SỰ BIẾN TƯỚNG CỦA TÔN GIÁO TRONG ĐẤU TRANH DÂN CHỦ

          Trong những năm qua, được sự hậu thuẫn tích cực của số đối tượng phản động trong và ngoài nước, với sự kích động, ủng hộ của các nước Tây cổ súy cho phong trào đấu tranh tự do, dân chủ, nhân quyền và kêu gọi hình thành các tổ chức xã hội dân sự, nhằm tạo dựng ngọn cờ đấu tranh đòi giải thể thể chế chính trị tại Việt Nam. Tuy nhiên, thay vì kết quả tỉ lệ thuận với sự hậu thuẫn tích cực cả về tiền và tinh thần, thì những ngọn cờ mà chúng xây dựng nên lại không được như ý muốn, ngoài việc vì tiền, số còn lại chỉ tập trung nghĩ ra những hành động mang tính cầm chừng, hô hào là chủ yếu mà hiệu quả thì không cao.
 

           Từ cuối năm 2015 cho đến năm 2017, phong trào dân chủ bước vào giai đoạn “chết lâm sàn”, sống lay lắt như đèn treo trước gió, đặc biệt là khi một loạt các “nhà đấu tranh dân chủ” lần lượt nhập khám vì chống đối chính quyền như: Nguyễn Văn Đài, Trần Thị Nga, Blogger mẹ Nấm (Nguyễn Ngọc Như Quỳnh), Cấn Thị Thêu, Dũng Phi Hổ, Lê Dũng Vova..... thì số “dân chủ” ăn theo còn lại như rắn mất đầu. Việc chính quyền Việt Nam khởi tố, xét xử với các mức án khác nhau đối với các đối tượng “dân chủ” giả cầy này thể hiện sự nghiêm minh của Pháp luật và suy cho cùng đó là cái giá phải trả của những kẻ lợi dụng tự do dân chủ để làm phương tiện kiếm sống cho bản thân mình.
 
           Trở lại với phong trào dân chủ, trong khi sự xuống dốc không phanh của các phong trào dân chủ trong nước, thì một số linh mục lại bắt đầu đánh hơi được mùi tiền trong việc tham gia các phong trào này. Đặc biệt là sau sự cố môi trường tại 4 tỉnh miền Trung, lợi dụng sự thiếu hiểu biết của nhân dân và một số vi phạm trong công tác quản lý của chính quyền để biến thành cơ hội cho một số linh mục Công giáo để thay thế và dẫn dắt cho phong trào đấu tranh dân chủ, ngang nhiên chống đối chính quyền và chuyển hướng sang đấu tranh mang màu sắc chính trị. Một số đối tượng cấu kết với tổ chức khủng bố Việt Tân để nhận sự tài trợ về tiền, tham gia các khóa huấn luyện đào tạo cho các thành viên ở trong và ngoài nước, sử dụng chiến thuật “đấu tranh bất bạo động hiện đại”, với nòng cốt là những linh mục, giáo sỹ cực đoan trong đạo Công giáo để Việt Tân cung cấp kinh phí, tài chính vào những “ngọn cờ Công giáo”, lợi dụng vào lòng tin kính Chúa của giáo dân, cùng với sự áp đặt tuân phục của bề trên để dễ dàng kích động, kêu gọi biểu tình gây rối làm mất an ninh trật tự và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, lao động, sản xuất của giáo dân tại các họ đạo này.
 
           Những linh mục như Đặng Hữu Nam, Nguyễn Đình Thục, Trần Đình Lai, Nguyễn Ngọc Ngữ ... thường xuyên tiếp xúc, trao đổi, bàn bạc hành động với các đối tượng được Việt Tân cử về để thống nhất trong hoạt động chống đối và ngay cả Giám mục Nguyễn Thái Hợp cũng không ngần ngại đi nước ngoài để tiếp thu học tập những phương pháp đấu tranh của Việt Tân, tiếp nhận tài trợ từ Việt Tân và cũng không ngại ngùng rêu rao trước các phương tiện thông tin đại chúng, thay vì tuyên truyền giáo lý, kêu gọi đức tin thì lại kêu gọi giáo dân bỏ công ăn việc làm để tham gia biểu tình hết tuần này đến tuần khác. Và cũng vì tiền mà các linh mục này tranh dành “miếng ăn” của các đối tượng đấu tranh dân chủ để dần dần thay thế vai trò của các đối tượng này trong việc định hướng và chỉ đạo đấu tranh dân chủ.
 
