Thứ nhân quyền kiểu Mỹ không được phép cao hơn chủ quyền Việt Nam

Được biết, vào cuối tháng 5/2017. Hoa Kỳ và Việt Nam(VN) lại chuẩn bị tổ chức phiên đối thoại nhân quyền. Tốt thôi, đối thoại nhân quyền cũng là dịp để hai nước có cơ hội trao đổi thẳng thắn với nhau về các vấn đề liên quan đến nhân quyền và những quan điểm khác nhau về nhân quyền theo cách đánh giá và nhìn nhận của mỗi nước.

nkk-800x500_c-1

Trước đối thoại, dư luận cho rằng tại sao VN phải đối thoại “nhân quyền” với Hoa Kỳ? Người Mỹ với tư cách gì, đề nghị VN đối thoại về nhân quyền, và ai đã giao cho chính phủ Hoa kỳ có quyền phán xét nước khác về nhân quyền theo kiểu Mỹ trong đó có Việt Nam?

Thật khôi hài và kèm theo cả lố bịch, Việt Nam cách xa nước Mỹ hàng vạn dặm, chẳng có liên quan gì tới nước Mỹ, không có bất cứ “động chạm” gì tới quyền lợi của nước Mỹ, thì hà cớ gì chính quyền Mỹ cứ phải rỗi hơi “chõ mũi” vào công việc nội bộ của người Việt Nam, để phán xét với cái gọi VN vi phạm nhân quyền. Hay, nói một cách khác Chính phủ Hoa kỳ đang can thiệp thô bạo vào nội bộ của người Việt Nam với thái độ rất trịch thượng cố hữu và thù địch vốn có của một cựu thù.

Rõ ràng, thời gian qua ai cũng thấy mối quan hệ bang giao giữa Việt- Mỹ có những thăng tiến vựơt bậc, cả về kinh tế và chính trị. Bởi, mối quan hệ tốt đẹp đó đã từng vượt qua những khó khăn, thử thách, bằng máu và cả nước mắt một quá khứ nặng nề.

Ai cũng biết trước đó, Hoa kỳ đã từng là kẻ thù, gây biết bao đau thương, tang tóc cho người dân Việt trong suốt 20 năm cuộc chiến, mà xa hơn là 30 năm chiến tranh, Bom đạn Mỹ đã tàn phá đất nước Việt Nam trong suốt 30 năm cuộc chiến, đã là quá đủ để kết tội Hoa kỳ là tên đế quốc, tội phạm chiến tranh, đồ tể giết người ở thế kỷ 20.
Nay, Việt Nam vẫn phải tự gồng mình giải quyết hậu quả cuộc chiến bởi cái thứ nhân quyền quái gở của Hoa kỳ để lại.

Một điều lố bịch nữa của chính quyền Hoa kỳ, một thói quen thường thấy trước ngày đối thoại Hoa Kỳ bày ra cái gọi “Hội thảo bàn tròn” về tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Khôi hài thay, hội nghị bàn tròn lần này đã được tổ chức vào ngày 12/5 dưới sự chủ trì của ông Scott Busby, Phụ tá Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ. Người ta thấy làm lạ, thành phần được mời tham gia Bàn tròn là các tổ chức và các cá nhân có hoạt động chống phá chính quyền Việt Nam lưu vong ở nước ngoài.

Tỷ như Nguyễn Quốc Quân, chủ tịch Tổ chức Quốc tế Yểm trợ cao trào nhân bản, Nguyễn Thể Bình, Chủ tịch tổ chức Vietnam for Progress, Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch Tổ chức BPSOS, Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng…toàn những gương mặt cũ rích, những kẻ đã có thâm niên chống cộng điên cuồng ở hải ngoại. Vì thế, cái gọi hội luận bàn tròn này, tất nhiên không đảm bảo tính khách quan, sặc mùi các luận điệu chống cộng bằng các luận điệu dối trá, vu khống và bịa đặt trắng trợn mang màu sắc chính trị không thể chấp nhận được.

Một thói quyen xấu, thường thấy nữa khi đến Việt Nam, các nhà ngoại giao Hoa kỳ có những động thái kỳ quặc “thích” tiếp xúc với những kẻ chống đối chính quyền, vi phạm pháp luật trong nước, hơn là những người dân Việt chân chính, để lấy thông tin hai chiều, đảm bảo tính khách quan trung thực. Thật đáng tiếc, các nhà ngoại giao của Hoa kỳ lại không muốn làm những điều như vậy. Vì thế, những thông tin một chiều mà họ có được từ những kẻ bất đồng chính kiến quốc nội chẳng khác gì bản sao, y trang của những kẻ phản động hải ngoại.

