Thăm gia đình duy nhất ở Huế còn làm hạt nổ thủ công phục vụ Tết Nguyên đán

Từ những hạt gạo, hạt nếp, người dân xã Phú Mậu (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế) đã biến chúng thành những thức cúng không thể thiếu trong những ngày Tết, lễ…

  • nhoc-nhan-nghe-lam-hat-no-phuc-vu-tet-nguyen-dan

Lâu nay, hạt nổ là đồ cúng không thể thiếu trong ngày Tết, nhất là với người dân Cố đô Huế.
nhoc-nhan-nghe-lam-hat-no-phuc-vu-tet-nguyen-dan
Người dân ở xã Phú Mậu xem dịp Tết là thời gian được mùa nhất trong năm, vì nhu cầu dùng hạt nổ phục vụ lễ Tết rất cao.
nhoc-nhan-nghe-lam-hat-no-phuc-vu-tet-nguyen-dan
Người dân xã Phú Mậu gắn bó với nghề làm hạt nổ hơn 50 năm qua.
nhoc-nhan-nghe-lam-hat-no-phuc-vu-tet-nguyen-dan
Hiện nay, ở tỉnh Thừa Thiên Huế còn khoảng hơn 20 gia đình mưu sinh bằng nghề này, tập trung ở hai thôn Mậu Tài và Lại Ân của xã Phú Mậu.
nhoc-nhan-nghe-lam-hat-no-phuc-vu-tet-nguyen-dan
Hạt nổ có hai cách thức chế biến, gồm bằng tay và sản xuất bằng máy móc. Ở làng Mậu Tài, hiện chỉ còn gia đình ông Phan Dũng (58 tuổi) còn làm nghề hạt nổ theo phương thức thủ công truyền thống, bởi phải trải qua nhiều công đoạn rất vất vả.
nhoc-nhan-nghe-lam-hat-no-phuc-vu-tet-nguyen-dan
Đang ngồi bên bếp lửa, ông Dũng cho biết, gia đình ông làm hạt nổ hơn 27 năm nay. Cứ đến thời điểm giáp Tết, gia đình ông lại bận rộn suốt ngày để làm đủ số lượng hàng cho khách.
nhoc-nhan-nghe-lam-hat-no-phuc-vu-tet-nguyen-dan
“Thấy làm hạt nổ đơn giản vậy chứ khó làm và tốn nhiều công sức lắm. Để làm ra hạt nổ đẹp, quan trọng nhất là khâu chọn gạo nếp. Hạt nếp phải to, trắng, không bị lẫn với gạo tẻ để hạt nổ tròn trịa và tỉ lệ hao hụt thấp. Mỗi lần làm 60 lon nếp cho ra thành phẩm khoảng 17-18kg hạt nổ”, ông Dũng cho hay.
nhoc-nhan-nghe-lam-hat-no-phuc-vu-tet-nguyen-dan
Để làm ra hạt nổ, đầu tiên, cho gạo nếp ngâm nước 5 ngày để gạo nở, rồi tưới nước lên nếp cho ráo và chuẩn bị xay. Sau đó, rải bột lên tấm vải để lấy tinh bột và bọc trong vải để ép khô.

 

nhoc-nhan-nghe-lam-hat-no-phuc-vu-tet-nguyen-dan
Tiếp theo, lấy tinh bột trộn với phẩm màu và nhồi bột thật dẻo, đổ ra cái tẹt để cho vào nồi hấp chín sao cho hạt nổ nở to tròn.
nhoc-nhan-nghe-lam-hat-no-phuc-vu-tet-nguyen-dan
Khoảng 20 phút sau, lấy tẹt ra và đổ vào tấm lưới, dùng tay kéo mỏng ra xung quanh.
nhoc-nhan-nghe-lam-hat-no-phuc-vu-tet-nguyen-dan
Đem tấm bột phơi khô (trời mưa đem vào bếp sấy khoảng 15 phút).
nhoc-nhan-nghe-lam-hat-no-phuc-vu-tet-nguyen-dan
Sau đó, lấy kéo cắt thành từng cọng nhỏ, rồi đem vào lò sấy khoảng 30 phút cho vừa khô. Để nguội cọng bột và cắt thành từng hạt nhỏ. Bỏ vào chảo có cát vàng để rang, dưới sức nóng của lò bếp, những hạt bột phồng lên với nhiều hạt nổ đủ sắc màu.
nhoc-nhan-nghe-lam-hat-no-phuc-vu-tet-nguyen-dan
Bà Trần Thị Chi (57 tuổi, làng Mậu Tài) cho biết: “Dịp giáp Tết, nghề làm bận rộn hơn. Số tiền kiếm được không nhiều, chủ yếu lấy công làm lời, đủ để trang trải cuộc sống”.
nhoc-nhan-nghe-lam-hat-no-phuc-vu-tet-nguyen-dan
Khoảng 5 năm trở lại đây, thị trường ưa chuộng hạt nổ chế biến từ máy hơn, vì giá thành rẻ, trong quá trình vận chuyển hạt nổ làm bằng gạo khó bị hư hỏng hơn so với gạo nếp.
nhoc-nhan-nghe-lam-hat-no-phuc-vu-tet-nguyen-dan
Mỗi ngày, gia đình anh Nguyễn Văn Tiến (ở thôn Lại Ân) làm ra khoảng 150kg hạt nổ. Đối với chế biến hạt nổ bằng máy xay thì dùng hạt gạo như gạo tẻ vì gạo chứa nhiều tinh bột, nếu dùng hạt nếp sản phẩm sẽ xấu khi dùng máy. Năng suất công việc gấp 10 lần so với làm thủ công truyền thống.
nhoc-nhan-nghe-lam-hat-no-phuc-vu-tet-nguyen-dan

Những màu sắc rực rỡ của hạt nổ có mặt trong cuộc sống chứa đựng biết bao công sức của những người dân cần mẫn tạo ra chúng, góp phần làm cho cái Tết thêm phần ấm áp hơn.

Theo SKCĐ