CÁI GỌI LÀ "THẢM SÁT MẬU THÂN-HUẾ 1968": TRÒ LỪA BỊP ĐÃ BỊ VẠCH TRẦN BỞI MỘT SỬ GIA MỸ

 

Hôm nay, ngày 8/2/2018, đã là 23 tháng chạp năm Đinh Dậu. Chỉ còn mấy hôm nữa sẽ là ngày Tết Mậu Tuất- Kỷ niệm 50 năm Chiến dịch Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu thân 1968. Cũng như 50 năm qua, cứ vào dịp này thì trên mạng Internet lại dày đặc các thông tin của mấy ông bà chống cộng cực đoan kiểu như "TRONG DỊP TẾT NGUYÊN ĐÁN SẮP ĐẾN, XIN THA THIẾT KÊU GỌI ĐỒNG BÀO TRONG NƯỚC VÀ Ở HẢI NGOẠI NHỮNG AI CÓ THÂN NHÂN ĐÃ BỊ VIỆT CỘNG/CỘNG SẢN THẢM SÁT TRONG TẾT MẬU THÂN 1968 HÃY CÙNG LÊN TIẾNG." Họ trưng ra các tài liệu của các "sử gia" VNCH để chứng minh cho cái gọi là "Thảm sát Mậu thân",  "Cộng sản khát máu" ... Họ đòi phải đưa vụ "Thảm sát Mậu thân" ra xem xét và truy tố Việt Cộng tại Tòa án Quốc tế về tội ác diệt chủng ...
Tại các diễn đàn, bất cứ ai đưa ra ý kiến trái chiều là bị chụp mũ "Dư luận viên của Đảng", là người đã bị Cộng sản "nhồi sọ"! Rất tiếc là hiện nay có một số người, có cả một vài nhà báo, giảng viên luật... không biết vì vô tình hay hữu ý, đã công khai sử dụng trên báo chí chính thống những tài liệu của những "sử gia" VNCH mà không cần có sự đối chiếu với các nguồn tài liệu khác khiến lịch sử bị bóp méo...
50 năm- đúng nửa thế kỷ đã trôi qua. Nhưng rất may là thời internet hiện nay, nếu với những người ham tìm hiểu thì chúng ta hoàn toàn có thể tham khảo rất nhiều nguồn tài liệu, không chỉ những nguồn tài liệu lịch sử chính thống của Nhà nước mà còn cả những tài liệu của chính những người Mỹ.
Hôm nay, Google.tienlang giới thiệu Tập Tài liệu với tựa đề THE 1968 'HUE MASSACRE'- “THẢM SÁT HUẾ” TẾT MẬU THÂN của một sử gia- Nhà báo Mỹ Gareth Porter đăng trên Tạp chí "Indochina Chronicle", số 33 ngày 24/6/1974.
Gareth Porter (sinh 18 tháng 6 năm 1942 tại Independence, Kansas) là một sử gia, nhà báo điều tra, và nhà phân tích về các chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ.
Sử gia- Nhà báo Mỹ Gareth Porter
Porter tốt nghiệp Đại học Illinois, nhận bằng thạc sĩ (Master) trong lĩnh vực chính trị quốc tế từ Đại học Chicago và bằng tiến sĩ (Ph.D.) trong lĩnh vực chính trị Đông Nam Á từ Đại học Cornell.
 
Trong thời chiến tranh Việt Nam, Gareth Porter là phóng viên thường vụ tại Sài Gòn cho hãng thông tấn Dispatch News Service International và sau đó là đồng giám đốc của Indochina Resource Center, một tổ chức nghiên cứu và giáo dục có trụ sở tại Washington, D.C. Ông dạy môn nghiên cứu quốc tế tại City College of New York và American University trong thời kỳ 1982-90.
THE 1968 'HUE MASSACRE'- Dịch: “THẢM SÁT HUẾ” TẾT MẬU THÂN
Vụ "thảm sát tại Huế" năm 1968
Tác giả: D.Gareth Porter. Tạp chí: "Indochina Chronicle", số 33 ngày 24/6/1974.
Sáu năm sau sự kiện Mậu Thân 1968, một trong những chuyện hoang đường dai dẳng của Chiến tranh Đông Dương lần thứ hai vẫn chưa được thách thức: cuộc "thảm sát" của Cộng sản tại Huế. Phiên bản chính thức về những gì đã xảy ra tại Huế đã là Mặt trận Giải phóng Dân tộc (MTGPDT) và Bắc Việt đã giết không chỉ các quan chức có trách nhiệm mà cả các nhân vận tôn giáo, trí thức và dân thường một cách cố ý và có hệ thống, và rằng các địa điểm chôn cất được tìm thấy sau đó đã để lộ khoảng 3000 tử thi, phần lớn nhất trong tổng số 4700 nạn nhân của việc hành quyết do Cộng sản thi hành.
Tuy còn nhiều điều chưa được biết về những gì đã xảy ra ở Huế, nhưng có đủ bằng chứng để kết luận rằng câu chuyện được chuyển tới nhân dân Mỹ bởi các cơ quan tuyên truyền Mỹ và Nam Việt Nam khác xa với sự thật, mà trái lại, là kết quả của một chiến dịch chiến tranh chính trị của chính quyền Sài Gòn, được hỗ trợ bởi chính quyền Mỹ và được chấp nhận bởi báo chí Mỹ một cách không phê phán. Một nghiên cứu kỹ lưỡng về một bên là câu chuyện chính thức về vụ "thảm sát" tại Huế, và bên kia là các bằng chứng từ các nguồn tin chống Cộng độc lập, đem lại một thoáng nhìn khám phá vào trong các nỗ lực của báo chí Mỹ nhằm nuôi sống nỗi sợ hãi về một cuộc "tắm máu" lớn. [1] Đây là một .chuyện hoang đường đã phục vụ lợi ích của chính quyền Mỹ trong quá khứ, và tiếp tục ảnh hưởng sâu sắc đến thái độ của nhân dân hiện nay.
 
