PHAN VĂN LỢI - THẰNG HỀ LẠC NHỊP

Phan Văn Lợi - cái tên mà nhiều người dân Huế đã quen và ít nhiều đôi lần nhếch mép cười “kệ cha hắn” lão già ấy người ta khinh ra mặt, người ta coi như một thằng hề trên internet diễn một vở hài kịch độc thoại.

Người ta khinh Phan Văn Lợi vì cái hão danh của lão, lúc nào lão cũng xưng “linh mục” thế nhưng lão làm như không ai biết cái nguồn gốc danh xưng “linh mục” ấy. Phan Văn Lợi thật chất chưa bao giờ được công nhận là linh mục Công giáo, trước năm 1975 Phan Văn Lợi cũng theo học các trường dòng, tu nghiệp để làm một vị linh mục, nhưng với Lợi cái khác là lão học để làm linh mục không phải để phụng sự Thiên Chúa một cách vô tư trong sáng mà vì cái lợi ích của bản thân và gia đình. Thời đó, Mỹ còn chiếm đóng miền Nam, ở Huế nhan nhản những thứ rác rưởi nhưng đối với Lợi là cao sang, quý phái  gã muốn phải có những thứ đó, nhưng bằng cách nào? chỉ có con đường theo Chúa, lợi dụng sự bác ái của Chúa mới được. Ai ngờ đâu, cách mạng như một cơn lũ cuốn hết mọi mưu mô tính toán của Lợi, gã căm thù Cộng sản ra mặt. Lợi bỏ học về nhà cha mẹ đẻ ở, căn nhà trong con kiệt nhỏ, sát đường ray xe lửa phía cầu Kho Rèn trở thành nơi Phan Văn Lợi ấp ủ một kế hoạch. Năm 1981, Lợi ra miền Bắc xin một linh mục quản xứ ở giáo phận Bắc Ninh “thụ phong linh mục”, không một ai được mời đến dự buổi lễ long trọng và đầy tự hào của bất kì một tín đồ Công giáo và gia đình của họ. Thế là từ đó, Phan Văn Lợi có thêm cái mác “linh mục” - linh mục tự phong, một “linh mục” không nhà thờ và không bao giờ thực hiện bổn phận của mình. Từ khi có cái danh xưng “linh mục” ấy dù tự xưng và chui rúc, lén lút Lợi càng hăng máu chống phá cách mạng, đương lúc đất nước khó khăn Lợi về Huế ra sức tuyên truyền, xuyên tạc sự thật, bôi nhọ, nói xấu chế độ, kích động, mị dân nghe theo mình làm loạn. Nhưng chẳng ai hơi đâu quan tâm, người ta lo làm ăn, chỉ có an ninh là “nhiệt tình” với Lợi, chẳng mấy chốc vị “linh mục” đã phải ngồi tù, cứ ra tù Lợi lại vào khám đều đều. Tuy ngồi một chổ tại nhà 16/46 Trần Phú nhưng Lợi tỏ vẻ cái gì cũng biết, internet phát triển lão cũng tập tành trả lời phỏng vấn các đài phản động nước ngoài, lão nói  như thật mình chứng kiến trong khi ngay cả cái chợ Phước Vĩnh cạnh nhà lão cũng không biết tới. Tất  nhiên qua mấy cuộc phỏng vấn tên tuổi Lợi nổi như cồn, lại có khoản thù lao kha khá, nhét túi cô em gái Phan Thị Hòa đi chợ. Để đánh bóng tên tuổi của mình, Phan Văn Lợi chơi bài tỏ vẻ mình là nhân vật quan trọng trong giới đấu tranh ở Huế khi lâu lâu diễn trò ăn vạ an ninh chặn đường đánh đập, đổ keo 502 vào ổ khóa và cắt mạng, lại tỏ vẻ có học thức biên soạn tài liệu phản động về cái gọi là “tình hình nhân quyền và tự do tôn giáo ở Việt Nam”, mới đây Lợi lại kích động người dân Huế xuống đường biểu tình phản đối Dự thảo Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và Luật An ninh mạng nhưng xem ra cũng chỉ là trò độc thoại mà thôi... mỗi lần như vậy bộ ba quạ đen Lý - Lợi - Giải lại quay phim hô hào đủ thứ trên internet, bọn ở ngoài cứ xuýt xoa các cha trong nước khổ sở hay tâng các “ngài” lên tậng mây xanh.

Ngay trong cái nhà 16/46 Trần Phú các cụ thân sinh để lại cho con cháu cũng đủ chuyện. Trong cái nhà ấy, lại chia bè kết phái, phe Phan Văn Lợi, Phan Thị Hòa, Phan Thị Lài ỷ lắm tiền lại là anh đầu chị cả khinh em mình là Phan Văn Phú và vợ là bà Mơ ra mặt - bọn nghèo hèn, em út lại thêm con em dâu theo đạo Phật. Chuyện cãi vã không lúc nào ngớt, thậm chí lúc vợ chồng ông Phú bà Mơ qua mượn sổ hộ khẩu để tách hộ cũng bị anh chị ruột chửi mắng, đánh ngất giữa sân, bà Hòa cứ cho rằng ông em ăn vạ liền bưng thau nước rửa chén xối cho tỉnh. Lúc có kỵ giỗ hay ăn uống, đồ thừa mứa của phe nhà giàu lại được gói đem sang bố thí bọn nghèo bên kia hàng rào, gia đình Phan Văn Phú phận em phải nhận những cũng đem đổ cho chó rồi rửa sạch dĩa đem trả anh chị cho phải đạo. Lắm lúc Phan Văn Phú ước mình sinh ra ở một nhà khác, anh chị em thương yêu nhau chứ cái cảnh coi nhua thù địch, giàu - hèn thêm để người ta khinh.

Đôi nét về Phan Văn Lợi mà bà con vùng Phú Cam, cầu Kho Rèn, dân đường ray Trần Phú kể, ghi chép lại để cùng xem tư cách của một con người - thằng hề lạc nhịp giữa xã hội và gia đình.

       MAI LY