Tu sĩ Thiên An – chiếc rựa và lời sám hối

Thánh Gioan Tiền Hô đã nói: “Hãy ăn năn thống hối, vì nước trời gần đến... chớ tự phụ nghĩ rằng: tổ tiên chúng tôi là Abraham. Vì ta bảo cho các người hay: Thiên Chúa quyền năng có thể khiến những hòn đá trở nên con cái Abraham. Đây cái rìu đã để sẵn dưới gốc cây. Cây nào không sinh trái tốt, sẽ phải chặt đi và bỏ vào lửa.” Lời răn dạy trên chính là lời cảnh báo nghiêm khắc mà Thiên chúa gởi đến những con người đang có những hành động xấu, Thiên chúa có thể tạo dựng thì cũng có thể phá hủy và những cá nhân có hành động xấu cần phải “quay đầu là bờ”, “sám hối” để “cây có thể sinh trái tốt, cuộc sống được nở rộ”. Và những cá nhân với nhiệm vụ dẫn dắt con chiên đến với Chúa ắt hẳn phải thấm nhuần lời răn dạy sám hối “Cái rìu đã để sẵn dưới gốc cây, cây nào không sinh trái tốt, sẽ phải chặt đi và bỏ vào lửa”. Vậy, các tu sĩ ở Đan viện Thiên An với tay cầm rựa, lăm le có hành động gây nguy hiểm đến tính mạng của người dân đã đi đúng với lời răn của Chúa không? Hay đối với các tu sĩ trên, người dân chính là những cái cây không sinh ra trái tốt, cần phải chặt bỏ, đem bỏ vào lửa và đốt đi. Nhìn vào bức ảnh trên thì chúng ta không thể nhận ra đó là một người tu hành, một kẻ côn đồ đội lốt tu sĩ luôn coi người dân sinh sống xung quanh Đan viện chính là những cái cây không sinh ra trái và cần phải loại bỏ đi, còn cái gọi là “sống phúc âm giữa lòng dân tộc”, “tốt đời đẹp đạo” hoàn toàn không tồn tại ở nơi đây.

Nghiền ngẫm lời răn dạy của Thiên chúa, chúng ta có thể nhận thấy chính những tu sĩ trên là những “cái cây không sinh ra trái ngọt và Thiên chúa cần dùng uy quyền của mình chặt bỏ đi, ném vào lửa”, Thiên chúa luôn muốn những người đi theo Ngài phải thực hành tâm ý để cứu độ, thay đổi cuộc sống cũ của mình để từ đó sinh ra những hoa quả thành thiên chứ không phải chỉ đấm ngực ăn năn lúc phạm tội.  Và đã đến lúc các tu sĩ Thiên An quay về con đường tu đạo chân chính, ăn năn hối cải để có thể góp sức vào công cuộc xây dựng đất nước, sống sao cho xứng đáng với chức vị mình đang mang.

Trương Định