VAI TRÒ CỦA TIỂU ĐOÀN CHIẾN TRANH CHÍNH TRỊ (POLITICAL WARFARE) SỐ 10
Để làm sáng tỏ câu chuyện chính thức về Huế, người ta phải lần lại nguồn gốc của các thông tin nguyên gốc mà đã được chuyển tới nhân dân Mỹ về sự việc.
Cơ quan của chính quyền Sài Gòn được trao hoàn toàn trách nhiệm cho việc biên soạn dữ liệu về vụ được cho là "thảm sát" và công bố thông tin không phải Bộ Xã hội (Ministry of Social Welfare and Refugees) hay Bộ Y tế, như người ta có thể mong đợi, mà là Tiểu đoàn Chiến tranh Chính trị số 10 của Quân lực Việt Nam Cộng hòa (QLVNCH). Câu chuyện về vụ "thảm sát" được báo chí Mỹ đưa tin trong các năm 1968 và 1969 đã được lấy cơ sở từ lời của đơn vị này - lực lượng mà nhiệm vụ cụ thể của họ là làm mất uy tín của MTGPDT bất kể sự thật như thế nào. Cả số lượng tử thi tìm được và các nguyên nhân tử vong đều chưa từng được khẳng định bởi các nguồn tin độc lập. Trái lại, như chúng ta sẽ thấy, bằng chứng từ các nguồn độc lập thách thức phiên bản sự thật của Tiểu đoàn Chiến tranh Chính trị số 10.
Tường trình chính thức của Sài Gòn về vụ được cho là thảm sát xuất hiện lần đầu vào ngày 23-4-1968, khi Tiểu đoàn Chiến tranh Chính trị công bố một báo cáo rằng hơn một ngàn người đã bị hành quyết bởi những người Cộng sản trong nội thành và quanh Huế. Báo cáo của Tiểu đoàn đã được lặp lại chi tiết bởi United State Information Service (dịch?) nhưng báo chí Mỹ lờ đi [2]. Một tuần sau, US Mission công bố một báo cáo của chính mình, bản báo cáo này về bản chất là diễn đạt lại báo cáo của QLVNCH. Báo cáo của US Mission được nói là đã là kết quả của một cuộc điều tra "của các cơ quan chức năng Mỹ và Nam Việt Nam" [3]. Nhưng vai trò của các cố vấn Mỹ trong báo cáo có vẻ như chỉ là thứ cấp; theo hãng tin của chính quyền Sài Gòn, Vietnam Press, báo cáo được dựa trên dữ liệu cung cấp bởi Cảnh sát Quốc gia ở Huế, các cố vấn Mỹ, các cuộc phỏng vấn các quan chức Thông tin và Tỵ Nạn của Nam Việt Nam, và "các hồ sơ của Tiểu đoàn Chiến tranh Chính trị số 10," nơi cung cấp các thống kê cơ bản về các vụ được coi là hành quyết [4]. Vietnam Press còn báo cáo rằng "một sỹ quan của Tiểu đoàn Chiến tranh Chính trị số 10 có tham gia điều tra về các vụ hành quyết ước lượng rằng gần như một nửa số nạn nhân tìm thấy đã bị chôn sống."
Trong các tháng Ba và Tư, khi các tử thi được cho là của nạn nhân các cuộc hành quyết của Cộng sản đang được khai quật, chính quyền Sài Gòn không cho phép bất kỳ phóng viên nào xem các địa điểm có mộ hay các tử thi, mặc dù tại thời điểm đó có rất nhiều phóng viên nước ngoài đang có mặt tại Huế. Cuối tháng Hai, Đại tá Tỉnh trưởng Pham Van Khoa tuyên bố rằng 300 thường dân là viên chức chính phủ đã bị Cộng sản hành quyết và đã được tìm thấy trong các ngôi mộ tập thể ở phía đông nam thành phố [5]. Nhưng không một phóng viên nào được đưa đến thăm những nơi được cho là mộ đó. Thực tế, nhiếp ảnh gia người Pháp, Marc Riboud, người đã vài lần yêu cầu được nhìn thấy những ngôi mộ, đã liên liếp bị từ chối cấp phép. Khi cuối cùng anh ta dùng trực thăng để đến địa điểm đã thông báo thì phi công từ chối hạ cánh với lí do là vùng đất đó "không an toàn"[6]. Riboud không bao giờ nhìn thấy địa điểm đó, và đến khi danh mục chính thức theo thời gian của các phát hiện và bản đồ tọa độ của các địa điểm có mộ được công bố, không có địa điểm nào giống với cái mà Đại tá Khoa miêu tả [7].
Cuối tháng Ba, phóng viên Steward Harris của tờ Thời báo Luân Đôn có mặt ở Huế để viết về cái được cho là các vụ hành quyết tập thể, đúng vào thời điểm mà theo danh mục chính thức đã có khoảng 400 tử thi được tìm thấy trong khu vực các lăng vua ở phía nam Huế. Nhưng thay vì đưa anh ta đến địa điểm đó, người sĩ quan chiến tranh chính trị Mỹ lại đưa anh đến một địa điểm mộ tại khu Gia Hội, nơi các tử thi đã được chôn cất lại từ lâu [8]. Do đó, anh ta phải dựa vào lời của các quan chức Mỹ và Việt về những gì được tìm thấy tại các địa điểm mộ.
Hơn nữa, Phòng Chiến tranh Chính trị của QLVNCH đã công bố các báo cáo mâu thuẫn nhau về số lượng tử thi đã được tìm thấy. Ví dụ, tại địa điểm trường trung học Gia Hội, báo cáo chính thức của Mỹ, dựa trên thông tin cung cấp bởi Tiểu đoàn Chiến tranh Chính trị số 10, đưa ra tổng số 22 mộ tập thể và 200 tử thi, với bình quân 9 tử thi mỗi mộ [9]. Nhưng khi Steward Harris được đưa đến địa điểm đó, người sĩ quan Việt Nam hộ tống nói với anh ta rằng mỗi ngôi mộ trong số 22 ngôi có từ 3 đến 7 xác, cho ra tổng trong khoảng từ 66 đến 150 [10]. Cũng khoảng trong thời gian đó, Tiểu đoàn Chiến tranh Chính trị số 10 xuất bản một cuốn sách nhỏ dành cho người đọc Việt Nam, trong đó nói rằng tại trường học có 14 mộ (chứ không phải 22), con số này còn làm giảm tổng số hơn nữa [11].
 
 
MÂU THUẪN VỚI KẾT QUẢ TÌM HIỂU CỦA MỘT BÁC SỸ
Tính chất lảng tránh của các con số của Sài Gòn là đáng kể khi xem xét lời chứng của Alje Vennema, một bác sỹ làm việc cho một đội y tế Canada tại bệnh viện Quảng Ngãi, người tình cờ có mặt tại bệnh viện tỉnh Huế trong thời gian xảy ra sự kiện Tết Mậu Thân và là người đã tự thẩm tra các địa điểm mộ [12]. Vennema công nhận rằng có 14 mộ tại trường Gia Hội, nhưng ông nói rằng trong các ngôi mộ đó tổng cộng chỉ có 20 xác. Vennema còn khẳng định rằng tại hai địa điểm còn lại trong khu Gia Hội chỉ có 16 tử thi thay vì 77 như chính quyền tuyên bố, và rằng tại những địa điểm trong khu vực lăng vua ở tây nam Huế chỉ có 29 tử thi thay vì 201 như được tuyên bố trong các báo cáo chính thức.
Theo Vennema, do đó, tổng số tử thi tại bốn địa điểm chính được phát hiện ngay sau Tết là 68, chứ không phải con số 477 như đã được tuyên bố chính thức. Ngoài ra, tuy không khẳng định rằng không có ai trong số các tử thi này đã là nạn nhân bị MTGFDT hành quyết, nhưng ông nói rằng các bằng chứng cho thấy hầu hết họ là nạn nhân của các cuộc giao chiến trong vùng chứ không phải do giết chóc chính trị. Trong trường hợp các địa điểm trong khu lăng vua, ông khẳng định rằng hầu hết các tử thi có dấu vết của quân phục. Ông kể rằng đã hỏi chuyện các dân làng gần đó, họ nói rằng trong các ngày 21 đến 26 tháng Hai khu vực trung gian đã bị bom và pháo dữ dội. Và, trái với các tuyên bố của chính phủ rằng nhiều nạn nhân đã bị chôn sống tại đó, Vennema nói rằng tất cả các tử thi đều có các vết thương.
Các tình tiết của phiên bản chính thức - nguồn gốc chiến tranh chính trị của nó, sự từ chối cho phép sự khẳng định của báo chí từ quan sát trực tiếp, các thống kê đáng đặt dấu hỏi - và lời chứng của một bác sỹ y khoa, (người mà khi đó đã có mặt), tất cả đều chỉ đến sự miêu tả sai lạc sự thật của chính quyền Sài Gòn trong bản báo cáo tháng Tư năm 1968 của họ. Trong thực tế, các bằng chứng cho thấy rằng Tiểu đoàn Chiến tranh chính trị có thể đã thổi phồng con số của các vụ hành quyết thực sự của MTGPDT lên mười lần hoặc nhiều hơn.
 
