Về an toàn thông tin

20170418165232-anh0

Việc kiểm duyệt chương trình, nội dung quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng. Phiên chất vấn diễn ra trong bối cảnh có hiện tượng các đối tượng phạm pháp dùng các ứng dụng OTT và mạng xã hội kích động người dân Mỹ Đức (Hà Tây) chống người thi hành công vụ, bắt nhốt 38 người bao gồm cả cảnh sát cơ động.

Rõ ràng đây là vụ vi phạm pháp luật nghiêm trọng chưa từng có, xảy ra ngay giữa thủ đô. Các đối tượng phạm pháp đã dùng phương tiện mạng xã hội kích động gây rối, công khai thách thức quyền lực của Nhà nước. Cần phải nhận thức rằng trên thực tế môi trường thông tin hiện nay đang bị mất an toàn.

Nhà nước và công dân bị bôi nhọ, xúc phạm danh dự hàng ngày, hàng giờ trên mạng Internet. Bất cứ ai cũng có thể trở thành nạn nhân và bất cứ ai cũng có thể kiếm lợi từ việc kiểm soát lỏng lẻo của cơ quan quản lý Nhà nước. Không chỉ ẩn danh, lén lút, một tên tội phạm ma tuý cũng có thể công khai lên mạng xã hội thách thức cả thể chế. Nguy cơ không còn tiềm ẩn như những đánh giá chiếu lệ mang tính thoái thác trách nhiệm trước đây.

 

Nhà nước đang phải đối mặt với thách thức từ các tổ chức xã hội trái phép và các cá nhân chống đối. Quản lý Internet và mạng xã hội có khó không? Phần lớn các quốc gia khác đều làm được dựa vào khung pháp luật và giải pháp kỹ thuật. Muốn làm được điều đó trước hết cần phải có những nghiên cứu định tính và thay đổi tư duy của nhà quản lý. Rõ ràng không ai có thể cấm đoán được Internet và mạng xã hội bởi những lợi ích to lớn nên phải có chiến lược sống chung với nó. Gỡ bỏ một ngàn, hai ngàn hay một vạn clip vi phạm trên YouTube chỉ là phương thức “diều hâu săn mồi”.

Trong thực tế, dù loài diều hâu có sinh sôi nảy nở bao nhiêu thì các loài thú vẫn không bao giờ bị tuyệt diệt. Ngày 19/11/2015, Quốc hội Việt Nam thông qua Luật an toàn thông tin với số phiếu tán thành 85,83% cho thấy cơ quan lập pháp rất chú trọng vấn đề an toàn thông tin. Quản lý bằng pháp luật là cách hành xử văn minh, thông thái trong việc bảo vệ “Hệ giá trị và sự ưu tiên hợp lý phục vụ vì số đông” chống lại sự xâm lăng của “cái ác” và các yếu tố phản phát triển.

Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, tình trạng thông tin hỗn loạn, ảnh hưởng đến xã hội vẫn diễn ra hết sức náo nhiệt cho thấy việc thực thi pháp luật vẫn có chỗ nào đó vướng mắc, trì trệ. Phải thay đổi nhận thức về việc quản lý Internet và mạng xã hội dựa trên sự am hiểu sâu sắc về bản chất của phương tiện này thì may ra tình hình mới được cải thiện.

Khi chưa xây dựng được một chiến lược bễn vững, trước mắt chính cơ quan quản lý nhà nước cần phải định danh được các hành vi. “Thông tin xấu độc” là một cụm từ được các lãnh đạo và cả các đại biểu của cơ quan lập pháp dùng thường xuyên. Thật kỳ lạ, trong Luật an toàn thông tin và các luật cơ bản khác, ở phần giải thích từ ngữ không hề có cụm từ nói trên. Cơ quan thực thi pháp luật mà định danh sai thì làm sao áp dụng luật chứ?

 

Hoàng Nam