 

Những thông tin, tài liệu từ số kẻ phản động này cung cấp, Bộ ngọai giao Mỹ đương nhiê sẽ không bao giờ có được một báo cáo trung thực và những tài liệu chính xác, khách quan về tình hình chính trị, xã hội Việt Nam, rồi lấy cớ để phê phán VN vi phạm nhân quyền trong cuộc đối thoại nhân quyền lần này.

Tất nhiên viễn cảnh nhìn thấy trước, VN sẽ không bao giờ chấp nhận một báo cáo nhân quyền áp đặt, chụp mũ kiểu như vậy.

Bởi đó, là sự vi phạm các nguyên tắc sơ đẳng, trong chuẩn mực quan hệ ngoại giao quốc tế, đã được khẳng định. Đặc biệt, trong văn kiện “Xác lập quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ”, được Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma ký kết năm 2013, được tái khẳng định trong trong tuyên bố về “Tầm nhìn chung Việt Nam – Hoa Kỳ”. Trong hai văn kiện này, cả hai bên Việt Nam và Hoa Kỳ đều khẳng định nguyên tắc “Tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế và thể chế chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào nội bộ của nhau”.

Cũng vì vậy, cách nhìn nhận và đánh gia về vấn đề nhân quyền Việt – Mỹ luôn có sự khác biệt. Sự khác biệt này xuất phát từ chính sách thù địch lỗi thời vốn có đối với một cựu thù là nước cộng sản. Vì thế, Nền chính trị Mỹ dù đảng Dân chủ hay Cộng hòa thao túng, họ luôn chống Cộng sản, đương nhiên họ luôn chống VN đó cũng là điều dễ hiểu. Thế nên, sau năm 1975 hơn 42 năm sau cuộc chiến, Mỹ vẫn là thủ phạm duy nhất trên thế giới, dung túng, khuyến khích những kẻ CCCĐ hải ngoại, chống đối đảng và nhà nước VN để âm mưu phục quốc, một bộ phận nhỏ người Việt trong nước cũng dựa vào hơi của Mỹ, được Mỹ ủng hộ với cái mác nhân quyền để mạo danh tự do, dân chủ, chúng luôn có các hành vi chống phá tiến tới lật đổ chính quyền VN.

Điều đáng phê phán, trong lúc phía Việt Nam đang tích cưc chuẩn bị cho phiên đối thoại này thật sự “Nghiêm túc và có hiệu quả” thì phía Hoa Kỳ vẫn tư duy cũ, cách làm cũ, rồi bổn cũ soạn lại. Thế nên, chưa đến ngày đối thoại nhân quyền và ngươì ta đã biết tỏng Hoa kỳ sẽ nói gì và vu cáo Việt Nam những gì trong phiên đối thoại mang tính áp đặt, chụp mũ để can thiệp sâu vào nội bộ của VN.

Vì thế, người dân VN cho rằng chính quyền Hoa Kỳ từ trước đến nay vẫn là kẻ gây sự, luôn phê phán VN vi phạm nhân quyền, khi VN thực hiện quyền và chủ quyền thiêng của mình để đảm bảo An ninh Quốc gia thì Hoa kỳ lại can thiệp vu cáo VN “sách nhiễu, bắt bớ bỏ tù những người được cho là tù nhân lương tâm, bất đồng chính kiến”, và đưa ra cái gọi “Nhận xét đánh giá tự do tôn giáo, hay nhân quyền ở VN…..” và đòi Việt Nam thả những kẻ vi phạm Điều 88 và 258 Bộ luật Hình sự năm 1999 của Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là không phù hợp, đi ngược lại tinh thần của hai văn kiện quan trọng nói trên là không thể chấp nhận được.

Tóm lại, dù đối thoại nhân quyền năm 2017 có diễn ra, hy vọng hai nước có những đồng thuận và hiểu biết lẫn nhau. Tuy nhiên, dư luận rất bi quan và cho rằng với thái độ thù địch cố hữu của chính quyền Mỹ, chính là nguyên nhân sâu xa tạo ra sự khác biệt cơ bản về nhân quyền, để Hoa Kỳ lấy cớ can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.
Vì thế, VN coi cái gọi “nhân quyền” kiểu Mỹ không bao giờ được phép cao hơn chủ quyền của đất nước mình. Đó là nguyên tắc bất di bất dịch của VN, một đất nước có chủ quyền.

Chính Phủ Hoa Kỳ nên nhớ lấy điều này.

Nguyễn Kim Khánh