 
CÁC CUỘC KHAI QUẬT NĂM 1969
Trong năm 1969, khi có thêm nhiều tử thi được khai quật tại các ngôi làng xung quanh thành phố Huế, một chương khác trong chiến dịch của chính quyền Sài Gòn được thi hành bởi tiểu đoàn chiến tranh chính trị. Tử thi đầu tiên được tìm thấy ở đông nam Huế, khi cuộc khai quật được diễn ra dưới sự giám sát của "Ủy ban tìm kiếm và chôn cất các nạn nhân Cộng sản" đứng đầu bởi quận trưởng, thiếu tá Trung. Một lần nữa, các nhà báo không được mời tới chứng kiến công việc khi đang diễn ra, nhưng sau đó được mời bởi thiếu tá Trung, người nói rằng Ủy ban đã tìm ra 135 thi thể tại xóm Vinh Luu của thôn Phu Da và 230 thi thể trong 7 hố chôn tại thôn Phú Xuân. [13]
 
Điều mà ông quận trưởng không nói với phóng viên, đó là toàn bộ những vùng tìm thấy các hố chôn là chiến trường trong nhiều tuần của năm 1968. MTGPDT đã tiếp tục giữ nhiều làng nhỏ ngay cả sau khi đã bị đẩy ra khỏi thành phố, và một số làng vẫn nằm trong quyền kiểm soát của họ trong hàng tháng, khi các máy bay ném bom của Mỹ đánh phá họ dữ dội.
 
Một trong bốn địa điểm được phát hiện cuối tháng Ba năm 1969, nơi được coi là chứa 22 tử thi, nằm giữa hai làng Phú Mỹ và Tuy Vân [14]. Làng Phú Mỹ, chỉ cách Huế 3 dặm về phía đông, là một trong các làng đã bị các đơn vị Cộng sản chiếm giữ trong cuộc tổng tấn công, khi nhiều nam giới trẻ nằm trong tuổi quân sự đã được gọi vào Quân Giải Phóng. Theo một cuộc phỏng vấn sau này với một người dân làng, máy bay Mỹ đã liên tục ném bom làng, phá hủy hàng trăm ngôi nhà và làm dân thường thiệt mạng.
 
Ba địa điểm còn lại, được tìm thấy cuối tháng Ba và đầu tháng Tư, theo danh sách của Lầu Năm Góc có chứa 357 thi thể, nằm tại làng Phú Xuân và tại làng Phú Đa cách đó một đoạn đường ngắn [15]. Một lần nữa, Phú Xuân, cách Huế 13 dặm, đã là chiến trường của các cuộc giao tranh dữ dội, trong đó có sự sử dụng mạnh của không lực Mỹ, trong các tuần nối tiếp cuộc Tổng tấn công. Trong một trận chiến kéo dài cả ngày mà các bom Mỹ đã được dùng đến, khoảng 250 lính Cộng sản đã bị thiệt mạng, theo một phỏng vấn với trưởng làng Phú Xuân được đăng trên tờ Tiền Tuyến - tờ báo của chính Phòng Chiến tranh Chính trị [16].
 
Khẳng định của Sài Gòn rằng các tử thi tìm thấy là xác của các nạn nhân bị Cộng Sản hành quyết đã không thuyết phục ngay cả các quan chức trong chính quyền Sài Gòn. Bộ trưởng Y tế, Trần Lưu Y, sau khi đi thăm các địa điểm chôn cất vào tháng Tư năm 1969, đã thẳng thắn thông báo với Phó Tỉnh trưởng Thừa Thiên quan điểm của ông rằng các tử thi có thể là của những người lính MTGPDT bị chết trong các trận giao tranh [17]. Báo Phòng Chiến tranh Chính trị lập tức lên án ông Bộ trưởng vì thái độ hoài nghi này [18]
 
Những thông tin ít ỏi được đưa ra về các thi thể chắn chắn hỗ trợ cho nghi ngờ rằng chỉ có rất ít nạn nhân quả là đã bị Cộng sản hành quyết. Xét riêng một điều, báo cáo của chính Thiếu tá Trung về số tử thi tìm thấy trong quận của mình chỉ khẳng định 9 nhân viên dân sự và 14 lính quân đội Sài Gòn trong tổng số 365 [19]. Người ta biết rất rõ rằng một số lượng đáng kể tử thi là của phụ nữ và trẻ em. Một sỹ quan Mỹ tại Huế đã thừa nhận với một phóng viên tờ _Washington Post_ tại một lễ tang tập thể cho những người chết: "Một số có thể đã đơn giản là bị kẹt lại [trong các cuộc giao tranh]" [20]. Thật sự không có gì lạ nếu MTGPDT đã chôn nhiều phụ nữ và trẻ em bị chết do bom và pháo tại các làng mà họ đã kiểm soát ở gần Huế.
 
Một phát hiện chủ yếu khác vào tháng Chín năm 1969 về các thi thể tại khe Đá Mài, một vùng rừng rậm cách Huế 10 dặm về phía nam, vẫn bị bao quanh bởi các mâu thuẫn và sự mơ hồ. Thậm chí số tử thi được tìm thấy đến nay vẫn là một cái gì đó bí ẩn. Tường trình chính thức của Lầu Năm Góc cho rằng con số vào khoảng 250 [21]. Nhưng một vài tháng sau, khi Douglas Pike, chuyên gia về Việt Nam của U.S. Information Agency, báo cáo về kết quả tìm kiếm, con số đã tăng lên 428 [22]
 
Hơn nữa, người "chiêu hồi" được Sài Gòn đưa ra để chứng thực về cái được coi là vụ thảm sát của Cộng sản đã kể hai câu chuyện rất khác nhau và đầy mâu thuẫn về sự việc. Trong một cuộc phỏng vấn được sắp xếp bởi chính quyền Sài Gòn với tờ _Baltimore Sun_ cuối năm 1969, người "chiêu hồi" chứng rằng một chỉ huy Cộng sản khu vực, người đã từ là bạn của anh ta, đã nói với anh ta rằng gần 600 người từ Phú Cam và Tu Dam đã giao cho những người dân tộc miền núi theo Cộng sản để bị họ giết. Lý do, như anh ta giải thích với tờ Sun, là rằng họ đã là "những tên phản bội cách mạng"[23]. Nhưng cũng chính người đàn ông này, trong một cuộc phỏng vấn với thông tín viên của _Tiền Tuyến_ vài ngày sau đó đã nói rằng cũng chính người chỉ huy khu vực đó đã kể với anh ta rằng 500 "tên ác ôn" đã bị đưa lên núi, không phải để giết mà để cải tạo." [24]
 
Một lần nữa, có một mâu thuẫn trực tiếp và quan trọng giữa các phiên bản của Pike và phiên bản chính thức của Lầu Năm Góc về việc các nạn nhân là ai và họ từ đâu đến. Phiên bản của Pike nói rằng họ là một nhóm người bị bắt trong một nhà thờ tại khu Công giáo Phú Cam ở Huế ngày 5 tháng Hai năm 1968, và bị giải về năm dặm về phía nam, nơi 20 người trong số đó bị hành quyết bởi một tòa án nhân dân và sau đó bị chuyển giao cho một đơn vị Cộng sản địa phương, đơn vị này đưa họ thêm 3 dặm rưỡi ra xa Huế trước khi giết họ. [25]. Tuy nhiên, tường trình của Bộ Quốc phòng [Mỹ] viết rằng một nhóm thường dân bị đưa đi khỏi nhà thờ Phú Cam với số lượng chỉ gồm từ 80 đến 100 người, không phải 400 như Pike viết.[26]. Hơn nữa, một bản tường trình nguyên được đăng tại một tờ báo bán chính thức _Viet-Nam Magazine_ và được in lại bởi Đại Sứ quán Sài Gòn tại Washington, khẳng định rằng tất cả mọi người ngoại trừ 20 người bị hành quyết bởi tòa án nhân dân đã được cho phép trở về Huế với cảnh báo rằng MTDTGPMN một ngày nào đó sẽ quay lại Huế, và rằng dân chúng nên cư xử cho thích hợp.[27]
 
