BÍ MẬT CỦA NHỮNG NGƯỜI TRONG ĐAN VIỆN THIÊN AN


Nhân dân các thôn trên đia bàn xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy đã nhiều lần gửi đơn thư tố giác và đơn cầu cứu của họ đối với các tu sĩ trong Đan viện Thiên An liên quan đến tranh chấp đất đai, xâm phạm mồ mã, phá hoại rừng,…đến các phóng viên trên báo chí. Nhân chuyến đi thực tế chúng tôi đã được nghe những người dân Thủy Bằng kể lại những câu chuyện của Đan viện này.
1. Những người trong đan viện là ai?
Trò chuyện với ông Lê Viết L, người dân thôn Cư Chánh 1, ông cho biết mình sống ở đây từ trước đến nay, qua lại với Đan viện như vào ra nhà mình nhưng đó là chuyện trước đây, còn từ sau khi ông Đức (Nguyễn Huyền Đức/Nguyễn Văn Đức – PV) về làm Bề trên thì Đan viện này đúng chất "dòng tu kín". Thấy chúng tôi thắc mắc ông L giải thích :Từ 2014, ông Đức về thì những người tu sĩ trước đây sống tại địa phương, sống hòa đồng, thân thiện với dân thì bị ông Đức cho ra rìa và điều đi chổ khác. Đồng thời, trong Đan viện xuất hiện nhiều người lạ, nhiều thanh niên nói giọng xứ khác nhiều nhất là đồng hương với ông Đức (ông Đức là người Nghệ An – PV), nhiều người còn xăm trổ bặm trợn như… gian hồ. Khác hẳn những người tu sĩ trước đây, nhu mì như học trò ! Từ mấy năm lại đây, Đan viện đóng cửa, không cho ai vào, vì là dòng tu kín nên càng ít tiếp xúc bên ngoài, nhiều người đi kiếm củi cạnh Đạn viện còn tận mắt chứng kiến những điều mà họ không thể ngờ : các "tu sĩ" đang đánh bạc, nói lời tục tĩu, chè chén,… không khác chi những kẻ gian hồ. Thậm chí chính quyền xã đến nay khó mà biết được trong Đan viện có những ai và danh tính những người này "Mỗi lần đi kiểm tra thì phải bấm chuông mở cửa thì họ liền chạy vô mấy hầm ngầm với mấy tháp chuông núp hết, biết ai mô mà kiểm, thậm chí bữa bầu cử cán bộ thôn Cư Chánh 1 phải bưng hòm phiếu lên nài nỉ họ bỏ phiếu vì cả làng bỏ phiếu xong mà thiếu mấy người trong Đan viện, họ nói bị đau không đi bỏ khi lên phải nài nỉ họ làm quyền công dân, thử hỏi có ai như rứa, trước khi làm cha thì phải làm công dân chứ "ông L bức xúc. Được biết thêm trước đây Đan viện sống rất hòa thuận với bà con trên địa bàn, thậm chí Đan viện từng mở trường học, nhận nuôi dạy hàng trăm trẻ em ăn học đàng hoàng và nhiều người đỗ đạt, thành công nhờ Đan viện, nhưng nay vì những hành vi ngang ngược mà nhiều người đâm ra chán nản và thất vọng, họ không dám lên tiếng vì sợ mang đều bội bạc với Đan viện.
Ông Đ cạnh bên còn góp thêm "Rứa mà bựa cả dân mấy thôn lên nói chuyện thì cả mấy chục người ‘tu sĩ’ với cả bầy chó ra mới biết té ra toàn người lạ". Thì ra những người bấy lâu nay cầm rựa chém dân, thả chó cắn dân, thóa mạ, chửi dân Thủy Bằng, đào mộ là bọn bất lương, bọn giang hồ các đảng, đâm thuê chém mướn được ông Đức nuôi. "Hèn gì họ cứ thẳng tay với người dân nơi đây ! Nếu là con em trong địa phương thì chúng tôi biết hết và họ cũng chẳng bao giờ dám làm điều thất đức như rứa ! "ông L khẳng định.


