PHAN VĂN LỢI NHẬN XÉT “TÌNH HÌNH TÔN GIÁO VIỆT NAM 2017” BẰNG CON MẮT BỊ “ĐUI”

Cái tên Phan Văn Lợi có lẽ không xa lạ trong giới dân chủ cuội quốc nội. Với mác linh mục trong đạo Công giáo thì những hoạt động chống phá cách mạng của ông này lấy chủ đề chính là tôn giáo. Nhưng cái nhìn về tôn giáo ở Việt Nam dưới con mắt Phan Văn Lợi lại luôn luôn ở một khía cạnh theo hướng tiêu cực và toàn bộ nội dung của các luận điệu đưa ra là vu cáo chính quyền vi phạm quyền tự do, tín ngưỡng tôn giáo…
PHAN VĂN LỢI NHẬN XÉT “TÌNH HÌNH TÔN GIÁO VIỆT NAM 2017” BẰNG CON MẮT BỊ “ĐUI”
Mới đây, khi mà Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã công bố danh sách các nước cần đặc biệt quan tâm về tôn giáo nhưng trong danh sách này không có tên Việt Nam. Điều này khiến cho giới dân chủ cuội nói chung, Phan Văn Lợi nói riêng cảm thấy thất vọng ê chề. Nhưng để gỡ gạc cho sự thất vọng này, ông ta cho ra một bản  “báo cáo” “Tình hình tôn giáo Việt Nam năm 2017”.
Theo như “báo cáo” “Tình hình tôn giáo Việt Nam năm 2017” của Phan Văn Lợi thì chính quyền Cộng sản đã đàn áp tôn giáo Việt Nam trên cả hai phương diện: “Cộng sản vừa đàn áp các tôn giáo trên phương diện lý thuyết, nghĩa là bằng luật pháp, vừa trên phương diện thực tế, nghĩa là bằng hành động.” Theo đó, trên phương diện lý thuyết, chính quyền đàn áp các tôn giáo bằng pháp luật, có nghĩa là Nhà nước ban hành nhiều văn bản pháp luật liên quan đến tôn giáo cụ thể là Luật tín ngưỡng tôn giáo thông qua ngày 18/11/2016, có hiệu lực từ ngày 1/1/2018 và việc ban hành các nghị định hướng dẫn thi hành với mục đích“hình sự hóa mọi hoạt động tôn giáo và đã gặp phải sự phản đối mạnh mẽ của nhiều Giáo hội”
Ở phương diện thực tiễn thì Phan Văn Lợi đã liệt kê ra các hoạt động của các tôn giáo bị chính quyền ngăn cấm, bị “tấn công” ở trong các tôn giáo như Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo thuần túy, Phật giáo thống nhất, Tin lành, Công giáo. Trong mỗi một tôn giáo được nhắc tên thì Phan Văn Lợi đều nêu ra các ví dụ mang tính điển hình để cho thấy sự “đàn áp” của chính quyền đối với các tôn giáo trong năm 2017.
Tuy nhiên, cái nhìn đó của Phan Văn Lợi cho thấy tầm nhìn của một vị linh mục dân chủ bị “đui”. Bởi:
Thứ nhất, với tiêu đề đánh giá tình hình tôn giáo Việt Nam năm 2017 thì phải nói được khái quát về tất cả các mặt của tôn giáo Việt Nam trong năm qua. Trong đó, phải khái quát được đặc điểm các tôn giáo ở Việt Nam như thế nào trong năm qua, những mặt được, mặt hạn chế, tồn tại và đề ra phương hướng mới bảo đảm tình toàn diện. Hơn thế nữa, việc đánh giá này chỉ mang tính cá nhân, cái nhìn chủ quan chứ không phải là tiếng nói đại diện của các tôn giáo ở Việt Nam. Chính vì vậy, những điểm mà Phan Văn Lợi nêu trong báo cáo chỉ có một chiều, theo cái nhìn chủ quan, tiêu cực về tôn giáo ở Việt Nam mà thôi.
Thứ hai, về vấn đề chính quyền “dùng pháp luật để đàn áp tôn giáo” là một luận điệu xuyên tạc. ( Xem thêm tại đây:http://www.nhanquyenvn.com/2016/11/phan-van-loi-rat-ngu-muoi-khi-noi-ve-luat-tin-nguong-ton-giao.html;http://www.nhanquyenvn.com/2016/10/hoi-dong-lien-ton-cong-kich-du-thao-luat-tin-nguong-ton-giao.html).Bất kể quốc gia nào trên thế giới đều cần đến pháp luật để duy trì và quản lý xã hội. Pháp luật đặt ra trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tôn giáo cũng không ngoại lệ. Việc luật hóa các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực này là cần thiết để bảo đảm các quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân được Hiến pháp ghi nhận. Đồng thời, bảo đảm sinh hoạt và hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo của các giáo hội, tín đồ được quy củ và thực hiện thống nhất theo đúng pháp luật, cũng như xử lý các hành vi lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo vi phạm pháp luật. Vì vậy, các quy định trong lĩnh vực này là yêu cầu khách quan. Chỉ có những kẻ lợi dụng các quyền này nhằm mưu đồ đen tối mới cho rằng “pháp luật là để đàn áp” mà thôi.
Thứ ba, trên phương diện thực tiễn, thì không hề thấy Phan Văn Lợi nhắc tới chính quyền phối hợp với các tôn giáo trong việc tổ chức những việc làm, những sinh hoạt tôn giáo đầy ý nghĩa và thể hiện sự vui mừng, tin tưởng vào Đảng của chức sắc, tín đồ. Mà ngược lại, những cái tên được nhắc đến trong bản “Báo cáo” là những cái tên hết đỗi quen thuộc như “giáo hội phật giáo hòa hảo thuần túy, Giáo hội Phật giáo thống nhất, hay những cái tên như Đặng Hữu Nam, Nguyễn Đình Thục, hay giáo xứ Kẻ Gai, giáo xứ Song Ngọc, Phú Yên… Khi nhắc đến những cái tên này người ta nhớ ngay tới những hành động vi phạm pháp luật, những hành động lợi dụng tôn giáo để vi phạm pháp luật. Chính vì vậy, cái thực trạng tôn giáo ở Việt Nam mà Phan Văn Lợi nêu trong “báo cáo” chỉ là sự bóp méo, phiến diện mà thôi.
Công Mẫn