Các mâu thuẫn trên rất quan trọng khi xét nỗ lực của Pike khi lý luận rằng những bộ hài cốt tại Đá Mài chắc chắn là nạn nhân do Cộng sản giết hại vì họ là nhóm người đã bị đem đi từ Huế với danh nghĩa tù nhân. Trong thực tế, có bằng chứng rằng hầu hết những người rời khỏi Phú Cam với Cộng sản hoàn toàn không phải tù nhân, mà họ bị ép phục vụ với vai trò người khiêng cáng thương, tải đạn, và thậm chí cả với vai trò binh sĩ cho MTDTGPMN. [28]. Như Hãng Thông tấn Pháp tường thuật từ Huế trong thời gian diễn ra trận đánh chiếm thành phố, một số nam thanh niên, đặc biệt từ vùng Phú Cam, đã nhận được súng hoặc được sử dụng như là những người khiêng cáng thương để vận chuyển thương binh về phía những nơi đóng quân trên núi. [29]
 
Một lần nữa, các bằng chứng gián tiếp đã hàm ý mạnh mẽ rằng 250 bộ hài cốt tìm được tại khe Đá Mài (không phải 400 như Pike tuyên bố) cũng đã bị giết trong chiến trận hoặc bởi bom B-52 của Mỹ. Bài báo tại _Viet-Nam Magazine_ ghi chú rằng địa điểm "nằm trong vùng lân cận nơi Cộng sản đã đánh trận lớn cuối cùng với quân đồng minh (từ 30-4 đến 2-5-1968)" [30] -- một sự kiện mà người đọc của báo chí Mỹ chưa từng được biết. Giải phóng Quân đã luôn luôn chú trọng vào việc mang xác của những người lính của họ ra khỏi chiến trường rồi mới chôn nhằm mục đích phủ nhận các thông tin tình báo chiến thuật của đối phương về thương vong.
 
Nói ngắn gọn, những điểm không nhất quán và các điểm yếu khác của nhiều tài liệu chính thức, sự thiếu bằng chứng khẳng định, và sự có mặt của các bằng chứng mâu thuẫn với các lời giải thích chính thức, tất cả hàm ý rằng đại đa số các thi thể tìm được trong năm 1969 trong thực tế là các nạn nhân của không lực Mỹ và của giao tranh mặt đất đã diễn ra ác liệt trong các ngôi làng, chứ không phải do MTDTGP hành quyết.
DOUGLAS PIKE: NGƯỜI THAO TÚNG BÁO CHÍ XUẤT SẮC
Douglas Pike, chuyên viên của US Information Agency- Cơ quan Thông tin Hoa Kỳ
Phần lớn nhờ công của một người mà vụ "thảm sát" Huế đã nhận được sự theo dõi đáng kể và bình luận rộng rãi của báo chí Mỹ trong các năm 1969 và 1970. Người đó là Douglas Pike, chuyên viên của US Information Agency- Cơ quan Thông tin Hoa Kỳ (Ghi chú của Google.tienlang:  Cơ quan Thông tin Hoa Kỳ là tổ chức quan hệ công chúng lớn nhất trên thế giới, chi tiêu hơn 2 tỷ đô la mỗi năm để tuyên truyền quan điểm của Mỹ đến khoảng 150 quốc gia khác nhau.) Pike là người đã đến Nam Việt Nam tháng 11 năm 1969, có lẽ do sự gợi ý của Đại sứ Ellsworth Bunker, để chuẩn bị một báo cáo về Huế [31] Trong hai tuần cuối tháng Chín, Pike đã gợi, trực tiếp hoặc gián tiếp, cho một số bài báo khác nhau về Huế và đề tài "tắm máu" nói chung. Chính Pike đã tóm tắt lại cho một số phóng viên phiên bản của ông ta về sự chiếm đóng Huế của Cộng sản, và cùng lúc đó lan truyền bản dịch của một tài liệu bắt được của Cộng sản mà ông ta đã tìm thấy trong hồ sơ - cái mà ông cho là một lời thừa nhận về vụ giết hàng loạt các thường dân vô tội trong thời gian chiếm đóng Huế.
Tài liệu đã là chủ đề của một số câu chuyện trên báo chí Mỹ. Ví dụ, tờ Washington Post đăng bài của Associated Press về tài liệu đó với tiêu đề "Quân Đỏ giết 2900 người ở Huế trong Tết, theo tài liệu bắt được của địch". [32]. Bài của thông tín viên báo Christian Science Monitor, dưới tiêu đề "Cộng sản thừa nhận giết người", mở đầu rằng "Vụ thảm sát của Cộng sản tại Huế đầu năm 1968 đã thể hiện sự cực điểm của tính toán kĩ càng. [33]. Cả hai bài báo đều trích dẫn từ câu sau của bản dịch như là một bằng chứng của sự thừa nhận: "We eliminated 1892 administrative personnel, 20 second lieutenants, and many non-commissioned officers".
Không có bài báo nào đặt vấn đề về tính xác thực của tài liệu hay tính chính xác của bản dịch mà họ nhận được. Nguyên bản tài liệu tiếng Việt, một bản sao mà tôi nhận được từ US Command tại Việt Nam tháng Bảy năm 1972 cho thấy rằng tác giả vô danh không nói những gì mà báo chí và công luận đã được đưa đến chỗ tin rằng anh ta đã nói.[34] Trong nguyên bản tiếng Việt, câu được trích dẫn ở trên không hỗ trợ tin chính thức của Mỹ rằng Cộng sản thừa nhận đã giết hơn 2600 thường dân tại Huế. Trước hết, ngữ cảnh của câu trên không phải là một bàn luận về chuyện trừng phạt những người được coi là tội phạm hay "kẻ thù", mà là một tường trình tổng quan về cuộc tấn công trong việc tiêu diệt quân đội và chính quyền Thừa Thiên. Tại hai đoạn văn trước đó, tài liệu nói đến việc thiết lập một "lực lượng chính trị với nhiệm vụ là tuyên truyền và kêu gọi quân địch mang vũ khí ra hàng". Tài liệu gợi lại rằng các lực lượng tự phòng vệ (self-defense) đã hoảng sợ đến nỗi khi quân của Mặt trận tấn công, họ đã cố vượt sông và kết quả là 21 người trong số họ đã bị chết đuối. Đoạn viết về khu Phú Vang ghi lại sức mạnh của các lực lượng chống đối và địa điểm của cuộc tấn công, và nói về việc bắt được 12 xe tải chở lương thực và 60 cuộn vải cờ.
Câu tiếp theo có ghi "We eliminated 1892 administrative personnel" trong bản dịch chính thức. Nhưng từ "diệt", ở đây được dịch là "eliminate", phải được hiểu là có nghĩa "destroy" hoặc "neutralize" theo nghĩa quân sự, thay vì "kill" hay "liquidate" như Pike và các bài báo đã viết. Như được sử dụng trong các thông cáo quân sự cộng sản, từ này đã được dùng để bao gồm giết, làm bị thương hoặc bắt sống đối với các lực lượng đối địch. Ví dụ, Thông cáo Đặc biệt thứ Ba của Quân Giải Phóng Nhân dân, phát hành vào cuối cuộc tổng tấn công đã viết "Ta đã _diệt_ một phần lớn lực lượng địch: theo thống kê ban đầu, ta đã giết, làm bị thương và bắt sống hơn 90000 quân địch..."[35]. Cần lưu ý rằng "diệt" không mang nghĩa "giết" trong bất cứ sử dụng tiếng Việt thông thường nào, và rằng bản dịch chính thức rất không theo quy tắc (irregular).
Hơn nữa, từ "tề", được dịch là "administrative personnel" trong phiên bản được lưu hành cho các phóng viên, thực ra có một nghĩa rộng hơn, theo một từ điển Bắc Việt chuẩn, là "puppet personnel", bao gồm cả thường dân và nhân viên quân sự. [36]. Trong thực tế, khi tài liệu chỉ cụ thể đến nhân sự của chính quyền Sài Gòn, người viết dùng một từ khác: ngụy quyền. Do đó, cả ngữ cảnh và cách sử dụng hàng ngày của các từ đang được nghi vấn đều trái với ý nghĩa mà Pike đã thành công trong việc thuyết phục báo chí sử dụng.
TÀI LIỆU "NHỮNG KẺ THÙ CỦA NHÂN DÂN" CỦA PIKE
Nếu sự biểu đạt sai của tài liệu có thể được giải thích bởi kết hợp của sự dịch tồi và sự sốt sắng của chính Pike trong việc tìm bằng chứng hỗ trợ cho luận cứ của chính quyền, chính Pike phải nhận hoàn toàn trách nhiệm cho một trường hợp thứ hai tương tự xảy ra gần như trong cùng thời gian. Pike đã đưa cho một số phóng viên được chọn lọc từ trước một danh sách 15 phạm trù của cái mà ông ta gọi - và đã được gọi như vậy trên báo chí - là "kẻ thù của nhân dân", những gì được coi là mục tiêu cần tiêu diệt của Cộng sản. Danh sách có cả hai loại với hàm ý rằng Cộng sản có ý giết các lãnh đạo tôn giáo và địa chủ hay tư bản: "leading key members of religious organizations still superstitious" (các thành viên quan trọng của các tổ chức tôn giáo mê tín dị đoan ), và "members of the exploiting class" (các thành viên của tầng lớp bóc lột). Tài liệu đã được đặt vào vị trí quan trọng tại các bài báo của tờ Los Angeles Times và Washington Daily News về những thứ được cho là kế hoạch của Cộng sản cho một cuộc "tắm máu", và một lần nữa được nhắc đến trong các câu chuyện nói đến cuốn sách nhỏ của chính Pike [37]. Nhưng một lần nữa, dù tài liệu có thể có tính xác thực, nhưng những giải thích được đặt lên trên nó rõ ràng đã có ý ngụy tạo. Trước hết, chính tài liệu đó không nói gì về "kẻ thù của nhân dân" [38]. Thứ hai, nó không nói hay ám chỉ rằng 15 loại người này phải bị trừng phạt, chưa nói gì đến chuyện tiêu diệt, như Pike đã nói với các phóng viên và về sau đã viết trong cuốn sách nhỏ của chính mình về Huế. [39]
 