2. Những cây thông ấy chết như thế nào ?
Ông Lê Viết L là người am hiểu Đan viện Thiên An, hiểu cả những mánh khóe cướp đất của họ. Theo ông L từ trước tại đồi Thiên An này thông trồng rất nhiều và rất đẹp, đến nay có cây tuổi đời cả trăm năm, sau giải phóng giao lại cho Lâm trường Tiền Phong quản lý và khai thác. Khi được hỏi vì sao những cây thông cổ thụ vững chãi như thế lại chết, ông L giải thích : Mánh khóe của họ (chỉ những tu sĩ Đan viện Thiên An) cũng học theo dân ở đây mà ra, trước dân đây muốn chiếm đất của Nhà nước thì cứ khoang lỗ trên thân cây thông rồi bôi thuốc trừ sâu vô, ít bữa cây chết thì báo với Lâm trường vừa xin cây về làm củi vừa "chêm" vô gốc tràm rứa là thành đất của mình. Giờ Đan viện cũng chơi lại bài ấy lại còn vác máy cưa ra cưa ngang cây để đòi lại đất. Không khéo gặp người thì … cưa luôn cả người. Nghe vậy mấy người ngồi bên cạnh chúng tôi liền rùng mình, ghê rợn ! Ông L kể "Từ hôm dân trong xã thấy đột nhiên thông chết hàng loạt thì đã khẳng định được ai làm vì dân đây đã thôi phá thông như trước phần đã có đất canh tác phần sợ lâm trường phạt, chỉ có mấy tu sĩ đó phá thôi". Cũng theo ông L, việc Đan viện viện lý do chặt thông vì ảnh hưởng đến vườn cam của họ là không đúng, nếu như thế thì Đan viện đừng trồng cam nữa là hết chuyện, mục đích của họ là chiếm đất của Nhà nước và dân. Trước đây Đan viện đã hiến tặng cho lâm trường rồi giờ lấy lại thì không khác chi con nít.
3. Những công trình bí mật trong "căn cứ Thiên An"


Trước khi đến đây, chúng tôi cũng đã được nghe những lời đồn về những căn hầm bí mật và những tháp chuông cao vời vợi của Đan viện Thiên An. Khi chúng tôi hỏi thì ông L và cả ông Đ đều chỉ về gặp ông T là người biết rõ những căn hầm còn ông L là người từng leo lên những tháp chuông ấy. Ông T khi trả lời chúng tôi về căn hầm trong Đan viện Thiên An mà năm xưa ông được thuê vào làm công vẫn còn rùng mình. Ông T kể chủ thầu kêu ông vô hầm dỡ ván cốp pha, nhìn căn hầm tối thui ông không dám bước vì cứ sợ vào trong đó sập hầm, sập hố hay trăn nuốt thì chết, theo ông T những căn hầm đó xây đã lâu, ngoằn ngoèo, sâu hoắm, vào bên trong tôi om như mực và chỉ có những người trong Đan viện mới được vào sâu, còn như ông mới tới cửa cũng không dám. Còn ông L thì kể chuyện mình từng leo lên những tháp chuông của Đan viện, ông L kể lúc leo lên rồi nhìn xuống xoàng cả mặt, trên tháp chuông có thể nhìn bao quát cả vùng và cả thành phố, tháp cao hơn cả những cây thông. Vậy với những người đi tu cần gì những căn hầm bí mật và những tháp chuông cao vời vợi ? Có điều gì khuất tất ở đây khi Đan viện Thiên An bị biến thành một… căn cứ với tường cao, hào sâu, với đội quân "tu sĩ" – giang hồ các đảng và đàn chó hàng chục con to như cọp ?
Những người dân Thủy Bằng khẳng định từ khi ông Đức về đây thì mọi chuyện trở nên tồi tệ. Nếu chính quyền bất lực với những người trái đạo lý và phi pháp thì dân Thủy Bằng sẽ cương quyết đấu tranh.
Chúng tôi sẽ tiếp tục tìm hiểu thêm những điều liên quan đến Đan viện Thiên An!

Theo Lực lượng 75