SỰ LẠC LỐI TRÊN CON ĐƯƠNG TU ĐẠO TẠI ĐAN VIỆN THIÊN AN.

Trong thời gian gần đây, chỉ cần gõ từ khóa “Đan Viện Thiên An” trên các công cụ tìm kiếm của internet dễ dàng hiện lên trên hàng ngàn kết quả. Đáng tiếc rằng, thay vì tìm được các thông tin tốt đẹp về  Đan viện như  lịch sử, nguồn gốc hình thành đan viện, phương châm, con đường tu tập hoặc những hình ảnh đẹp tại chốn thanh tịnh… như trước đây, thì chỉ hiện lên những thông tin rất “tục”: Những cuộc ẩu đả, những cảnh xô xát, cuộc cãi vã, đấu tố không ngừng, những sự việc bôi lem hình ảnh Chúa…Những thông tin tràn lan và dung tục ấy khiến cho hiếm ai nghĩ rằng, đây là một dòng tu kín, nơi để những tu sĩ, đan sĩ lánh xa “trần tục” để tu tập, để hiểu nguồn cội, hiểu chân lý tôn giáo của mình.

Có lẽ ai có tìm hiểu về con đường tu đạo đều hiểu rằng, tu đạo là con đường bác ái, đầy tình thương và luôn tự sửa mình với cái cốt lõi là thấy điều ác không làm, thấy điều tốt thì nhất định làm đến tận cùng. Nhưng nhìn những hình ảnh người khoác lên mình bộ áo tu hành tại Đan viện này lại chằng mấy cảm giác được ý nghĩa sâu xa ấy. Đan viện đã không còn sự thanh tịnh của chốn  linh thiêng thay vì đó là cảm giác “hội chợ”, sân si thậm chí còn thấp thoáng bóng dáng của “ác quỷ” hiện diện.

Những người dân sinh sống gần Đan viện lâu năm cho rằng, trước đây Đan viện sống chan hòa với người dân bản xứ, họ yêu thương, đùm bọc người dân ở đây dù không cùng chung một tôn giáo nhưng đến nay tình cảm tốt đẹp ấy hoàn toàn mất đi vì một vài linh mục, tu sĩ không thực hiện đúng bổn phận của mình.

Đã có nhiều mẫu thuẫn giữa Đan viện Thiên An với nhân dân và chính quyền nơi đây, nhưng sự việc dựng cây thánh giá trái phép đã làm bùng nổ cho hàng loạt câu chuyện làm xấu đi hình ảnh của Thiên chúa giáo.Cây Thánh gía được dựng trên đồi thông thuộc lâm trường Tiền Phong, đáng nói hơn nữa Đan viện đã múc đất, chặt bỏ thông của lâm trường để dựng lên cây thánh giá, để rồi người ta nhìn thấy hình ảnh đáng buồn- cây thánh giá dựng lên tạm bợ với hình tượng chúa vỡ nát. Mục đích sau cùng của việc này  chính là chiếm đất. Một biểu tượng tôn giáo linh thiêng bị chính những môn đồ của tôn giáo ấy lợi dụng, làm vấy bẩn.

Các vụ việc tại Đan viện ngày càng nghiêm trọng bất chấp đạo lý và pháp luật để thực hiện ý đồ chiếm đất đến cùng, gây mất đoàn kết lương giáo, khối đại đoàn kết dân tộc. Một số tu sĩ, đan sĩ tại đan viện đào trộm, phá mộ của dân để chiếm đất, người dân này đã viết đơn lên Dòng mẹ Biển Đức, gửi đơn kêu cứu khắp nơi nhưng đến nay vẫn chưa có một câu trả lời thỏa đáng. Với người Việt Nam nói chung và đặc biệt với người Huế còn nỗi đau nào hơn nỗi đau “mồ mả” gia tiên không được nguyên vẹn.

Gần đây, hàng loạt hành động đại diện cho “ác quỷ”  được những người khoác lên mình chiếc áo tu hành thực hiện: Tiêm thuốc độc vào cây thông cho cây chết rồi chặt bỏ,  phá bỏ đi cọn đường dân sinh, cản trở nhân viên lâm trường trồng lại rừng sau những vụ cháy rừng liên tiếp. Liệu lời răn “Yêu thương kẻ khác hơn chính mình” của Chúa có còn trong tim họ?

 Trên internet, nhan nhản những đoạn clip các tu sĩ, đan sỹ nhân danh chúa, nhân danh Đan viện để xuyên tạc tình hình, để khóc lóc, chửi bới, kêu gọi những lương giáo biểu tình phản đối chống chính quyền? Sự hiện diện của Chúa như một tấm bình phong để Đan viện tha hồ làm bậy, lừa gạt tín đồ, để gây mất đoàn kết dân tộc nó đã đi quá xa so với mục đích của người tu sĩ.

 Lòng Chúa cũng thấy đau lòng khi chính môn đồ lợi dụng hình ảnh mình cho những mục đích tầm thường, rằng vật chất đã cao hơn lời Chúa. Vật chất là một nô bộc tốt, nhưng quả là một ông chủ tồi và Đan viện đang u mê trong mớ vật chất ấy, lạc lối trong chính con đường tu hành mà mình đã chọn.

Và lời cuối cho Đan viện Thiên An, tôn giáo nào cũng dạy cho chúng ta những điều tốt đẹp nhưng tại sao vẫn không có nhiều sự tiến bộ? Phải chăng vì chúng ta chỉ nói về chân lý bằng đầu môi chót lưỡi? Chúng ta đến với Thánh đường với những bộ trang phục đẹp, thuộc lòng kinh kệ và các điều răn nhưng chúng ta vẫn làm những điều tồi tệ nhất? Có bao giờ các vị đan sỹ, các vị tu hành nghĩ về điều này không? Và các vị đang lạc lối ấy đừng nghĩ một bộ áo có thể làm nên thầy tu!

Khôi Nguyên