Thực ra, tài liệu đó, với tiêu đề "15 tiêu chuẩn cứu tập", chỉ đơn giản là khái niệm của một cán bộ địa phương về các loại người cần phải theo dõi. [40]. Các loại người được đánh dấu cho việc trấn áp của MTDTGPMN khá là khác so với những gì trong danh sách được Pike lưu truyền, danh sách đó không bao gồm cả "leading key members of religious organizations still superstitious" (các thành viên quan trọng của các tổ chức tôn giáo mê tín dị đoan ), hay "members of the exploiting class" (các thành viên của tầng lớp "leading key members of religious organizations still superstitious" (các thành viên quan trọng của các tổ chức tôn giáo mê tín dị đoan ), và "members of the exploiting class" (các thành viên của tầng lớp bóc lột). Và chắc chắn Pike phải nhận biết được điều đó, do một tài liệu khác liệt kê những loại người cần trừng phạt đã được công bố bởi US Mission vào tháng 10 năm 67. [41]
Một nhân tố khác được gợi ý bởi sự có mặt của Pike tại Sài Gòn là lời chứng của một người "chiêu hồi", hay đào ngũ, từ phía MTDTGP về vấn đề tắm máu. Kỹ thuật trưng bày hàng binh trước các cuộc họp báo đã được Phòng Chiến tranh Chính trị sử dụng nhiều lần để chứng minh một vấn đề chính trị mà nếu không thì không thể được ghi lại một cách thuyết phục. Tuy các nhà báo có kinh nghiệm nhất ở Sài Gòn luôn hoài nghi trước các tuyên bố của những hàng binh được Sài Gòn trưng bày, nhưng luôn có những nhà báo bị lôi cuốn bởi ý tưởng phỏng vấn một cựu cộng sản thực thụ. Do đó, người ta đã sắp đặt để Le Xuan Chuyen, người nhận là đã là trung tá của Quân đội Nhân dân Việt Nam trước khi đào ngũ vào tháng Tám năm 1966, được phỏng vấn bởi các thông tín viên của Washington Daily News và Los Angeles Times để công bố quan điểm của ông ta về các kế hoạch của Cộng sản về một cuộc tắm máu hậu chiến. Chuyen ước lượng rằng một danh sách "nợ máu" Cộng sản bao gồm khoảng 5 triệu người Nam Việt Nam, trong đó khoảng 500 000 người sẽ bị giết. [42]
Một ghi chú ngắn về quá khứ của Chuyen sẽ giúp đặt lời chứng này dưới một góc nhìn đúng đắn. Ngay cả trong cuộc thẩm vấn đầu tiên, người tự xưng là "trung tá" (một cấp bậc mà người thẩm vấn muốn hỏi) đã thể hiện một vẻ cơ hội chính trị đáng ghi nhận. [43] Ông ta đã chần chừ ca ngợi Thiệu và Kỳ là các nhà lãnh đạo "can đảm, yêu nước và có tinh thần dân tộc cao," và thậm chí trước cả khi được hỏi. [44]. Trong vòng vài tháng, Chuyen đã được đề cử làm giám đốc Trung tâm Chiêu Hồi của chính quyền Sài Gòn - một vị trí đã không hề được nhắc đến trong các tường trình báo chí về các tuyên bố của ông ta về các chính sách được cho là của Cộng sản [45].
Người hàng binh được cho là cao cấp thứ hai, thiếu tá Tran Van Dac, tại thời điểm đó thực ra đang là Cố vấn Kế hoạch (Planning Adviser) cho tổng giám đốc (general directorate) chiến tranh chính trị của QLVNCH. Đây khó có thể là một nhân chứng vô tư. [46]. Phát biểu năm 1969 của ông ta rằng có 3 triệu người Việt Nam trong danh sách "nợ máu" đã tiếp tục được những người biện hộ của chính quyền Mỹ lấy làm cơ sở, trong đó có ngài Robert Thompson và chính Pike. [47]
 
