LẠI CÁI TRÒ CŨ ĐƯỢC LẶP LẠI
Khi cuộc chiến chống tham nhũng của Đảng đưa thêm “củi vào lò” thì bắt đầu lại có những làn sóng xuyên tạc nổi lên, trên các trang mạng, diễn đàn và các kênh truyền thông thiếu thiện cảm với Việt Nam xuất hiện hàng loạt những “nhận định”, “đánh giá”, “dự báo” về “mặt trái” của chống tham nhũng, tuy không khác trước bao nhiêu nhưng được nhai đi, nhai lại với dã tâm bôi nhọ, chống phá.
1.Chúng đưa ra nhận định nỗ lực phòng chống tham nhũng ở Việt Nam chỉ là bức bình phong cho “đấu đá nội bộ”, “thanh trừng phe phái”, “tranh giành quyền lực”. Mới đây, khi truyền thông đưa tin 1lãnh đạo Văn phòng Quốc hội bị bắt thì Đài VOA lập tức lên tiếng cho là “đấu đá quyền lực của nhân sự cấp cao bắt đầu nóng”. Cùng với đó khi hội nghị Trung ương đồng ý cho Chủ tịch Quốc hội thôi giữ các chức vụ thì các kênh thông tin hải ngoại như: Đài Á Châu Tự Do, Việt Báo, Thoibao.de, fanpage của Việt Tân, Tiếng Dân, các blogger dân chủ … cùng đồng loạt đưa thông tin, bình luận với những câu từ, diễn tả thiếu khách quan, xuyên tạc về màn đấu đá “trong giới chóp bu”. Vẫn diễn lại các trò cũ cho rằng đây là kết quả của chiến dịch “tranh giành ghế quyền lực” cho nhiệm kỳ khóa 14; không ít bình luận mang tính khẳng định các phe phái đang tìm cách triệt hạ nhau để “tranh giành các ghế tứ trụ”, “chuẩn bị cho nhóm lợi ích mới”….
Không có "vùng cấm" trong đấu tranh chống tham nhũng ở Việt Nam
Có nhiều luận điệu, dẫn chứng thiếu khách quan, vô căn cứ cho rằng “ chống tham nhũng sẽ làm suy yếu phát triển”, “đầu tư sẽ sa sút”, “ hoạt động kinh tế bị tê liệt”. Lấy một vài tổ chức kinh tế đến Việt Nam thăm dò nhưng lại chuyển vốn đầu tư sang nước khác để khẳng định đánh giá về nội bộ ở Việt Nam là đúng. Ngày 28/3/2024 trang web của Đài Châu Á Tự do (RFA) đăng bài viết khẳng định: “Hai Chủ tịch nước rớt chức trong một năm là tín hiệu đáng lo ngại cho nhà đầu tư nước ngoài”. Cũng đài này cách đây không lâu đã bình luận: “Cuộc chiến chống tham nhũng rộng khắp của Đảng Cộng sản Việt Nam đang khiến cho nền kinh tế bị tê liệt, đầu tư FDI sẽ giảm sút nghiêm trọng, tình trạng thiếu hụt hàng hóa thiết yếu và giảm niềm tin của nhà đầu tư”…
Các thế lực kích động đến “lò” chống tham nhũng sẽ làm “nhụt chí” cán bộ, làm “chùn bước” những người dám làm, kìm hãm phát triển đất nước. Chúng đưa ra những số liệu về tình trạng bỏ việc của công chức nhà nước, có cả những người là lãnh đạo các cơ quan “ngon ăn”. Bình luận về “phân biệt xử lý” khi “ăn cắp vài con vịt thì ở tù, quan chức tham nhũng bạc tỷ thì cho miễn nhiệm”. Chúng cũng không quên chiêu trò quỷ quyệt với lập luận: Tham nhũng là bản chất của chế độ XHCN, căn bệnh nan y của “chế độ độc đảng cầm quyền”, “một đảng sẽ không thể chống được tham nhũng”. “chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam chỉ là chiêu trò mị dân”…. Có trang web còn lớn tiếng hô hào, “chỉ tự do chính trị mới giúp Việt Nam chống được tham nhũng”
2. Thực tế, trước khi có các quyết định chính thức Đảng ta đã thông báo công khai việc đồng chí lãnh đạo cấp cao vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm; quy định về trách nhiệm nêu gương; nhận thức rõ trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và nhân dân, đã có đơn xin thôi giữ các chức vụ được phân công. Việc cho “thôi chức” đối với cán bộ cấp cao thể hiện đúng chủ trương của công tác cán bộ, hướng tới văn hóa “từ chức”, đề cao giá trị “công bộc” của người cán bộ lãnh đạo. Việc một vài lãnh đạo từ chức khi cấp dưới, hoặc lĩnh vực mà mình quản lý có sai phạm cũng là hành động thường thấy ở nhiều quốc gia trên thế giới. Đó không phải là thanh trừng nội bộ hay tranh giành quyền lực như các thế lực thù địch đã rêu rao. Tuy nhiên, với những kẻ có dã tâm xấu, thì việc một cán bộ cấp cao từ chức đã bị bọn chúng xuyên tạc, bịa đặt về “cuộc chiến quyền lực”, kích động sự hoài nghi trong dư luận xã hội.
