SUY NGHĨ: THẾ NÀO LÀ THANH BÌNH?

Nhiều người bị ngộ độc <tự do>, <dân chủ> kiểu Mỹ hay mỉa mai rằng VN quản lý không được thì cấm. Thế nhưng họ không nhận ra được rằng, cấm cũng là một hình thức quản lý hữu hiệu nhất. Còn nhớ trước năm 1994, cái tết năm nào của người dân VN, đường phố đều ngập chìm trong khói thuốc pháo và rác từ xác pháo nhiều đến nỗi nghẹt cả kênh rạch. Kèm theo đó là số người chết do tai nạn cháy nổ từ việc tàng trữ, chế tạo, buôn bán pháo là vô cùng lớn. Sau khi lệnh cấm đốt pháo trên toàn quốc được đặt ra, 20 năm sau chẳng ai buồn nhớ pháo, chẳng ai bị thương hay thiệt mạng vô nghĩa. Đó là ví dụ dễ nhận thấy nhất cho việc ngăn cấm một cái gì đó mà lợi ích của nó đem lại là ít ỏi so với tác hại khôn lường.

Ảnh là vụ xả súng thứ 4 trong vòng 1 tháng tại Mỹ

Sơ đồ các vụ chết người liên quan đên súng đạn (chấm đỏ) trong năm 2017 theo Gun Violence Archive.

Việt Nam cấm nhiều thứ mà nhiều nước trên thế giới cho phép điển hình là súng đạn. Với điều kiện kinh tế của dân ta mà nói việc sở hữu một khẩu súng vài trăm đến vài trăm ngàn đô là điều dễ dàng. Tuy nhiên, quan điểm chung của nhà nước vẫn là tuyệt đối ngăn cấm. Không nhằm mục đích nào khác ngoài việc đảm bảo cuộc sống bình yên của người dân. Nhìn vào các quốc gia sở hữu súng đạn tự do, không khó để nhận thấy rằng, hoàn toàn không thể kiểm soát được những "cơn điên" bất chợt của người sở hữu. Và trong cơn điên đó, với một khẩu súng trong tay, mức độ thảm họa do người đó gây ra được nhân lên gấp nhiều lần. Không ai dám chắc chắn khi nào, với ai <cơn điên> ấy sẽ xảy ra vậy nên cầm hoàn toàn súng đạn là điều cần thiết. Theo Gun Violence Archive đến thời điểm này trong năm 2017, Cả nước Mỹ có 13573 người thiệt mạng vì súng đạn (chưa kể bị thương). Một con số rất lớn. Hầu như ở các thành phố lớn ở Mỹ năm nào cũng có ít nhất 1 vụ xả súng xảy ra. Thành phố nào không có (như trường hợp của thành phố Austin (bang Texas) năm 2013) sẽ được xem như là nơi tương đối an toàn trong năm ấy.

Việt Nam hoàn toàn không có những vụ xả súng hàng loạt như vậy. Đó gọi là yên bình. Xét về mặt nhân mạng và bình yên cuộc sống, việc Việt Nam cấm hoàn toàn sở hữu súng đạn là 1 hình thức quản lý rất hiệu quả. Chúng ta phải ghi nhận điều đó.