CHO HỌ MỘT CON SỐ ...
Thành công chính của Pike là đưa ra "ước lượng" chính thức hay con số 4756 là số thường dân bị MTDTGPMN giết ở Huế và các khu vực lân cận. Đây là một kỳ công không hề nhỏ, vì để có được con số này, Pike đã phải dùng thống kê làm biến mất hàng ngàn dân thường là nạn nhân của bom Mỹ tại Huế. Sự thật không thể phủ nhận là bom và rốc-két của Mỹ, chứ không phải các cuộc ám sát của Cộng sản, đã gây ra thương vong lớn nhất tại Huế. Sự đổ máu và tàn phá đã lay động ngay cả những người ủng hộ lâu năm cho các nỗ lực chống Cộng. Khi đó, Robert Shaplen đã viết, "Trong chiến tranh Triều Tiên hay trong chiến tranh Việt Nam cho đến giờ, tôi chưa bao giờ nhìn thấy cái gì khủng khiếp, nếu tính về sự tàn phá và tuyệt vọng, như tôi đã thấy ở Huế." [48]. Sau khi sự chiếm đóng của Cộng sản tại Huế kết thúc, Don Tate của Scripps-Howard Newspapers miêu tả những hố bom rộng 14m và sâu 6m rải rác trên những con phố gần thành cổ và "những tử thi xếp chồng lên nhau 5 xác một trong những hố chôn." [49] 9.776 trong số 17.134 ngôi nhà ở Huế đã bị phá hủy hoàn toàn, 3.169 ngôi nhà khác được chính thức xếp vào loại "bị hư hại nghiêm trọng". (Trong phần còn lại của tỉnh Thừa Thiên, 8000 ngôi nhà khác bị hủy hoại quá nửa. [50]). Ước lượng ban đầu của Nam Việt Nam về số dân thường bị chết trong cuộc giao tranh đẫm máu là 3.776 [51].
Tuy nhiên, khi các chuyên gia chiến tranh chính trị VNCH bắt tay vào việc, ước lượng ban đầu này, được ghi trong một báo cáo tháng Ba của văn phòng tỉnh về Dịch vụ Xã hội và Tỵ nạn, bằng cách nào đó đã bị thay bởi một ước lượng mới là con số 944, được công bố trong cuốn tài liệu của Tiểu đoàn Chiến tranh Chính trị số 10. [52] Và đây là tất cả những gì Pike cần để biến hàng ngàn dân thường thiệt mạng thành nạn nhân của một cuộc "tàn sát của Cộng sản".
Trong một sơ đồ mà ông gọi là một "bản kê tóm tắt lại" về những người chết và mất tích, Pike bắt đầu không phải bằng cách liệt kê số lượng thương vong từ nhiều nguyên nhân khác nhau, mà bằng một tổng số 7.600, con số mà ông ta nói là "ước lượng tổng số thương vong dân thường tại chiến trận Huế" của chính quyền Sài Gòn. [53]. Tuy nhiên, ước lượng nguyên gốc của chính phủ một lần nữa do Văn phòng Xã hội của tỉnh cung cấp, lại chỉ là hơn 6.700 - chứ không phải 7600 - và được dựa trên ước lượng 3776 thường dân bị chết tại chiến trường Huế.[54]. Thay vì sử dụng số liệu của Văn phòng Xã hội, Pike dùng con số 944 của Tiểu đoàn Chiến tranh Chính trị số 10. Đem trừ con số đó và con số 1900 người nằm viện vì các vết thương chiến tranh, Pike thu được con số 4756 mà ông ta cho là tổng số nạn nhân của thảm sát do Cộng sản, bao gồm cả 1945 trường hợp "mất tích" bằng phương pháp tính toán kỳ quặc này. Nói ngắn gọn, toàn bộ quy trình thống kê này có mục đích duy nhất là đạt đến một con số thiếu trung thực 4756 nạn nhân của một vụ "thảm sát".
PIKE VIẾT LẠI CHÍNH SÁCH CHO MTGPDT.
Trọng tâm của phân tích của chính Pike là cái mà ông ta gọi là một "giả thuyết" về chính sách của lãnh đạo MTDTGPMN tại Huế trong thời gian chiếm đóng thành phố. Ý chính của "giả thuyết" như sau: chính sách của MTDTGPMN trải qua 3 giai đoạn rõ ràng, tương ứng với các pha khác nhau của cuộc chiếm đóng: trong những ngày đầu, MTDTGPMN chỉ kỳ vọng vào việc giữ quyền kiểm soát tạm thời và nhiệm vụ của họ không phải là thiết lập chính phủ của chính họ mà là phá hủy cấu trúc chính quyền Sài Gòn. Trong giai đoạn này, với các danh sách đen, các cán bộ MTDTGPMN đã hành quyết không chỉ các nhân viên dân sự và quân sự mà còn cả các lãnh đạo tôn giáo và xã hội. Tiếp theo, sau ngày thứ ba hoặc thứ tư, lãnh đạo Cộng sản quyết định rằng họ có thể giữ thành phố lâu dài, do đó, theo lời Pike, họ đã bắt đầu một "thời kỳ tái cơ cấu xã hội" và tìm diệt tất cả những ai không có lý tưởng vô sản và thành phần xuất thân vô sản, đặc biệt là các lãnh đạo Phật giáo, Cơ Đốc giáo và trí thức. Cuối cùng, khi họ chuẩn bị rời khỏi thành phố vào cuối tháng Hai, họ giết bất kỳ ai có thể nhận diện các cán bộ của họ trong thành phố. [55]
Trong khi Pike mơ hồ nhắc tới các mẩu bằng chứng khác nhau mà ông cho rằng chúng hỗ giả thuyết đó, ông ta không đưa một dẫn chứng nào trong tài liệu được xuất bản của mình. Trong bất cứ trường hợp nào, mọi bằng chứng hiện có đều mâu thuẫn giả thuyết của Pike từ đầu đến cuối. Trước hết, các tài liệu bắt được của MTDTGPMN hàm ý rằng Mặt trận có nhiệm vụ không chỉ phá hủy chính quyền Sài Gòn mà còn xây dựng tại Huế một chính quyền cách mạng và đặt kế hoạch giữ thành phố càng lâu càng tốt. Trong thực tế, chính tài liệu mà Pike sử dụng để khẳng định sự thừa nhận trách nhiệm của Cộng sản về vụ giết hàng loạt dân thường đã chỉ rõ rằng Giải phóng Quân có "nhiệm vụ chiếm giữ Huế càng lâu càng tốt để một chính quyền cách mạng có thể được thành lập." [56]
Còn về các danh sách đen cho hành quyết, khẳng định của Pike rằng danh sách dài và bao gồm cả các quan chức cấp thấp và các nhân vật không nằm trong chính quyền mâu thuẫn với không ai khác ngoài chính chỉ huy trưởng cảnh sát mật của Huế, Le Ngan, người cũng có tên trong danh sách. Năm 1968, ngay sau khi tái chiếm thành phố, Le Ngan kể với cựu nhân viên tổ chức Tình nguyện Quốc tế Len Ackland, người đã làm việc ở Huế trước cuộc tổng tấn công, rằng danh sách đen cho khu Gia Hội chỉ bao gồm các sĩ quan của bộ máy cảnh sát mật của khu. [57]
Các danh sách khác là về những người được chọn không phải để hành quyết mà là để bắt giữ và cải tạo. Những người bị bắt - tuy không nhất thiết bị hành quyết, theo một tài liệu có tên "Bản kế hoạch công kích và khởi nghĩa của mũi A" mà tôi nhận được từ Joint US Public Affairs Office tháng 6 năm 1971 - được giới hạn trong một số lượng tương đối nhỏ các quan chức Mỹ và Việt. [58]. Tài liệu nói rằng "Về tỉnh trưởng, phó tỉnh trưởng, các sĩ quan từ đại tá trở lên, các sĩ quan tình báo Mỹ và các trưởng các bộ phận, nếu tình hình thuận lợi, một số bị bắt lúc 12 giờ, họ phải nhanh chóng thuyết phục những người khác không trốn tránh và kêu gọi họ đầu hàng ... và sau đó ta phải đưa họ ra khỏi thành phố." Theo kế hoạch, những người bị bắt cần được giữ trong các nhà tù bên ngoài thành phố cho đến khi hồ sơ của họ được nghiên cứu và các phán quyết được đưa ra cho từng trường hợp cụ thể. Nó nhấn mạnh rằng không một người nào trong số các quan chức cao cấp Việt và Mỹ bị giết trừ khi tình hình chiến trận trong những giờ đầu tiên không thành công và không có cách nào đưa họ ra khỏi thành phố - một hoàn cảnh rõ ràng đã không xảy ra.
Tiếp theo, tài liệu loại trừ các viên chức cấp thấp ra khỏi diện bị bắt hoặc trừng phạt: "Về những nhân viên dân sự làm việc cho địch vì kế sinh nhai và không chống đối cách mạng, giáo dục họ và nhanh chóng giao cho họ trách nhiệm để tiếp tục làm việc phục vụ cách mạng."
 
