Trục xuất Mẹ Nấm - Sự khôn ngoan của Nhà nước Việt Nam

Mấy ngày nay dân cư quan tâm chính trị trên mạng bàn tán về việc Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm), tội phạm bị tuyên án 10 năm tù giam về tội "Tuyên truyền chống phá Nhà nước CHXHCN Việt Nam" đã qua Mỹ.

Việc này bên giới chống phản động có nhiều người chưa hiểu và đưa ra nhiều quan điểm khá là tiêu cực về Chính phủ, cũng có người cho rằng việc này sẽ làm tăng hơn việc chống phá của các đối tượng khác.

Để hiểu rõ vấn đề này thì cần phải xâu chuỗi các vấn đề với nhau lại để thấy rõ bước đi của Chính phủ là như nào.

Cần nhớ rằng hiện nay Mỹ đang ép Việt Nam tiếp nhận khoảng 10.000 người (quốc tịch Mỹ, gốc Việt) từng hoặc đang vi phạm luật pháp Hoa Kỳ về nước theo diện trục xuất. Theo đó trong năm 2018 này phía Mỹ sẽ trục xuất khoảng 200 người về Việt Nam theo kế hoạch.

Trục xuất Mẹ Nấm - Sự khôn ngoan của Nhà nước Việt Nam

Tất nhiên, trên bàn đàm phán Việt Nam không chấp nhận yêu sách này và chỉ nhận một số ít những người được xem xét kỹ về mặt lý lịch chính trị, tội danh phạm tội.

Sau thời gian cả năm trời thương lượng, Chính phủ Việt Nam nhiều lần bị phía Mỹ đánh giá là "cứng đầu", càng về gần cuối năm thì bảng chấm điểm "Nhân quyền" của Mỹ trước Liên Hợp quốc càng nặng nề, trong khi các cáo buộc về vi phạm Nhân quyền của Mỹ tại Đại hội đồng Liên Hợp quốc ngày càng nhiều. Thêm vào đó, các tổ chức Phi Chính phủ hoạt động về Nhân quyền, Dân chủ do Mỹ bảo trợ ngày càng kêu ca với Chính quyền Mỹ về việc những kẻ bất đồng (chúng ta gọi chúng là phản động) ngày càng mất đi sự tin tưởng từ Mỹ. Điều này về mặt "ngoại giao" khiến cho Mỹ đứng trước nhiều vấn đề nan giải. Bởi đồng thời, các quốc gia khác có người bị trục xuất về cũng đang nhìn vào kết quả đàm phán giữ Việt-Mỹ, Việt Nam lần nữa lại thành đầu tàu để noi theo vì đa số người bị trục xuất đến từ các quốc gia thế giới thứ 3.

Trong 01 diễn biến cuối cùng, Mỹ buộc phải đưa ra 01 đề nghị bằng việc: "Việt Nam trao đổi tù nhân Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cho phía Mỹ, thay vì nhận 200 người bị trục xuất", tất nhiên việc 200 người kia có phải vào lại danh sách trục xuất nữa hay không thì tương lai tính tiếp, còn theo tình hình giờ thì Việt Nam không nhận 200 người này.

Tất nhiên, phía Việt Nam đồng ý chuyện này, 01 công đôi 03 việc, vừa thoát khỏi cái vòng đàm phán bế tắt cả năm nay, vừa không phải nhận 200 cựu tù nhân, vừa xuất khẩu thêm tù nhân qua Mỹ... Về phía Mỹ thì vụ này giúp Mỹ giải tỏa căng thẳng về vấn đề "điểm số Nhân quyền" trước LHQ, cũng như áp lực với mấy cái Tổ chức kia và vừa được cái danh với đám chống phá.

Việc xuất khẩu thành công tù nhân Nguyễn Ngọc Như Quỳnh sang Mỹ đã cắt đứt nguồn sống chính của Mẹ Nấm bởi theo hợp đồng "viết thuê" của Mẹ Nấm cho Tổ chức Nhân quyền thì Mẹ Nấm phải đang hoạt động ở Việt Nam, còn giờ qua Mỹ thì hợp đồng đứt, sang Mỹ rồi thì Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cũng sẽ bặt âm vô tín như những kẻ trước đây bị xuất khẩu đi. Có khác thì đám trước có kẻ còn tiền tài, bằng cấp nên qua Mỹ vẫn sống được, còn Nguyễn Ngọc Như Quỳnh với cái thân không bằng cấp, tiền tài giờ chắc phải kiếm nghề gì đó nuôi 05 miệng ăn, còn không thì giống Bùi Kim Thành hằng ngày đẩy cái xe đi nhặt rác bên Mỹ kiếm từng đồng mua đồ ăn ấy!

Tóm lại, việc xuất khẩu thành công Nguyễn Ngọc Như Quỳnh qua Mỹ là 01 thắng lợi lớn trong ngoại giao của Việt Nam cũng đồng thời không làm mất mặt Mỹ nhưng lại đâm cho Mỹ 01 vố sâu bởi giờ đây các quốc gia khác khi thấy Việt Nam thành công trong việc từ chối tiếp nhận người bị trục xuất về cũng đã cứng rắn với Mỹ trong vấn đề đó, đồng thời Chính quyền Mỹ về mặt đối nội sẽ phải trả lời trước báo giới và dân cư Mỹ về việc "nhập khẩu" tội phạm của Quốc gia khác vào Mỹ (điều này trái ngược với những tuyên bố trước đó của Trump, không biết anh Trump có biết vụ nhập khẩu này không?)

Kết, tại sao lại là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh mà không phải những tội phạm ANQG khác vừa bị kết án hoặc đang trong ở tù lâu nay ?

Đáp án rất đơn giản: Nguyễn Ngọc Như Quỳnh chả có gì để sống "ăn no, mặc ấm" nếu rời khỏi Việt Nam, cho nên xuất khẩu nữ tù nhân này qua Mỹ coi như xử lý luôn cái hậu sau này!

Mai Lê (tổng hợp)