SỰ THẬT VỀ NGƯỜI MẸ … GIẢI KHĂN SÔ CHO HUẾ

 

Có thể nói “Giải khăn sô cho Huế” là một tiểu thuyết đã đưa Nhã Ca – Trần Thị Thu Vân trở thành một nhà văn “nổi tiếng” của miền Nam trước 1975. Đồng thời, “Giải khăn sô cho Huế” còn gây nên bao oan trái cho những người bên kia chiến tuyến và là “tài liệu” để những thành phần chống phá cách mạng dùng để xuyên tạc sự thật lịch sử cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968 tại Huế.

Tiểu thuyết “Giải khăn sô cho Huế’ được Nhã Ca viết và xuất bản năm 1969, kể về “những gì mà Nhã Ca tận mắt thấy, tai nghe trong cuộc tiếng công của Mặt trận giải phóng miền Nam tại Huế trong năm 1968”, trong tiểu thuyết ấy, Nhã Ca đã xây dựng hình tượng ba nhân vật Tường – Xuân – Phan  là những kẻ “khát máu”, là thủ phạm ra tay giết hại, “chôn sống” đồng bào Huế,... Những thứ để Nhã Ca viết lên tiểu thuyết “để đời” này tất cả dựa trên sự dối trá và cuối cùng cũng là dối trá cũng như chính con người của Nhã Ca – Trần Thị Thu Vân vậy!

Trần Thị Thu Vân sinh năm 1939, bút danh là Nhã Ca, sinh trưởng và học tập ở Huế, đến năm 1960 Nhã Ca chuyển vào Sài Gòn sinh sống và viết văn. Chuyện Nhã Ca đang theo học trung học tại Huế những bỏ ngang để vào Sài Gòn được nhiều người cùng trang lứa giải thích là vì Nhã Ca đã đem lòng si mê Trần Dạ Từ một cây viết chống Cộng người gốc Bắc di cư vào Nam. Khi vào Sài Gòn theo người tình, Nhã Ca và Trần Dạ Từ đầu quân cho “Đài Tự do Mỹ” trở thành hai cây viết chủ lực phục vụ tâm lý chiến của Mỹ và VNCH chuyên tuyên truyền chiều hồi, mỵ dân những “cán binh Cộng sản trở về với chính nghĩa quốc gia”. Nhã Ca chính là một người lính tâm lý chiến của Mỹ ngụy, nơi Nhã Ca vừa viết những gì có lợi, theo sự chỉ đạo của cấp trên để “đánh bại đối phương”. Không những thế, cặp đôi này còn phụ trách cả một chương trình của Đài Á châu tự do (RFA) – một Đài chống Cộng cự đoan của chính phủ Mỹ. Với thân phận, nghề nghiệp của Nhã Ca như trên chúng ta có quyền đặt câu hỏi:

-Vì sao Nhã Ca viết “Giải khăn sô cho Huế? để làm gì và cho ai? Trước hết, Nhã Ca là một người lính tâm lý chiến, bằng ngòi bút sắc hơn dao trong tay bản thân Nhã Ca tự nhận thấy và bộ máy chiến tranh khổng lổ của Mỹ - ngụy nhận thấy một điều: Cuộc Tổng tiến công của Cộng sản đã thắng lợi về quân sự, chính trị và ngoại giao, tuy đẩy lui được Cộng sản nhưng đủ thấ rằng chúng chẳng là gì với đối thủ và nhất là lòng dân đã thuận theo Cộng sản, cơ sở của đối phương khắp nơi ngay chính hang ổ của mình. Cuộc tiến công ấy đã buộc Mỹ và VNCH phải hòa đàm với Cộng sản tại Pari. Bằng mọi giá phải rửa mối nhục này cho quân đội mạnh nhất thế giới – Hoa Kỳ và đồng minh, cứu lấy danh dự của chính phủ ngụy tạo. Vậy bằng cách nào? Chỉ có cách “lấy độc trị độc” Cộng sản biết dựa vào dân, có được sự ủng hộ của dân thì ngụy phải phá vỡ lòng dân. Nhiệm vụ này không ai xứng đáng bằng Tổng cục Chiến tranh chính trị và gương mặt ưu tú nhất là Nhã Ca – cô gái gốc Huế nơi tâm lý, tình cảm của đồng bào sâu nặng và là nơi cuộc chiến khốc liệt khắc sâu nỗi nhục nhã của quân Mỹ - ngụy. Xin nhắc lại rằng sau những ngày quân cách mạng rút khỏi Huế thì đã có ngay một Đại đội tâm lý chiến đến Huế nhưng phải đến 01 tháng sau chính quyền ngụy mới tuyên bố cái gọi là “thảm sát” ở Huế mà chứng cứ là “những hố chôn tập thể nằm khắp tỉnh Thừa Thiên mà chủ yếu là ở thành phố Huế” Vậy trong một tháng ấy Đại đội ấy đã làm gì? Tất nhiên là không phải cầm súng để “giải tỏa Huế” mà cầm bút để sáng tác những tin bài, thơ ca ca ngợi anh lính thua trận và đổ tội cho phe chiến thắng! Chúng ta có quyền nói rằng một tháng ấy cả Đại đội này dựng nên biết bao “hố chôn tập thể quanh Huế”! Và trong lúc này, Nhã Ca cũng góp phần vào “chiến dịch cao đẹp” ấy một tiểu thuyết đầy “màu tang tóc”, “đau thương không còn gì đau thương”, theo kiểu rung rợn thời trung cổ… mà “Nhã Ca mắt thấy tai nghe” trong khoảng 01 tháng sau ngày “Cộng quân” rút khỏi Huế. Nhã Ca hoặc trực tiếp tham gia “chuyến thực tế chủ động sắp đặt” của Đại đội tâm lý chiến tại Huế hoặc nếu không ít thì nhiều sử dụng những “tư liệu” đồng nghiệp gửi cho. “Giải khăn sô cho Huế” đã đưa Nhã Ca nổi tiếng, ẵm ngay cái gọi là “Giải văn chương VNCH” năm 1970, đủ biết “Giải khăn sô cho Huế” và tác gải của nó “nhà văn – chiến sỹ tâm lý chiến” Nhã Ca đã phục vụ đắc lực, hết mình cho “chính nghĩa quốc gia” như thế nào!