Có một loại thứ ba: những người không phải quan chức cấp cao, cũng không phải nhân viên dân sự thông thường mà là những người đã từng có lần chủ động tham gia bộ máy bán quân sự của chính quyền. Tuy những cá nhân này không được giao việc, nhưng bằng chứng cho thấy kế hoạch là cải tạo họ chứ không phải hành quyết, miễn là MTGPDTMN giữ được quyền kiểm soát thành phố. Trong những ngày đầu của cuộc chiếm đóng, họ đã được lệnh khai báo với hội đồng địa phương nhưng rồi đã được phép trở về nhà. [59]
 
Điều đó không có nghĩa không có các vụ hành quyết tại Huế trong giai đoạn đầu của cuộc chiếm đóng. Len Ackland và thông tín viên tờ Washington Post Don Oberdorfer đã ghi lại các trường hợp của các cá nhân đã bị hành quyết khi họ cố trốn tránh Mặt trận hoặc chống đối chính phủ mới theo cách này hay cách khác. [60]. Nhưng những biện pháp cứng rắn này, mà trong nhiều trường hợp có thể đã phản ánh những hành động cá nhân của quân lính hoặc cán bộ thay vì một quyết định chính sách của Mặt trận (như khi một người bị bắn vì kháng cự khi bị bắt), không hề giống với sự trừng phạt hàng loạt đối với các vị trí quan chức hay thái độ chính trị mà Douglas Pike đã khẳng định. Và số vụ hành quyết cũng tương đối nhỏ, theo lời các cư dân Huế đã được Ackland phỏng vấn.
MỤC SƯ VÀ CÁC TRÍ THỨC TỰ HÀNH QUYẾT
Luận cứ của Pike rằng có một giai đoạn "tái cơ cấu xã hội" đánh dấu bằng một đòn trừng phạt các nhân vật tôn giáo và trí thức mâu thuẫn với không những logic của chiến lược chính trị của MTDTGPMN mà còn bởi các tài liệu bằng chứng. Như chính Pike đã chỉ ra trong cuốn sách của mình, "Chiến tranh, hòa bình, và Việt Cộng", xuất bản năm 1969, chính quyền cách mạng tại Huế trong thời kỳ chiếm đóng đã bao gồm một số lãnh đạo của Phong trào Đấu tranh năm 1966 chống chính quyền Kỳ - chính các lãnh đạo trí thức và Phật giáo mà về sau ông ta đã khẳng định vào năm 1968 MTDTGPMN muốn tiêu diệt một cách có hệ thống. [61]. Những người này không phải những người cách mạng vô sản hăm hở trả thù hệ thống Phật giáo và tầng lớp học thức, như Pike đã gợi ý, mà là đại diện của những hội nhóm ở Huế đã chủ động phản đối chính phủ Thiệu-Kỳ và sự chiếm đóng của quân đội Mỹ. Chính trên những tầng lớp này mà MTDTGPMN đã đặt cơ sở cho chiến lược chính trị của họ về một mặt trận thống nhất rộng lớn nhất có thể tại Huế.
Do đó, chủ tịch Ủy ban Cách mạng tại Huế là Le Van Hao, nhà dân tộc học nổi tiếng của Đại học Huế, người trước đó đã biên soạn Struggle Movement's publication _Vietnam, Vietnam_. Một phó chủ tịch là một cao tăng Phật giáo của miền Trung Việt Nam, Thich Don Hau. Các lãnh đạo khác của Phong trào Đấu tranh năm 1966 quay trở về làm thành viên của Ủy ban Cách mạng bao gồm Hoàng Phủ Ngọc Tường, cựu giáo viên trường Quốc học, người đã trở thành tổng thư ký của ủy ban mới; Nguyễn Đắc Xuân, người đã được Phong trào Đấu tranh ở Huế phân công tổ chức "student commandos" tại Đà Nẵng năm 1966; và Ton That Duong Ky, một giáo sư Đại học Huế.
Những người đã từng tham gia phong trào Phật giáo năm 1966 cũng được đưa vào chính quyền cách mạng bởi các nhân vật nổi tiếng khác từ các trường viện giáo dục tại Huế, chẳng hạn bà Nguyen Dinh Chi, cựu hiệu trưởng của trường nữ sinh Đồng Khánh danh tiếng, người là một nữ phó chủ tịch của nhóm "Liên minh" được thành lập muộn hơn vào năm 1968. Ton That Duong Thien, một thày giáo tại trường trung học Nguyễn Du, đã chỉ huy các hoạt động tại khu Gia Hội, và nhiều người khác thuộc tầng lớp trí thức Huế đã nhận các vị trí có trách nhiệm trong chính quyền cách mạng.[62]
"Kế hoạch công kích và khởi nghĩa" còn khẳng định rằng chiến lược chính trị của Mặt trận là dựa vào các sư tăng và tín đồ Phật giáo để được hỗ trợ tại Huế. Trong một mục nói cụ thể về các nhóm tôn giáo, tài liệu viết: "Chúng ta phải tìm kiếm mọi cách để đoàn kết và giành được sự ủng hộ của các tín đồ và sư sãi Phật giáo."
Về những người Công giáo ở Huế, bằng chứng từ cả các tài liệu của Cộng sản và nhân chứng cho thấy chính sách của MTDTGPMN không hướng về phía chống lại Giáo hội Công giáo. Tài liệu "Kế hoạch công kích và khởi nghĩa" bắt được nói đến việc "cô lập (isolate) những tên phản cách mạng lợi dụng Công giáo tại Phú Cam". Tuy nhiên, trong thuật ngữ tiếng Việt của Cộng sản, "cô lập" có nghĩa hành động để cắt đứt các ảnh hưởng của các cá nhân nói trên ra khỏi các sự vụ của cộng đồng. Nó không có nghĩa hành quyết hay thậm chí không nhất thiết có nghĩa bỏ tù, trái với những gì mà các chuyên gia chiến tranh chính trị có thể thuyết phục.
Tài liệu chỉ ra rằng chỉ có các mục sư bị phát hiện "che dấu địch" mới là đối tượng trừng phạt, và mức độ trừng phạt cụ thể còn tùy vào mức độ mà chống đối cách mạng của cá nhân đó trong quá khứ.
Tại khu Gia Hội, nơi MTDTGPMN đã kiểm soát trong 26 ngày, một linh mục Công giáo nói với Len Ackland rằng không một ai trong số các giáo dân của ông bị MTDTCPMN hại. [63]. Hai nhân vật Công giáo duy nhất được xác nhận bởi chính quyền Sài Gòn là đã bị giết bởi MTDTGPMN là hai linh mục người Pháp dòng Benedictine, Cha Guy và Cha Urbain. Tuy nhiên, các nguồn tin từ tu viện Thiên An báo cáo rằng quân MTDTGPMN đã chiếm giữ tu viên vài ngày khi Cha Guy và Cha Urbain vẫn có mặt ở đó, và rằng không ai trong số hai người đó hay một linh mục nào khác bị hại. Hãng Thông tấn Pháp đưa tin rằng hai người đã chạy khỏi tu viện để tránh bom Mỹ vào ngày 25 tháng 2 - hai ngày sau khi quân MTDTGPMN đã rút. [64]. Địa điểm nơi xác của hai người được tìm thấy là tại khu vực mà bác sỹ Vennema nói rằng dân làng đã về các trận bom dữ dội của Mỹ vào thời điểm mà hai linh mục được cho là bị giết. [65]. Hơn nữa, cuốn sách nhỏ của Tiểu đoàn Chiến tranh Chính trị khẳng định rằng cả Cha Urbain và Cha Guy đã bị bắt và buộc phải tháo bỏ trang phục linh mục trước khi bị đưa đến khu vực các ngôi mộ Đồng Khánh (the area of the Dong Khanh tombs), nơi họ bị giết và chôn. Nhưng những mục sư tìm thấy xác của Cha Urbain được trích lời trong chính cuốn sách nhỏ đó rằng ông ta nhận ra xác do số hiệu giặt trên áo của vị linh mục!
Khái niệm của Douglas Pike về một kế hoạch của MTDTGPMN về việc thanh trừng xã hội Việt Nam qua các cuộc hành quyết hàng loạt kỳ quặc và không liên quan đến thực tế của chính sách MTDTGPMN đến mức nó cho chúng ta biết nhiều về chủ ý của chính Pike hơn là về hoạt động mà ông ta cho rằng mình đang miêu tả. Cũng như vậy, khi ông ta có ý rằng Mặt trận cố gắng trừ khử bất cứ ai biết danh tính của những cán bộ đã hoạt động bí mật tại Huế, có vẻ như ý đó được dựa trên khái niệm của Pike về hoạt động của Mafia hơn là dựa trên bất cứ hiểu biết nào về hoạt động của MTDTGPMN. Rõ ràng, các cán bộ mà danh tính đã được công khai không thể ở lại thành phố khi MTDTPGMN rút đi. Những người khác, những người đã không để lộ mình ngay cả sau khi MTDTGPMN đã chiếm được Huế, vẫn ở lại, điều đó không có gì để nghi ngờ. [66]
Có vẻ như Pike đã không nỗ lực thẩm tra về các sự kiện đã xảy ra trong giai đoạn sau của thời gian Cộng sản chiếm đóng. Năm 1968, các quan chức chính quyền Sài Gòn tại Huế đã nói với Len Ackland rằng những người bị MTDTGPMN giết khi họ chuẩn bị rời thành phố trước áp lực quân sự của Sài Gòn và Mỹ là các quan chức và các lãnh đạo chính trị chống Cộng, những người trước đó đã có trong danh sách cải tạo. [67]. Tại thời điểm đó, MTDTGPMN đối mặt với các lựa chọn: để các cá nhân này tiếp tục chiến tranh chống lại Mặt trận, hoặc trừ khử họ trong khi MTDTGPMN vẫn còn nắm quyền kiểm soát thành phố, hoặc đưa họ ra khỏi thành phố để cải tạo. Không nghi ngờ gì, một số trong số những người trước đó bị đánh dấu để cải tạo đã bị hành quyết trong giai đoạn sau của cuộc chiếm đóng, tuy số lượng có vẻ ít hơn nhiều lần con số mà chính quyền Sài Gòn và Douglas Pike khẳng định. Những người khác trong số những người bị đánh dấu để cải tạo đã được đưa ra khỏi thành phố, về phía núi để cho mục đích đó. Lời cáo buộc rằng những người tù này đã bị giết một cách có hệ thống không hề được hỗ trợ bằng bằng chứng hay logic.
Do đó, "giả thuyết" của Pike phải được đánh giá là không xứng đáng được xem xét nghiêm túc. Nó thể hiện sự suy đoán méo mó không được đặt trong khuôn khổ của việc chú trọng đến các bằng chứng tài liệu sẵn có, lại càng không theo các chiến lược và chiến thuật cách mạng mà Pike tự cho mình là một chuyên gia. Tuy vậy, cuốn sách nhỏ của Pike phải được xem là một thành công lớn trong chiến tranh chính trị, do cách giải thích của ông ta về các sự kiện tại Huế vẫn là một cách giải thích nổi trội hơn cả đối với các nhà báo và các nhân vật của quần chúng.
KẾT LUẬN
Vấn đề mà các nhà sử học phải cân nhắc về thời gian Mặt trận giải phóng dân tộc Miền Nam chiếm giữ Huế không phải là các vụ tử hình có xảy ra hay không, mà là chúng đã là các hành động bừa bãi hay là kết quả của một sự "thanh trừng" có kế hoạch đối với toàn xã hội - như các chuyên gia chiến tranh chính trị (political warfare specialists) của các chính quyền Mỹ và Sài Gòn. Cũng quan trọng tương đương là câu hỏi cái gì đã gây ra cái chết cho hàng ngàn thường dân Huế trong các trận đánh trong thành phố, Mặt trận giải phóng dân tộc Miền Nam hay bom và pháo của Mỹ
Các bằng chứng hiện có - không phải từ các nguồn của MTGPDTMN mà là từ các tài liệu chính thức của Mỹ và Sài gòn và từ các quan sát viên độc lập - cho thấy rằng câu chuyện chính thức về một vụ tàn sát bừa bãi những người được coi là không đi theo phía MTGPDTMN là một sự ngụy tạo hoàn toàn. Không chỉ số lượng tử thi được phát hiện ở trong và quanh thành phố Huế đang để ngỏ cho các câu hỏi, mà quan trọng hơn, nguyên nhân của cái chết có vẻ như đã bị dịch chuyển từ chính trận đánh sang chuyện tử hình của MTGPDTMN. Và các tường trình "có thẩm quyền" và chi tiết nhất về các vụ được cho là tử hình được kết nối với nhau bởi chính phủ không đứng vững trước thẩm tra.
Ngày nay, hiểu biết về các kỹ thuật bóp méo và diễn đạt sai mà các nhà tuyên truyền của Sài Gòn và Mỹ thực hành trong khi tạo dựng một chiến dịch chiến tranh chính trị từ thảm kịch của Huế cũng có tầm quan trọng trong kém khi quân Mĩ vẫn còn tham chiến tại Việt Nam. Nó đi vào tận gốc rễ của vấn đề đối mặt với sự thật về cách mạng Việt Nam và các nỗ lực của Mỹ nhằm trấn áp nó bằng vũ lực. Tầm màn sai trái được dựng lên quanh cuộc Tổng tấn công Mậu Thân tại Huế đã và sẽ là một cơ chế phòng vệ khác của chính phủ Mỹ cũng như phần lớn công luận Mỹ để tránh phải đối mặt một cách thành thực với tính chất thực của cuộc đấu tranh ở đó.
 