Đảng và Nhà nước ta đã xác định tham nhũng là “giặc nội xâm”, cản trở tiến trình phát triển của đất nước, nguy cơ đe dọa tồn vong của chế độ. Vì thế, chủ trương của Đảng là huy động sự nỗ lực quyết tâm của cả hệ thống chính trị để kiên quyết đấu tranh loại bỏ tham nhũng, tiêu cực. Luận điệu cho rằng nhân sự cấp cao “bị cho nghỉ” sẽ kéo lùi phát triển kinh tế là do chúng suy diễn ra, hoàn toàn không có cơ sở, bởi chính tham nhũng mới là nguy cơ kéo lùi sự phát triển. Tham nhũng làm hủy hoại uy tín, môi trường đầu tư của đất nước, làm giảm dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; gây thất thoát nghiêm trọng tài sản của nhà nước của nhân dân, gây rối loạn nền kinh tế…. Cuộc chiến chống tham nhũng được các nước trên thế giới quan tâm, đặc biệt là ở các nền kinh tế hàng đầu đều có các cơ chế kiểm soát, chống tham nhũng nghiêm ngặt. Những nỗ lực phòng chống tham nhũng ở Việt nam đã góp phần làm ổn định nền kinh tế – xã hội; củng cố, vị thế của đất nước. Việt Nam đang trở thành thị trường có sức hút lớn với nhà đầu tư nước ngoài và được các nhà đầu tư quan tâm. Trong 4 tháng đầu năm 2024, giá trị giải ngân cao nhất trong 5 năm trở lại đây. Nên nhớ rằng: Đường lối lãnh đạo của Việt nam theo nguyên tắc tập trung dân chủ, quyết định theo đa số, cho nên dù là lãnh đạo cấp nào phải rời vị trí lãnh đạo cũng không ảnh hưởng đến đường lối chung của Đảng đã đề ra.
Hiện nay, không ai có thể phủ nhận cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng và Nhà nước ta đã tạo hiệu ứng tích cực trong toàn xã hội, được cán bộ và nhân dân đồng tình, ủng hộ. Chống tham nhũng làm quyết liệt chỉ làm “chùn bước” những kẻ có động cơ xấu, tay đã “nhúng chàm”. Tham nhũng là sản phẩm của xã hội có giai cấp và nhà nước, là “khuyết tật bẩm sinh” của quyền lực, không phân biệt chế độ nhà nước, thể chế chính trị, đa đảng hay độc đảng. Thực tế là hiện nay tham nhũng vẫn đang là vấn nạn ở mọi quốc gia, mọi chế độ trên thế giới. Đảng và Nhà nước Việt Nam nhìn thẳng vào thực tế đó, không phủ nhận tham nhũng vốn đã và đang tồn tại như một thứ “giặc nội xâm”. Từ đó, xác định đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, huy động quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị. Không chỉ có quyết tâm mà còn có đủ năng lực chống tham nhũng hiệu quả như đã diễn ra trong thời gian qua. Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực “đã trở thành phong trào, thành xu hướng không thể đảo ngược”, thể hiện quyết tâm, trách nhiệm rất cao.
Bằng những chiêu trò, luận điệu xảo trá, bất chấp mọi thủ đoạn và được các thế lực thù địch lắp đi lắp lại chỉ nhằm mục đích chống phá mà thôi! Khi đảng viên và quần chúng nhân dân đã đặt niềm tin vào Đảng, Nhà nước thì bất kỳ luận điệu chống phá, xuyên tạc nào cũng trở nên lạc lõng, lố bịch, không thể đánh lừa được ai!
NGUYỄN PHƯỚC KHÁNH