Những tiếng kêu vô vọng trước giờ G – thi hành Luật An ninh mạng

Chỉ còn vài ngày nữa là Luật An ninh mạng sẽ chính thức có hiệu lực thi hành. Bắt đầu từ ngày 1/1/2019, những người hoạt động trên mạng, sử dụng mạng sẽ chịu sự điều chỉnh của Luật An ninh mạng. Nhiều người đang háo hức mong chờ ngày Luật An minh mạng có hiệu lực với hi vọng sẽ có một môi trường mạng trong sạch hơn, lành mạnh hơn, ít rác rưởi hơn, phát huy tốt những tích cực trên các lĩnh vực đời sống xã hội, hạn chế tác động tiêu cực như tin rác, lừa đảo, những thông tin sai lạc…

Thế nhưng, trước giờ G vẫn có khá nhiều tiếng nói xuyên tạc Luật An ninh mạng với hi vọng mong manh có thể gây sức ép buộc Việt Nam phải hoãn thi hành Luật An ninh mạng.

Điển hình như đài RFA có bài viết tựa đề “Luật An ninh mạng gặp nhiều chỉ trích ngay trước thềm năm mới 2019” hay như tổ chức Theo dõi nhân quyền quốc tế HRW tiếp tục xuyên tạc Việt Nam cần hoãn việc thi hành và sửa Luật An ninh mạng.

Phó Giám Đốc Khu vực Châu Á của HRW, ông Phil Robertson, đưa ra nhận định rằng Luật An Ninh Mạng của Việt Nam được soạn thảo nhằm cho phép Bộ Công An quyền giám sát rộng khắp nhằm phát hiện những tiếng nói chỉ trích và tăng cường sự độc tôn cai trị của đảng cộng sản. Nếu luật này được thì hành, bất cứ ai sử dụng Internet tại Việt Nam đều không còn quyền riêng tư nữa.

Rõ ràng là nhìn cách phát biểu của ông Phil Robertson rất giống với luận điểm của nhiều nhà “dân chủ” khác khi phản đối Luật AN ninh mạng đó là chỉ lo sợ luật này sẽ xóa bỏ mất điều kiện hoạt động lợi dụng mạng để tiến hành các hoạt động chống phá chính quyền như tuyên truyền chống Nhà nước hay thành lập các hội nhóm trái phép trên mạng.

Thật ra có một câu chuyện mà họ cố tình xoáy sâu nhưng cư dân mạng lại hiểu quá rõ đó là vấn đề cung cấp dữ liệu người dùng. Luật An ninh mạng đã quy định rất rõ, không có chuyện dữ liệu người dùng bị khai thác tự do vô tội vạ, không phải ai, trường hợp nào nhà cung cấp dịch vụ cũng cung cấp dữ liệu người dùng. Luật An ninh mạng quy định rất rõ những cơ quan được phép yêu cầu cung cấp dữ liệu người dùng và chỉ trong những trường hợp luật định, tất nhiên gắn liền với các hành vi vi phạm pháp luật.

Còn nếu bạn “sống” trên mạng, chơi mạng mà không vi phạm pháp luật thì vô tư, chả bao giờ thông tin riêng tư của bạn bị chia sẻ cho ai và cũng không ai có quyền truy cập dữ liệu của bạn, cũng như chẳng ai ngăn cản quyền sử dụng mạng của bạn.

Nói thế để thấy, có lẽ Luật An ninh mạng đã điểm trúng huyệt của các tổ chức, cá nhân lâu nay vẫn dùng mạng chống phá Nhà nước Việt Nam, vi phạm pháp luật nên những tổ chức này vẫn ngày ngày ngoác mồm phản đối.

Tuy nhiên những tiếng kêu của họ chỉ là trong vô vọng mà thôi.

Theo Danquyen.net