- Xin bàn tiếp về tiểu thuyết “Giải khăn sô cho Huế”. Xin nhắc lại đây là một tiểu thuyết – nghĩa là một tác phẩm văn học nơi mà tác giả là người nhào bột, nặn bánh cho nên tiểu thuyết không phải là một chứng cứ khoa học mà nhất là khoa học lịch sử, pháp lý hay đạo đức để buộc tội người nầy hay vinh danh người khác. Sự chính xác của tiểu thuyết này là một vấn đề mà ngay cả Nhã Ca đã thú nhận việc mình tự bịa ra những tình tiết xung quanh ba nhân vật Tường – Xuân – Phan rằng : "viết ký thì phải có những con người bằng xương bằng thịt mình biết rõ ràng mới hay, chứ anh nghĩ lính giải phóng ở miền Bắc vào tôi nào có biết ai đâu" . Vậy đã rõ, để có thứ để viết Nhã Ca dung ngay hình ảnh thật của những người Huế thật: anh em ông Tường – Phan và ông Xuân những người trí thức yêu nước “Tường” – Hoàng Phủ Ngọc Tường, “Xuân” – Nguyễn Đắc Xuân và “Phan” – Hoàng Phủ Ngọc Phan để sáng tác, vì chỉ có “mượn” những con người bằng xương bằng thịt bên kia chiế tuyến thì câu chuyện “mới có vẻ là sự thật”, người đọc sẽ tin ngay dù không viết tên họ đối phương rõ ràng đồng thời khiến đối phương “thân bại danh liệt”, Cộng sản chết bởi tay nhân dân bằng sự ngộ nhận, hiểu nhầm mà sự láo toét ấy đã kéo dài những 50 năm cho dù nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường chưa bao giờ đặt chân đến Huế trong 26 ngày đêm xuân 1968. Và Nhã Ca cũng đã kịp để lại thị phi cho người ở lại trước khi đi hải ngoại, nhà văn Nguyễn Đắc Xuân đã nhắn với Nhã Ca "Năm 1969 Nhã Ca viết sách trong lúc chạy loạn, viết trong trường hợp bà tưởng tôi chết rồi, bà viết để lấy tiền của chính phủ Thiệu... để sống, tôi có thể hiểu được nên tôi không giận gì bà. Nay bà đã biết tôi còn sống, bà đã biết rõ không có chuyện tôi giết người, không có chuyện tôi ngồi xử án ai vậy tại sao bà còn hạ bút viết trong hồi ký những điều ác nhân đến như thế? Nếu bà sống với tôi cùng trong một nền pháp luật tôi sẽ đưa bà ta ra tòa về tội vu khống... Riêng tôi-Nguyễn Đắc Xuân, bao giờ Nhã Ca chưa có lời xin lỗi, chưa xoá bỏ tất cả những lời vu khống tội ác cho tôi trong tất cả tác phẩm của bà thì trong hồi ký của tôi sẽ có những Phụ lục đời đời lên án bà"

Người đàn bà – nhà viết văn – người lính tâm lý chiến VNCH mang bút danh Nhã Ca ấy đã đến lúc phải viết lại “Giải khăn sô cho lương tâm Nhã Ca” để tạ lỗi với người đã khuất và người còn sống hôm nay.

                                                                                         HOÀNG ANH