 
Nhận tiền từ Emily Le
 
             Thật nực cười hơn là tại Thừa Thiên Huế, linh mục Nguyễn Văn Lý cũng tham gia “tranh phần” một cách tích cực, thậm chí nhiều người đặt câu hỏi: “Thần kinh ông này có vấn đề gì không? Mà cứ suốt ngày “cào bàn phím” để ra các lời “Kêu gọi biểu tình” (Đến nay đã được 34 tuần kêu gọi)”, suốt ngày đầu đeo tai nghe, tay cầm điện thoại, trả lời phỏng vấn hết diễn đàn này, đến phong trào khác ở hải ngoại mà không biết mệt, kiểu như “gió thổi bụi tre”, hay “đàn gãy tai trâu” mà phóng đại đến mức hoang tưởng là đấu tranh diễn ra trên 53/63 tỉnh, thành phố trong cả nước, làm cho các tổ chức, cá nhân ở hải ngoại nhảy dựng lên như “đĩa phải vôi” và công cuộc đấu tranh của các linh mục Công giáo vì dân chủ đã thành công viên mãn. Sự thật của công cuộc đấu tranh này như thế nào? Hiệu quả ra sao? Có hay không? Thì cứ hỏi linh mục Phan Văn Lợi nhé, cũng là một linh mục ở Huế, cũng là người cùng chung chí hướng mà còn không dám nhận thì cũng hiểu được kết quả như thế nào rồi.
 
 
           Những hoạt động của các linh mục Công giáo ngày càng manh động, ngang nhiên chống đối chính quyền, chẳng qua là những hoạt động lợi dụng tôn giáo để mưu đồ chính trị. Để vực dậy phong trào dân chủ trong buổi chiều tàn thì những tổ chức, cá nhân ở nước ngoài đã hướng tới những linh mục Công giáo và đó chính là những con người được tổ chức Việt Tân thuê, trả bằng tiền với yêu cầu phải có đấu tranh để tạo nên tiếng vang. Ở đâu xuất hiện những linh mục này, ở đó xuất hiện những đối tượng được Việt Tân cử về để theo dõi, cung cấp tài chính, đạo diễn kịch bản, quay phim, chụp ảnh, livestream trên các trang mạng xã hội và thậm chí sử dụng “vốn tự có” để mà ưỡn ẹo, tham gia ăn nhậu, bàn bạc với các linh mục. Những yêu cầu các giáo dân bỏ bê việc đồng áng, bỏ bê lao động, sản xuất, học sinh nghỉ học, cầm biễu ngữ phản đối chính quyền...tham gia cùng các linh mục “tìm công lý” thì chỉ có những hành động của những kẻ lừa đảo đội lốt linh mục. Đằng sau những đồng tiền mà giáo dân nhận được hàng ngày khi tham gia biểu tình liệu có đủ giúp họ thoát nghèo hay không? Có giúp họ có thêm được kiến thức trong học tập hay không? Điều này nên hỏi những linh mục như: Đặng Hữu Nam, Nguyễn Đình Thục, Trần Đình Lai, Nguyễn Văn Lý và Nguyễn Thái Hợp nhé. Trong thời buổi mà sự tha hóa vì tiền thì những linh mục trên cũng không phải ngoại lệ, khi những đồng USD cứ tăng dần trong tài khoản của các linh mục, còn các giáo dân ư? Chẳng qua là công cụ để kiếm tiền cho các linh mục mà thôi.
 
 
 Ăn nhậu hoành tráng để lấy sức chiến đấu
 
 
 
Không hiểu những đứa trẻ trên có hiểu hết những câu khẩu hiệu của linh mục Thục
 
 
 
Cứ như Emily-Cave của Việt Tân thế này thì kiểu gì chẳng khuất phục được
 
Những cái nắm tay thật chặt của Lm Phương
 
 
 Trao đổi kinh nghiệm đấu tranh “bất bạo động hiện đại” với linh mục Tân và linh mục Nam, Thục
 
 
Trao đổi kinh nghiệm đấu tranh trên bàn nhậu và sau đó là gì nữa?
 
         Đáng buồn là trong thời gian qua, các linh mục Công giáo ngày càng tham gia nhiều hơn, thể hiện vai trò nhiều hơn trong các hoạt động đấu tranh dân chủ mang màu sắc chính trị. Với vai trò của mình, những linh mục Công giáo này không giúp truyền bá giáo lý, rao giảng đạo pháp, hướng tới việc thiện như tôn chỉ của tôn giáo hướng tới, các linh mục này chỉ hướng đến mục tiêu chính trị và tiền. Chính sự tha hóa bởi những đồng tiền đã thao túng và biến chất những linh mục Công giáo để gạt sang bên những nhiệm vụ cao cả mà Thiên Chúa đã giao cho họ.
           Với những gì đang xảy ra, người ta nói rằng đúng là thời buổi của Giáo nạn./.
 
Xuân Nguyễn