Ghi chú
▲ Về một nghiên cứu về chiến lược này, Xem D. Gareth Porter, "Bloodbath; Myth or Reality?" Indochina Chronicle No. 19, September 15, 1973.
▲ Joseph Dees, "Survivors Relate Communist Mass Murders of 1,000 in Hue," IPS (USIS) dispatch, April 23, 1968.
▲ New York Times, May 1, 1968; Washington Post, May 1, 1968.
▲ Vietnam Press, May 1, 1968. The UPI story on the report indicated that it was based solely on information supplied by the police, failing to mention the role of the Political Warfare Battalion. Washington Post, May 1, 1968. The New York Times did not mention the source of the information. It is safe to say, therefore, that no American newspaper reader learned that the ARVN Tenth Political Warfare Battalion played the key role in compiling the story.
▲ New York Times, February 29, 1968.
▲ Le Monde, April 13, 1968.
▲ "Chronology of Graves Discovered, Vicinity of Hue (Civilian Deaths in Tet 1968)," obtained from the Office of the Assistant Secretary of Defense for Public Affairs, February 1970.
▲ New York Times, March 28, 1968.
▲ "Chronology of Graves Discovered."
▲ New York Times, March 28, 1968.
▲ Vu Cuong Sat cua Viet Cong tai Co Do Hue (Communist Murder in Hue), Tenth Political Warfare Battalion of ARVN, 1968, p. 13.
▲ Alje Vennema, "The Tragedy of Hue," unpublished manuscript, 1968, pp. 19-23.
▲ "Chronology of Graves Discovered," site 22.
▲ "Villagers Returning to Hue," UPI, in San Francisco Chronicle, December 8, 1968; "South Vietnamese Farmer Stoically Works Fields," Washington Post, January 4, 1970.
▲ "Chronology of Graves Discovered," sites 21, 13 and 14.
▲ Tiền Tuyến, ngày 27-1-1969.
▲ Tiền Tuyến, ngày 3-5-1969
▲ Ibid
▲ Vietnam Press, April 12, 1969
▲ Washington Post, May 5, 1969.
▲ "Chronology of Graves Discovered," site 25.
▲ Douglas Pike, The Viet-Cong Strategy of Terror (Saigon: U.S. Mission, Vietnam, 1970), p. 29.
▲ Baltimore Sun, October 12, 1969.
▲ Tiền Tuyến, 17-10-1969.
▲ Pike, op. cit., pp. 28-29.
▲ "Chronology of Graves Discovered."
▲ Embassy of Viet-Nam, Washington, D.C., Vietnam Bulletin, Viet- Nam Information Series, No. 28, April, 1970, p. 6.
▲ Agence France-Presse dispatch, February 15, 1968, in L'Heure Decisive (Paris: Dossiers AFP-Laffont, 1968), p. 153.
▲ Ibid.
▲ Vietnam Bulletin, loc. cit.
▲ Pike đã nói điều này với Benedict Stavis của Đại học Cornell t