Thông tin thất thiệt trên Facebook và những tình cảm bồng bột

Gọi mạng xã hội là ma trận có lẽ không là nói quá bởi thực tế cho thấy nhiều tờ báo và không ít nhân sĩ trí thức cũng đã lạc lối trong ma trận ấy.

Từ ngày có FB (Facebook, mạng xã hội nói chung) và nhà nước không hạn chế nó thì đời sống tinh thần của nhiều người tham gia vào mạng truyền thông này kể ra cũng cải thiện khi FB là nơi giải tỏa ít nhiều ấm ức.

20170801150449-185300-mh-mangxh-f3969-12-12-55-280-1500279018745-24-0-303-449-crop-1500279023210Gọi mạng xã hội là ma trận có lẽ không là nói quá bởi thực tế cho thấy nhiều tờ báo và không ít nhân sĩ trí thức cũng đã lạc lối trong ma trận ấy.

Đặc biệt, do tính ưu việt của nó ở tốc độ truyền tin thì vô hình chung FB như một tờ báo nhỏ của cá nhân. Về mặt xã hội, ít nhiều nó đóng góp cho một tinh thần xây dựng xã hội. FB với thông tin cực nhanh, như tai mắt nhân dân giúp nhà nước sớm phát hiện sai sót, thậm chí có những thông tin giúp nhà nước can thiệp kịp thời lập tức vào các hành vi vi phạm pháp luật, hay xử lí những vụ việc cụ thể làm tổn hại tới thuần phong mỹ tục Việt Nam.

Báo chí không ít vụ ăn theo FB mà thêm bạn đọc và sáng danh vai trò của mình.

Đấy là mặt phải.

Nhưng rõ ràng tham gia FB gồm đủ loại người.

 

Người có trách nhiệm và ý thức lại có trình độ kiến thức rất thận trọng trao đổi thông tin trên Fb và thực sự chính họ đã làm sang ra mặt tốt của FB. Với cá nhân lầm than, dân chúng bình dân, nếu trung thực phản ánh đúng thực trạng 1 sự việc thì PB, giống như tiếng trống thuở xưa ở công đường kêu lên oan ức.

Nhưng cũng do tính tự do lại rất khó kiểm soát thì FB tựa như ma trận khi rơi vào tay những người không thuộc hai dạng trên. Thực tế cho biết lợi dụng FB, nhiều người đã tung tin không chính xác. Sự đưa tin không chính xác nếu ở phạm vi khách thể sự việc là cá nhân thì nó chỉ làm tổn thương 1 cá thể hay 1 cộng đồng nhỏ nào đó. Nhưng khi chủ nhân FB thiếu trung thực hay nhận thức hạn hẹp đưa ra những vấn đề liên quan tới đạo đức xã hội hay sự quản lí nhà nước thì dư luận lập tức quan tâm và tạo nên làn sóng cực nhanh và nhậy lan truyền như điện trong toàn xã hội.

Gọi là ma trận có lẽ không là nói quá bởi thực tế cho thấy nhiều tờ báo và không ít nhân sĩ trí thức cũng đã lạc lối trong ma trận ấy.

Thiếu tỉnh táo và cảnh giác trong ma trận này, lại kiến thức hạn hẹp, chủ quan trong tâm lí: Chậm đưa tin sẽ không hót, không ít lần truyền thông đã làm méo mó sự thật. Sự méo mó một sự thật tạo ra thêm sự bất ổn cho xã hội, những dư chấn bức xúc giả, không đáng có. Lại sau đó khi báo chí đã đưa tin, nhiều nhà văn và nhà thơ với cơn cảm hứng của mình lập tức nhậy cảm tung ra trước tác ngắn, đẩy thêm lửa vào những cơn bão giả.

Cứ như thế trong một xã hội nhiều bức xúc, ma trận càng trở nên rắc rối khi mà tâm lí đám đông giờ lại rất quan tâm tới những chuyện giật gân và không ít kẻ nhân danh Nhân văn vô hình chung tạo nên những dư chấn rất xấu trong một xã hội đang cần, rất cần sự thay đổi nhiều mặt, cả về nhận thức lẫn thực thi, thượng tôn pháp luật để xã hội tiến lên.

Sự việc vừa qua trong chuyện 1 đứa trẻ kéo đàn bên phố đi bộ, ven Bờ Hồ, là 1 điển hình của 1 dạng ma trận trên FB. Nó đã làm không ít người lạc lối.

Rất may là thành phố đã kịp thời bình tĩnh làm rõ sự thật, nhờ nhiều nhân chứng và hệ thống kĩ thuật kiểm soát đường phố, nên sai đúng đã rõ ràng. Nhưng thiết nghĩ ai đó và vài tờ báo lớn khi đưa thông tin một chiều ban đầu lại sai sự thật cũng nên nghĩ lại cách làm báo của mình hay tình cảm bồng bột của mình, bởi vì nếu không điều tra tức thời và thận trọng, sa vào tâm lí đưa tin để hót, tức là lạc vào ma trận thì thật đáng tiếc.

Nhà văn Nguyễn Văn Thọ