Gia đình có còn quan trọng đối với Nguyễn Thị Thùy?

Gia đình có còn quan trọng đối với Nguyễn Thị Thùy?

Felipe de Jesús Calderón Hinojosa –Tổng thống thứ 56 của México đã có câu nói: “Tất cả các kho báu trên Trái Đất không thể nào sánh bằng hạnh phúc gia đình”. Bất kể ai trên thế giới, khác nhau dân tộc, tôn giáo thậm chí là tư tưởng chính trị đều có một mái ấm riêng của mình và họ luôn coi trọng “kho báu” riêng của mỗi người.

Đối với nhiều người tự cho mình có sứ mệnh đấu tranh cho “dân chủ”, “nhân quyền”, “tự do”,.. ở Việt Nam, sau bao năm “nhiệt tình” với “công việc tranh đấu” có thể với mục đích để lấy danh, lấy tiền,... có thể đã bị quần chúng nhân dân và đồng bọn vạch mặt hay đã từng ra tù vào khám, nhiều người trong số họ quay về với gia đình, về với những người yêu thương sống một cuộc sống bình dị, với một nghề nghiệp tốt hơn cái thời chỉ có cái miệng làm cái loa để kiếm tiền sau những cuộc biểu tình hay đăng statut trên internet. Như H.V.H, sau khi nhận ra những hành động của mình trong quá khứ là sai trái cùng với sự quan tâm động viên của gia đình và trên hết là niềm yêu thương vô bờ bến của anh dành cho cha mẹ, vợ và người con, H đã trở lại cuộc sống thường ngày của mình, dành thời gian quan tâm gia đình nhiều hơn. Người thứ hai, tôi muốn nhắc đến là chị D.T, sau một thời gian lưu lạc ở xứ người, chị đã quá mệt mỏi, nhận ra bản chất thực sự với cái gọi là “phong trào đấu tranh dân chủ”, ở đó những “đồng chí” của D.T chỉ là những kẻ “to mồm” nhưng đầu thì rỗng tuếch, đấu tranh kiểu gì khi mà có tiền thì hăng hái, không có tiền thì nghỉ? Nhiều kẻ chỉ “đấu tranh” cho cái ví tiền của mình mà thôi, cho nên lúc gặp người đối chất thì “câm như hến” và “lặng lẽ rút lui” mặc cho đồng bọn kêu gào, lại thêm sự xô bồ của chốn Sài Thành và sự nhớ nhung đối với mái ấm gia đình của bản thân, “đấu tranh” ở chốn người và giữa một đám “thảo khấu” chỉ làm cho mình trở nên ... vô duyên. Vì lẽ đó, D.T đã chọn trở về Huế - nơi có gia đình của mình, chăm chỉ kiếm tiền nuôi con ăn học, cho dù vẫn còn khó khăn nhưng đó là tiền mồ hôi, nước mắt của mình lao động thì quý hơn những đồng tiền mà lũ “đồng đảng” ngày trước lao vào tranh nhau.

Với Nguyễn Thị Thùy – bà ta cũng có một mái ấm riêng của mình, với một chồng và mấy đứa con, thậm chí là đã đến chức bà nội. Cho dù “chồng hờ” cũng được, vẫn là một gia đình như bao gia đình khác. Có lẽ người đàn bà này không biết đến cái cao quý của gia đình nên cái thú vui chơi tầm thường lấn át lý trí, lấn át cả những tình cảm thiêng liêng, người đàn bà ấy – o Bé Thùy ngày xưa chèo đò, mót củi ngày nay thêm nghề đi đây đi đó để “khai dân trí”. Người mẹ ấy “vì chuyện thiên hạ” mà lừa cả con mình “phải chịu thiệt thòi xa mẹ để làm cho xã hội tốt hơn”. Ông cha ta thường nói: “Việc nhà thì nhát, việc chú bác thì siêng bà Thùy là vậy, được biết cháu bé này đang mang trong mình căn bệnh tim bẩm sinh, nhưng mẹ nó ít ở bên cạnh, thiếu bàn tay chăm sóc, thiếu hơi ấm của người mẹ chẳng khác gì chim trời, cá biển tự lo lấy bản thân. Mẹ nó còn “bận” đi xa để “đấu tranh”, để ăn nhậu và đàn đúm, “bận” phát Hiến pháp để “làm cho xã hội tốt hơn”, “bận” đưa con người khác đi cấp cứu.

Tiền có thể mua được một ngôi nhà nhưng nó không thể tạo ra một gia đình, người ta có nhiều nơi để đi nhưng chỉ có một nơi để trở về. Liệu Bà Thùy có nhận ra và buông bỏ những phù phiếm để trở về với những giá trị chân thật?

                                       MINH KHÁNH

                                        (THPT Hương Trà)