cuộc vui như “Thích Ăn Chơi”, “Thích Đủ Thứ, “Thích Thì Thử” … mà thôi.

Xuân Thanh