PHẠM ĐOAN TRANG – HÃY ĐỢI ĐẤY!

Ngày 1/1/2019 Luật An ninh mạng của Việt Nam chính thức có hiệu lực điều này đã làm cho những nhà “đấu tranh dân chủ, nhân quyền” vô cùng thất vọng vì những cố gắng để phá hoại của họ bấy lâu nay trở thành “công cốc”. Nổi lên đó là “người đẹp mặt quỷ” Phạm Đoan Trang lên tiếng dạy khôn cho đồng đảng khi chúng đang run như cầy sấy, có đều những gì hôm nay Đoan Trang nói thật khác với những gì Đoan Trang của ngày xưa.

Chân dung Phạm Đoan Trang

Như để kiếm ăn trong mùa vụ mới, Đoan Trang rất tự tin “Với năng lực quản lý tồi tàn của mình, nhà cầm quyền độc tài chẳng hy vọng làm được cái gì triệt để. Hơn thế nữa, cõi mạng toàn cầu không phải cái ao làng để chúng thích chọc nước đá bèo lúc nào cũng được. Thực tế là Việt Nam đâu phải Trung Quốc, có muốn làm giá với nhà đầu tư trên thế giới thì cũng nên xem lại nhan sắc mình. Google, Facebook và các công ty cung cấp dịch vụ khác chẳng có lý gì phải cúi đầu thúc thủ để nhà nước Việt Nam “mang về để dưới chân mình”.

Phải chăng với đầu óc chỉ tương xứng với đống giấy vụn nên Đoan Trang chỉ có thể nói lên những thứ thiểu năng như vậy. Đúng là trên đời có những vấn đề chỉ tương đối vậy nên Nhà nước phải có luật pháp để quản lý mọi mặt của đời sống xã hội trong đó Luật An ninh mạng ra đời để Nhà nước Việt Nam quản lý quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên không gian mạng. “Nhan sắc” Việt Nam nói thật chả thua kém ai, chỉ có thua “nhan sắc” của Phạm Đoan Trang mà thôi,  các nhà cung cấp như mạng Google, Facebook,…chẳng phải thánh thần,  cao siêu, ân nhân gì của nhân loại  thật chất cũng chỉ là những doanh nghiệp như bao doanh nghiệp khác mà thôi nghĩa là anh phải tuân thủ các quy định của pháp luật của Việt Nam khi anh muốn đầu tư, làm ăn và thu lợi nhuận tại Việt Nam, không “cúi đầu thúc thủ” thì a lê hấp nhé! Trước khi Luật An ninh mạng ra đời các “ông tai to mặt lớn” như Google, Facebook ,… đã đến làm việc với Việt Nam cam kết tôn trọng pháp luật và mong muốn Việt Nam tạo điều kiện để được làm ăn, chỉ sau cuộc gặp Bộ trưởng Bộ Thông tin truyền thông Google đã phải ngăn chặn và gỡ bỏ 6423/7410 video clip khỏi YouTube, 6 trò chơi khỏi Google Play do vi phạm pháp luật Việt Nam, gỡ ứng dụng một số trò chơi có nội dung phản động, chống phá Việt Nam khỏi Google Play, đồng thời gỡ bỏ 6 video giới thiệu trò chơi này trên YouTube (tính đến ngày 31/12/2017). Còn Facebook  - mạng xã hội lớn nhất toàn cầu đã phải “thúc thủ” với Việt Nam khi hơn 670 trong tổng số gần 5000 tài khoản Facebook giả mạo, có hoạt động gây chia rẽ, xúc phạm danh dự cá nhân, tổ chức, quảng bá hình ảnh dâm ô, đồi trụy, kích động bạo lực, hơn 670 tài khoản Facebook giả mạo, những thông tin tuyên truyền xuyên tạc, phản động, chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ, bôi nhọ, nói xấu các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam … đã bị gỡ bỏ; đại diện Facebook còn hứa hẹn sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của Chính phủ Việt Nam trong các vụ việc trên.

Luật An ninh mạng bảo vệ quyền và lợi ích của cơ quan, tổ chức và cá nhân

Nói vậy để biết trong sân chơi này anh đã bước vào “nhà” của tôi để làm ăn thì phải tôn trọng các nguyên tắc của tôi, cơ quan chức năng Việt Nam đủ sức phát hiện những chiêu trò làm ăn gian lận của các nhà cung cấp internet, các tiện ích trên internet như làm rò rỉ thậm chí là mua bán, trao đổi trái phép thông tin người dùng, thu thập thông tin bí mật nhà nước, hoạt động tình báo, xâm hại an ninh, trật tự và nhất là trốn thuế. Chúng ta thường xuyên nhận được những cuộc điện thoại từ người lạ để tiếp thị, quảng cáo sản phẩm hay những vụ giả mạo người của cơ quan này, đơn vị nọ để tống tiền mà kẻ giả danh biết tất cả những thông tin cá nhân, bí mật đời tư của nạn nhân… đó là khi thông tin của người dùng đã được mua bán, trao đổi để kiếm lời.

Với một thị trường sử dụng internet hơn 80% dân số như Việt Nam, trung bình một người mất 7 giờ để lên internet, mỗi người có từ 2- 3 tài khoản facebook, zalo,… thì các doanh nghiệp trên thu lợi bao nhiêu tiền trong ngày, tuy nhiên các doanh nghiệp trên chưa đóng một đồng tiền thuế nào cho nhà nước Việt Nam! Bởi vì chúng ta chưa có Luật An ninh mạng để ràng buộc họ, việc xử lý gặp nhiều khó khăn do đây là những doanh nghiệp quốc tế. Cũng vì Việt Nam là một thị trường béo bở, ngon ăn nhất với số lượng khách hàng đông đảo và lúc nào cũng “thần tượng” internet, thiếu hiểu biết pháp luật và kiến thức về internet nên dễ gì Google, Facebook chối bỏ, đành phải chấp nhận tuân thủ pháp luật của Việt Nam.

“Không ai có thể nắm chặt tay từ tối đến sáng, không kẻ độc tài nào có thể kiểm soát 100% đời sống của nhân dân” câu nói này của Phạm Đoan Trang thật không có chỗ chê, đúng vậy một xã hội dân chủ, công bằng như ở Việt Nam người dân có quyền làm bất cứ việc gì miễn tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, không xâm hại đến quyền lợi của quốc gia, dân tộc kể cả trên đời sống thật lẫn trên không gian mạng, giờ đây internet không còn là thứ gì đó không thuộc phạm vi quản lý của pháp luật, internet là một thực thể phải chịu sự điều chỉnh của luật pháp Việt Nam – điều mà 138 quốc gia và vùng lãnh thổ đã và đang thực hiện với công cụ Luật An ninh mạng.

Phạm Đoan Trang cố tỏ vẻ “hiên ngang”, chả sợ gì với Luật An ninh mạng thế mà  cách đây không lâu những kẻ như Đoan Trang lại hô hào tẩy chay, xuyên tạc đủ điều đúng là trước sau bất nhất của những con người bất chính. Đúng là “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”! Hãy đợi đấy!

LÊ PHƯƠNG THẢO